Tiểu luận Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ phần - pdf 12

Download Tiểu luận Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ phần miễn phí



MỤC LỤC
Trang
 
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị công ty cổ phần 3
I. Quan niệm về quản trị công ty cổ phần 3
II. Quản trị công ty cổ phần xét theo phương diện kết hợp hài hòa lợi ích của các bên 4
III. Các yếu tố chủ yếu của quản trị công ty cổ phần 6
1.3.1. Về quyền của các cổ đông 6
1.3.2. Về Hội đồng quản trị 6
1.3.3. Về quản trị điều hành, thù lao và hiệu quả hoạt động 7
1.3.4. Về công khai hóa thông tin và sự minh bạch 8
Chương 2: Thực trạng điều chỉnh pháp luật về quản trị công ty cổ phần 9
I. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về quyền của cổ đông 9
1. Các quyền của cổ đông nói chung theo quy định của pháp luật 9
2. Về vấn đề bảo vệ các cổ đông thiểu số 9
II. Thực trạng điều chỉnh pháp luật Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty 10
1. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Hội đồng quản trị 10
2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Ban kiểm soát 12
3. Về quản trị điều hành, thù lao và hiệu quả hoạt động 13
4. Đảm bảo minh bạch và công khai thông tin trong CTCP 15
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ phần 17
1. Những yêu cầu về tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ phần 17
2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty cổ phần 18
Phụ lục 20
Tài liệu tham khảo 24
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31724/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

gia quản lý, điều hành và chi phối công ty.
- Quy định về kiểm soát giao dịch tư lợi, như hợp đồng, giao dịch phải được ĐHĐCĐ hay HĐQT chấp thuận (Điều 120).
- Các quyền tham gia vào hoạt động quản lý của công ty
2. Về vấn đề bảo vệ các cổ đông thiểu số
Bên cạnh việc tạo cơ sở pháp lý cho các cổ đông có điều kiện và cơ hội thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, thì LDN năm 2005 cũng bảo vệ mạnh hơn quyền và lợi ích của cổ đông thiểu số như:
- Cổ đông có quyền xem xét, tra cứu, trích lục hay sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp ĐHĐCĐ và các nghị quyết của ĐHĐCĐ (điểm e khoản 1 Điều 79); nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hay một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây: Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát; yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ; yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết.
- Một số cơ chế khá hiệu quả nhằm bảo vệ quyền của cổ đông đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới được thừa nhận trong LDN năm 2005.
- Quy định cho phép cổ đông ủy quyền bằng văn bản cho bên thứ ba để chủ thể này biểu quyết thay mình tại các cuộc họp ĐHĐCĐ.
- Quy định cho phép nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hay một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp ĐHĐCĐ cho người triệu tập họp ĐHĐCĐ. Người triệu tập họp ĐHĐCĐ phải chấp nhận và đưa kiến nghị này vào dự kiến chương trình và nội dung cuộc họp (trừ trường hợp kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hay không đủ, không đúng nội dung; vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ; và các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty). Kiến nghị được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được ĐHĐCĐ chấp thuận.
Với trường hợp cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hay thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày ĐHĐCĐ thông qua quyết định. Đây là một công cụ hữu hiệu mà tất cả các cổ đông đều có quyền sử dụng để bảo vệ lợi ích của mình theo các điều kiện quy định.
II. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty
Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Hội đồng quản trị
Theo thông lệ quốc tế, HĐQT là một cơ quan có quyền lực cao nhất của doanh nghiệp - nơi vạch ra những chiến lược và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
HĐQT được xác định là "cơ quan quản lý công ty" và "có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết tất cả các vấn đề, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ", khoản 2 Điều 108 LDN năm 2005 đã quy định khá đầy đủ quyền và nhiệm vụ của HĐQT. So với quyền và nhiệm vụ được quy định trong LDN năm 1999 thì quyền và nhiệm vụ của HĐQT được quy định ở LDN năm 2005 (khoản 2 Điều 108) có quy định thêm thẩm quyền về giám sát của HĐQT, cụ thể: giám sát, chỉ đạo Giám đốc hay Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
Tuy nhiên, các quy định về quyền và nhiệm vụ của HĐQT vẫn nghiêng về khía cạnh quản lý trực tiếp và còn mờ nhạt về vấn đề giám sát. So với LDN năm 1999, thì LDN năm 2005 quy định về cách thức tổ chức và vận hành của cơ quan này đã có một số thay đổi cơ bản theo hướng cởi mở, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư trong phần vốn của mình bỏ ra để kinh doanh và tiếp cận gần hơn với các qui tắc được thừa nhận rộng rãi, cụ thể:
Về HĐQT, LDN năm 1999 không quy định tiêu chuẩn của thành viên HĐQT. Trong điều kiện và thực tế ở Việt Nam, điều này là hoàn toàn phù hợp với các công ty cổ phần khu vực tư nhân. Tuy nhiên đối với các CTCP lớn, CTCP có sự tham gia vốn của đối tác nước ngoài hay CTCP có sự tham gia vốn của Nhà nước, nhất là vốn đa số thì nảy sinh nhiều vấn đề không thể kiểm soát được. Vấn đề này, LDN năm 2005 áp dụng thống nhất cho bốn loại hình cơ bản của doanh nghiệp (đại bộ phận số doanh nghiệp hiện nay), gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, CTCP, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, không phân biệt tính chất sở hữu và thành phần kinh tế (khác với LDN năm 1999), vì thế sẽ có các CTCP có sự tham gia vốn của đối tác nước ngoài hay CTCP có sự tham gia vốn của Nhà nước, nhất là vốn đa số. Do đó, để tránh những vấn đề nảy sinh không thể kiểm soát được, LDN năm 2005 đã quy định rõ tiêu chuẩn của thành viên HĐQT.
"1. Thành viên HĐQT phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;
b) Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hay người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hay trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hay tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
2. Đối với công ty con là công ty mà Nhà nước sở hữu số cổ phần trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ" (Điều 110)
Về nhiệm kỳ và số lượng thành viên HĐQT, Luật quy định cụ thể như sau: (i) HĐQT có không ít hơn 3 thành viên, không quá 11 thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Số thành viên HĐQT phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định. Nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không quá 5 năm; thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. (ii) HĐQT của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi HĐQT mới được bầu và tiếp quản công việc. (iii) Trường hợp có thành viên được bầu bổ sung hay thay thế thành viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ của thành viên đó là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ HĐQT. (iv) Thành viên HĐQT không nhất thiết phải là cổ đông của công ty. Quy định như trên là hợp lý và phù hợp với đặc thù của mỗi doanh nghiệp, ĐHĐCĐ được tự quyền quyết định số thành viên HĐQT phải thường trú tại Việt Nam và được thể hiện cụ thể trong Điều lệ công ty.
Để tạo áp lực cho các thành viên HĐQT phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện đúng các nghĩa vụ và tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status