Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần vật liệu xây dựng Phú Khang Gia - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠCH ĐỊNH, XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 2
I. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC 2
1. Khái niệm 2
2. Vai trò của chiến lược 3
II. CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC 4
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC 7
1. Phân tích môi trường 7
2. Tiến trình xây dựng chiến lược kinh doanh 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH KINH DOANH, HOẠCH ĐỊNH, XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 18
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ KHANG GIA 18
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 18
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh 20
1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty 20
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 21
1.2.3. Các Trung Gian 22
1.2.4. Tình hình nguồn nhân sự tại Công ty Phú Khang Gia 23
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 25
1.3.1. Tình hình tiêu thụ tại các trung gian 30
1.4. Đánh giá tình hình nội tại của Công ty 31
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH, XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY 35
2.1. Nhận thức chiến lược hiện tại của Công ty 35
2.2. Cách thức hình thành chiến lược của Công ty 38
2.3. Đánh giá công tác thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty 38
2.4. Hệ thống bán hàng của công ty 41
III. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 41
3.1. Đánh giá môi trường kinh doanh 44
3.1.1. Môi trường vĩ mô 44
3.1.2. Đánh giá các yếu tố của Môi trường vi mô 50
3.1.3. Sau khi phân tích môi trường ta tiến hành đánh giá 56
3.2. Phân tích hoạt động kinh doanh 58
3.2.1 Phân tích điểm mạnh điểm yếu hoạt động Kinh Doanh 58
3.2.2. Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của đối thủ 60
3.2.3. Đánh giá đối thủ cạnh tranh của Công ty 62
3.2.4. Sau khi phân tích môi trường ta tiến hành đánh giá 63
3.3. Phân tích thị trường 65
3.3.1. Phân tích lựa chọn thị trường mục tiêu 68
3.3.2. Tình hình thực tế và dự báo nhu cầu xây dựng 65
3.3.3. Phân tích ma trận 71
3.3.4. Phân tích lựa chọn chiến lược 75
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ KHANG GIA 78
I. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 78
II. PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP 78
a) Giải pháp 1: Hỗ trợ hàng mẫu, Tăng tỷ lệ chiết khấu 78
b) Giải pháp 2: Tăng cường Quãng cáo, tổ chức even 80
c) Giải pháp 3: Mua các thông in về các dự án xây dựng, danh sách khách hàng 81
d) Giải pháp 4: Mở rộng hệ thống đại lý, Công ty tư vấn thiết kế, Công ty kinh doanh cửa gỗ, Tuyển dụng, đào tạo nhân viên sales chuyên nghiệp 82
III. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP 83
IV. LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP & ĐỀ XUẤT 87
KẾT LUẬN 90
Tài liệu tham khảo 92
Phụ lục 93
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng, có phạm vi ảnh hưởng và lan rộng đến tất cả các nước trên thế giới - nền kinh tế Việt Nam cũng không thể tránh khỏi ảnh hưởng của sự khủng hoảng đó, theo đoán của các chuyên gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế đoán sẽ một thời gian dài nữa nền kinh tế thế giới mới thoát khỏi giai đoạn suy thoái và phục hồi này.
Khủng hoảng và suy thoái ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong lĩnh vực xây dựng cũng không thể tránh khỏi và ngày càng trầm trọng hơn với hàng loạt các dự án bất động sản bị đứng, trì hoãn trong thời gian dài hay hoạt động cầm chừng vì thiếu vốn, giá đất, giá nhà chung cư bán gần như sát giá vốn cũng có ít người mua, bên cạnh đó người tiêu dùng cũng ngày càng khó tính - tính toán cân nhắc hơn trong việc mua sắm và đầu tư, xây dựng vào lĩnh vực này.
Là một Công ty chuyên cung cấp - phân phối độc quyền các sản phẩm vật liệu xây dựng được sản xuất và nhập khẩu hoàn toàn từ Hàn Quốc. Công ty Cổ Phần Phú Khang Gia cũng không tránh khỏi tình trạng này. Đặc biệt hiện nay Công ty còn có rất nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ cùng ngành. Để có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt nhất là trong thời kỳ suy thoái này, đòi hỏi Công ty cần xây dựng một chiến lược kinh doanh rõ ràng cụ thể, và chọn cho mình một hướng đi đúng đắn là một điều rất cần thiết. chính vì lý do này tui xin chọn đề tài: ”HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG PHÚ KHANG GIA” để làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Do kiến thức còn hạn chế thêm vào đó là sự thiếu kinh nghiệm trong thực tiễn nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè để em có những kiến thức vững chắc và hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

I. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC:
1. Khái niệm:
Chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp là sự lựa chọn, phối hợp các biện pháp (sức mạnh của Doanh nghiệp) với thời gian (thời cơ), không gian (lĩnh vực hoạt động) theo sự phân tích môi trường và khả năng nguồn lực của Doanh nghiệp như thế nào để đạt được mục tiêu phù hợp với khuynh hướng phát triển của Doanh nghiệp.
Qua một số khái niệm của các nhà kinh tế học vào giữa thế kỉ 20 ta nhận thấy rằng đó là những khái niệm khá trừu trượng, các quan niệm đó không hoàn toàn giống nhau, khái niệm chiến lược chỉ tồn tại trong đầu óc, trong suy nghĩ của những ai thật sự có quan tâm đến chiến lược, đó là những phát minh sáng tạo của nhà chiến lược về cách thức, biện pháp hành động trong tương lai của Doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu quan trọng nhất, cơ bản nhất một cách có hiệu quả và thiết thực nhất trong việc kinh doanh.
Tóm lại, chiến lược là một kế hoạch trong đó phải bao gồm các yếu tố sau:
- Mục tiêu cần đạt được trong tương lai dài hay tương đối dài (3 năm, 5 năm..)
- Các quyết định về biện pháp thực hiện chiến lược, đó là cách thức chủ yếu để đạt được mục tiêu.
- Những chính sách chủ yếu để thu hút các nguồn lực, phân bổ và sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có.
- Tất cả các nội dung trên phải được xây dựng trong khuôn khổ môi trường cạnh tranh sôi động và các yếu tố bên ngoài đã được dự kiến trước.
- Tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho Doanh nghiệp phát triển liên tục vững chắc trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động. Tuy nhiên viêc kết hợp mục tiêu chiến lược và mục tiêu tình thế trong quản trị chiến lược là yêu cầu thật sự cần thiết để đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh.
- Các quyết định chiến lược phải được tập trung về cấp lãnh đạo cao nhất của Doanh nghiệp, mới có thể đảm bảo tính chuẩn xác của quyết định dài hạn (về sản phẩm, thị trường, đầu tư, đào tạo,…) và sự bí mật về thông tin và cạnh tranh trên thị trường.
- Chiến lược luôn có tư tưởng tiến công để dành ưu thế trên thương trường.
- Chiến lược phải được hoạch định và thực thi trên sự phát hiện các cơ hội kinh doanh và nhận thức được lợi thế so sánh của Doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.

2.Vai trò của chiến lược
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gây gắt, một Doanh nghiệp muốn thành công phải có một chiến lược kinh doanh cụ thể, các nhà lãnh đạo Doanh nghiệp phải nắm bắt được xu thế đang thay đổi trên thị trường, tìm ra được nhân tố then chốt cho thành công, biết khai thác những ưu thế sẵn có của Doanh nghiệp, hiểu được điểm yếu còn tồn tại của Doanh nghiệp, hiểu được đối thủ cạnh tranh, biết được mong muốn của khách hàng, biết cách tiếp cận với thị trường từ đó mới đưa ra được những quyết định đầy sáng tạo nhằm triển khai các hoạt động hay cắt giảm bớt hoạt động ở những thời điểm và địa bàn nhất định. Chính những cố gắng trên để nhằm đưa ra được những chiến lược kinh doanh tối ưu, nó có tác công cụ thể đến các chức năng cơ bản của kinh doanh là :
- Cung cấp cho Doanh nghiệp một phương hướng kinh doanh cụ thể, có hiệu quả, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động chức năng của Doanh nghiệp. Giúp cho Doanh

/file/d/0B7oUCI ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status