Chính sách lương và giải pháp thu hút nguồn nhân lực tại công ty TNHH Bình Huy - pdf 12

Download Khóa luận Chính sách lương và giải pháp thu hút nguồn nhân lực tại công ty TNHH Bình Huy miễn phí



Vai trò của lợi nhuận rất quan trọng không những riêng đối với doanh nghiệp mà chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tăng lợi nhuận sẽ tạo điều kiện về vốn để phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đồng thời nâng cao thu nhập cho tập thể và cá nhân người lao động, cải thiện từng bước đời sống người lao động. Đây là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy người lao động nâng cao hiệu quả kinh doanh.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32142/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ủa người lao động, lương cơ bản, thưởng, phúc lợi, trợ cấp cần được sử dụng có hiệu quả nhằm tạo ra động lực kích thích cao nhất đối với nhân viên. Nhân viên thường mong đợi những cố gắng và kết quả thực hiện công việc của họ sẽ được đánh giá và khen thưởng xứng đáng. Những mong đợi này sẽ hình thành và xác định mục tiêu, mức độ thực hiện công việc nhân viên cần thực hiện trong tương lai. Nếu các chính sách và hoạt động quản trị trong doanh nghiệp để cho nhân viên nhận thấy rằng sự cố gắng, vất vả và mức độ thực hiện công việc tốt của họ sẽ không được đền bù tương xứng, họ sẽ không cố gắng làm việc nữa, dần dần có thể thành tính ỳ, thụ động trong tất cả nhân viên của doanh nghiệp.
1.5.4 Đáp ứng yêu cầu của pháp luật
Những vấn đề cơ bản của luật pháp liên quan tới trả công lao động trong các doanh nghiệp thường trú trọng đến các vấn đề sau đây:
1.5.4.1 Quy định về mức lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác.
Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và thay mặt của người sử dụng lao động.
Khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút, thì Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để bảo đảm tiền lương thực tế. [1, Điều 56, Chương VI]
Các mức lương tối thiểu được thay đổi ứng với từng giai đoạn kinh tế được thể hiện theo bảng 1.1:
Bảng 1.1: BẢNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU GIAI ĐOẠN
1993 – 2011
Thời điểm áp dụng
Mức lương tối thiếu (đồng/tháng)
Từ năm 1993 – 12/1996
120.000
Từ 1/1997 – 12/1999
144.000
Từ 1/2000 – 12/2000
180.000
Từ 1/2001 – 12/2002
210.000
Từ 1/2003 – 9/2005
290.000
Từ 10/2005 – 9/2006
350.000
Từ 10/2006 – 12/2007
450.000
Từ 1/2008 – 4/2009
540.000
Từ 5/2009 – 4/2010
650.000
Từ 5/2010 – 4/2011
730.000
Từ 5/2011
830.000
(Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Các doanh nghiệp dựa vào mức lương tối thiểu chung để ấn định mức lương tối thiểu cho doanh nghiệp của mình, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính công ty và là cơ sở để xây dựng và lập kế hoạch quỹ lương cho doanh nghiệp.
Khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người lao động bị giảm sút, thì Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để bảo đảm tiền lương thực tế.
Ngày 30/10/2009, Chính phủ đã ban hành nghị định số 97/2009/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp trong nước từ 730,000 đ lên 830,000 đ/tháng áp dụng từ ngày 01/01/2010.
Mức lương tối thiểu chung nêu trên được áp dụng đối với bốn loại hình cơ quan, đơn vị, tổ chức, bao gồm: Các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; các công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
1.5.4.2 Quy định về thời gian và điều kiện lao động.
Thời gian lao động quy định 8 giờ trong một ngày. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm việc thêm giờ, nhưng không quá 4 giờ một ngày, 200 giờ một năm. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong các dịp:
Ngày lễ:
Tết Dương lịch: ngày 1/1 (1 ngày);
Tết Âm lịch: một ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm (4 ngày);
Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 (âm lịch);
Ngày giải phóng miền Nam: ngày 30/4 (1 ngày);
Ngày Quốc tế lao động: 1/5 (1 ngày);
Ngày Quốc khánh: 2/9 (1 ngày).
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
Nghỉ phép (sau khi làm việc đủ 12 tháng)
12 ngày đối với người làm việc trong điều kiện bình thường.
16 ngày đối với người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại.
Nghỉ khác: thai sản, ốm đau…
1.5.4.3 Quy định về lao động trẻ em
Luật lao động của Việt Nam nghiêm cấm các doanh nghiệp nhận trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc, trừ một số ngành nghề do Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội quy định. Người lao động chỉ được quyền sử dụng lao động chưa thành niên (dưới 18 tuổi) vào những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển của thể lực và trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên trong quá trình lao động. Thời gian quy định đối với lao động chưa thành niên là 7 giờ một ngày.
Nhà nước đảm bảo quyền làm việc của phụ nữ bình đẳng về mọi mặt với nam giới. Người sử dụng lao động không được sa thải hay đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh. Khi sinh con, phụ nữ được nghỉ từ 4 đến 6 tháng và được hưởng chế độ thai sản.
1.5.4.4 Các quy định về phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…
Nhà nước quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng cho những doanh nghiệp sử dụng từ 10 người trở lên, ở những doanh nghiệp đó, người lao động được hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tiền tử tuất. Theo quy định này, người sử dụng lao động phải đóng quỹ bảo hiểm xã hội bằng 20% so với tổng quỹ lương, người lao động phải đóng 8.5% tiền lương.
1.6. Các hình thức tiền lương
Hình thức tiền lương theo thời gian
1.6.1.1 Khái niệm
Tiền lương theo thời gian là tiền lương trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương của người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, tuần, ngày hay ngày làm việc của người lao động, tùy thuộc yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp. [4, tr.416]
Đối tượng và điều kiện áp dụng
Hình thức này được áp dụng chủ yếu đối với viên chức nhà nước thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, những người hoạt động trong lĩnh vực quản lý, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh với công nhân sản xuất chỉ áp dụng đối với những người làm công việc không xác định được định mức chính xác.
Các phương pháp trả lương thời gian
ÄLương thời gian giản đơn:
Là hình thức trả lương chỉ tính đến thời gian làm việc thực tế và lương ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status