Tiểu luận Mối quan hệ giữa giá và sản phẩm bột giặt OMO - pdf 12

Download Tiểu luận Mối quan hệ giữa giá và sản phẩm bột giặt OMO miễn phí



MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 3
B. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN: 4
1.Giới thiệu về công ty Unilever Việt Nam: 4
2.Sản phẩm bột giặt OMO: 6
a. Định nghĩa: 6
b.Nhãn hiệu: 7
c.Đặc điểm nhận dạng: 7
d.Quá trình thâm nhập thị trường Việt Nam: 8
C. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀ SẢN PHẨM. 10
I.Giá và các yếu tố cấu thành sản phẩm 10
1. Nguyên vật liệu: 10
2. Bao bì. 12
3. Đa dạng về khối lượng: 12
4. Chủng loại: 13
5. Công nghệ và cơ sở sản xuất: 13
II. Quan hệ giữa Giá và tính năng của sản phẩm. 15
III. Quan hệ giữa giá và thương hiệu. 19
IV. Quan hệ giữa giá và các chiến lược kinh doanh. 19
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 28
1. Miêu tả nội dung nghiên cứu 28
2. Kết quả nghiên cứu. 29
D. KẾT LUẬN 34
E. MẪU KHẢO SÁT 36
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32048/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hát triển sản xuất và cung ứng các nguyên liệu chính ngay tại Việt Nam, qua đó giảm lệ thuộc vào nhập khẩu của Việt Nam, tăng cường xuất khẩu và đồng thời giúp cải thiện giá thành sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của các bên.
Tại Việt Nam, hiện nay Unilever đang mua một số nguyên liệu chính từ Vinachem và các công ty thành viên của Vinachem. Tuy nhiên một số nguyên liệu chính khác như LAB, Sodium Sulphate, Soda Ash Light, Sorbitol và Zeolite vẫn phải nhập khẩu, với giá trị ước tính trên 100 triệu USD/năm. Vì vậy Vinachem và các đơn vị thành viên của Vinachem sẽ hợp tác với Unilever để phát triển và sản xuất những nguyên liệu này tại Việt nam vì lợi ích của cả hai Bên. Hai bên sẽ cùng nhau phát triển kế hoạch sản xuất cung ứng trên cơ sở giá cung ứng cạnh tranh và nhu cầu sử dụng thực tế trong tương lai. Bên cạnh nhu cầu mua các nguyên liệu thay thế nhập khẩu, Unilever sẽ tìm kiếm cơ hội để Vinachem xuất khẩu các nguyên liệu chính đó cho các công ty con khác thuộc tập đoàn Unilever, ban đầu tập trung vào LAB ở các nước ASEAN, tiếp tới là Châu Á và cuối cùng là toàn cầu. Việc xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào giá cung ứng cạnh tranh, nhu cầu sử dụng thực tế và các yêu cầu về chất lượng của các công ty khác thuộc tập đoàn Unilever.
Theo dự kiến, giá trị sản luợng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của dự án hợp tác này sẽ lên tới 200-250 triệu USD/năm. Bên cạnh đó, trên cơ sở hợp tác thành công đối với những nguyên liệu ban đầu này, các bên sẽ mở rộng hợp tác đối với các nguyên liệu chính khác như Javel, Caustic Soda, Sodium Silicate và LAS khi có cơ hội.
è bằng việc Unilever Việt Nam có một hệ thống cung ứng nguyên vật liệu ổn định và chủ động. Đã giúp tiết kiệm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm, ít bị ảnh hưởng khi thị trường nguyên vật liệu biến động để tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm của công ty tại thị trường Việt Nam.
2. Bao bì.
Nếu để một sản phẩm riêng lẻ thì chúng ta ít chú ý đến bao bì. Nhưng đặt sản phẩm đó trên một quầy hàng bán lẻ với hàng chục sản phẩm cùng loại thì chẳng khác nào một cuộc thi hoa hậu...
Mỗi sản phẩm phải chứng minh "nhan sắc" của mình qua bao bì. Bao bì là phần dễ nhìn thấy nhất của sản phẩm mang khả năng kích thích người mua. Ngoài ra, Bao bì được coi là “P” thứ 5 sau Product, Price, Place và Promotion, “ Bao bì như một người bán hàng im lặng”,vì thế mà một điều phải công nhận rằng bao bì của sản phẩm Omo rất sặc sỡ, nổi bật và rất bắt mắt. Màu sắc truyền thống của OMO là đỏ, trắng, xanh dương đậm. Nhãn hàng OMO “tung” ra thị trường mẫu bao bì áp dụng cho tất cả các sản phẩm thuộc dòng “thông dụng” ở các loại trọng lượng”. Tất cả được thiết kế theo phong cách mới lạ, hài hòa, thân thiện, gần gũi và sống động hơn.
Ngoài ra, OMO còn cho ra mắt loại bao bì hộp giấy bảo vệ môi trường so với loại bao bì nilon.
Unilever đã không ngần ngại đổ chi phí đầu tư vào bao bì. Dù sau chiến dịch này, họ có thể mất lợi thế về giá bán, nhưng bù lại, doanh thu tăng mạnh hơn và người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu nhiều hơn.
3. Đa dạng về khối lượng:
Hiện nay OMO đa dạng mẫu mã, trọng lượng : 100g,400g 800g, 3kg, 4.5kg…
400g-13.500đ 4.5kg- 152.000đ 3kg- 91.000đ
100g- 3.500đ 800g- 31.500đ 1.5kg- 55.000đ
Nhãn hàng OMO đa dạng về mặt khối lượng đã tác động tích cực đến việc sử dụng và giá thành của sản phẩm đối với người tiêu dùng.
Ở mỗi mức khối lượng khác nhau thì người tiêu dùng có thể lựa chọn mức giá phù hợp với thu nhập của họ. Mặc khác, đa dạng về khối lượng cũng là một hình kích thích người tiêu dùng. Đồng thời, họ sẽ dễ dàng nhận ra rằng, khi mua với khối lượng nhiều thì trung bình giá 1kg sẽ rẻ hơn.
Ví dụ:
Omo đánh bật vết bẩn:4.5kg=152000đ=> 1kg = 33777đ 1.5kg= 55000đ => 1kg= 36666đ
Ta có: giá 1 sản phẩm OMO = chi phí nguyên vật liệu + chi phí in bao bì + chi phí bán hàng + chi phí khác
Người tiêu dùng mua với khối lượng lớn thì DN tiết kiệm chi phí in bao bì. Suy ra, người tiêu dùng có thể mua 1kg bột giặt OMO với giá rẻ hơn.
4. Chủng loại:
OMO liên tục đưa ra nhiều chủng loại sản phẩm nhằm hài lòng đại bộ phận khách hàng.
OMO tẩy tắng hướng đến những đối tượng tiếp xúc nhiều chất bẩn.
OMO hương ngàn hoa hướng đến người thích khẳng định mình và các đối tường muốn tiết kiệm phần nước xa vải.
OMO matic dùng cho các đối tượng khách hàng sử dụng máy giặt.
OMO dạng nước giặt dành cho các khách hàng có yêu cầu cao không muốn bị dính cặn bột giặt.
Với việc liên tục cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm OMO đã đáp ứng được nhu cầu phong phú của khách hàng.
5. Công nghệ và cơ sở sản xuất:
Năm 2001 Unilever đã triển khai hệ thống ERP rộng khắp các chi nhánh trên thế giới, nhưng ban quản trị vẫn không có được thông tin hợp nhất ở phạm vi toàn cầu trong thời gian ngắn. Vì Unilever là một công ty đa quốc gia, có cơ cấu tổ chức phức tạp nên việc quản lý, tổng hợp các chỉ số về bán hàng và thị trường là gánh nặng rất lớn đối với cơ sở hạ tầng CNTT của tập đoàn ở thời điểm đó. Sớm nhận ra được những khó khăn và thách thức này, Unilever đã triển khai dự án Unilever Information Project (UIP). Với sự hỗ trợ thông tin về giá nguyên vật liệu và về những nhà cung cấp tốt nhất, Unilever có được sự lựa chọn tốt hơn trong việc mua nguyên vật liệu với giá thấp nhất, thời gian giao hàng ngắn nhất, chất lượng tốt nhất, từ đó tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí mua nguyên vật liệu và có khả năng cung cấp nguyên vật liệu tốt nhất cho bộ phận sản xuất.
Nhà máy Unilever Việt Nam tại Củ Chi được xây dựng trên diện tích 12, 5ha trong Khu Công nghiệp Tây Bắc - Củ Chi và giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động của Unilever Việt Nam từ khi công ty có mặt tại Việt Nam vào năm 1995.
Đây là một trong những nhà máy sản xuất sản phẩm tẩy rửa gia dụng dạng lỏng lớn nhất của Unilever trong khu vực châu Á, với hệ thống bồn khuấy trộn theo tiêu chuẩn của Unilever và thiết kế tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng sản xuất trên 5 triệu sản phẩm/ngày. Nhà máy được trang bị các thiết bị sản xuất tiên tiến, đáp ứng những yêu cầu và tiêu chuẩn cao nhất của Unilever về mặt chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn và thân thiện với môi trường.
Đến nay, Unilever đã đầu tư hơn 60 triệu USD cho nhà máy Unilever VN tại huyện Củ Chi, tạo công ăn việc làm cho hơn 1.300 công nhân và nhân viên văn phòng; hợp tác với 85 nhà cung cấp nguyên vật liệu và dịch vụ trong nước, qua đó tạo công ăn việc làm cho hơn 10.000 công nhân của các đối tác đang làm việc với Unilever Việt Nam.
Danh sách một số nhãn hiệu bột giặt của các doanh nghiệp Việt Nam
- Công ty Cổ phần Bột giặt Net: Bột giặt NET, Bột giặt tổng hợp ROSE, Bột giặt Blustar. - Công ty TNHH Vico: Vì Dân, Waha, Fami, Star, Vì Dân Cô Gái, Bột giặt Mio.
- Công ty Cổ phần bột giặt Lix: Lix
- Công ty Cổ phần bột giặt hóa chất Đức Giang: Bột giặt Đức Giang.
- Công ty Hoá Mỹ Phẩm Daso-Dacco: bột giặt Daso, Pro 3x, Pro Siêu sạch…
- Công ty hoá mỹ phẩm Quốc tế ICC: bột gi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status