Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công ty than Hà Tu - pdf 12

Download Đề tài Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công ty than Hà Tu miễn phí



Công ty than Hà Tu tiền thân là mỏ than Hà Tu được thành lập ngày 1/8/1960. Được sự đầu tư vốn của nhà nước và sự trợ giúp của Liên Xô cũ. Ngay từ ngày thành lập với công nghệ khai thác cả lộ thiên và hầm lò mỏ đã được trang bị đồng bộ máy móc và thiết bị hiện đại của Liên Xô. Cơ giới hoá trong quá trình sản xuất do đó sản lượng khai thác than và tiêu thụ mỗi năm một nâng cao năm sau cao hơn năm trước. Mỏ luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
Năm 1989, do có sự biến động của nền kinh tế thị trường mức tiêu thụ than giảm xuống của ngành than nói chung và mỏ than Hà tu nói riêng. Quy mô sản xuất phải hạn hẹp. Lượng than khai thác ra tồn đọng quá lớn đời sống người thợ mỏ gặp nhiều khó khăn.
Tháng 5/1996, mỏ than Hà Tu chính thức trở thành một doanh nghiệp hoạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty than Việt Nam.
Ngày 1/10/2001, mỏ than Hà Tu chính thức đổi tên thành Công ty than Hà Tu theo quyết định của Bộ công nghiệp.
Công ty than Hà Tu nằm trên địa bàn phường Hà Tu nằm cách trung tâm thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh 15 Km về phía Đông bắc. Công ty than Hà Tu có địa hình khá phức tạp, nằm trải rộng trên diện tích khoảng 17 Km2. Phần lớn là đồi núi nên công tác khai thác than phải xuống màng sâu, khai trường chật hẹp. Phía Đông giáp quốc lộ 18A, phía Tây giáp công ty than Hà Lầm và công ty than Núi Béo, phía Đông giáp mỏ than Tân Lập, phía Nam giáp phường Hà Phong. 40 năm hình thành và phát triển của công ty than Hà Tu là 40 không ngừng phát triển ngày càng lớn mạnh.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33095/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

yếu tố định phí (Định phí hoạt động)
a1 Tỷ lệ biến phí (biến phí đơn vị)
III.1.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản phẩm
- Chi phí thời kỳ: Là nhứng khoản chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán không phải là những chi phí tạo thành thực thể sản phẩm mà hoàn thành tách biệt với quá trình sản xuất: CPBH, CPQL.
- Chi phí sản phẩm: Là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất. Chỉ được thu hồi khi sản phẩm được tiêu thụ và khi sản phẩm chưa được tiêu thụ thì chúng nằm trong sản phẩm tồn kho.
Khi nào tiêu thụ mới được phản ánh chi phí đó (giá vốn hàng bán là chi phí sản phẩm khi sản phẩm đã đi tiêu thụ) còn khi chưa tiêu thụ thì nó là hàng tồn kho.
III.1.4 Phân loại chi phí nhằm mục đích ra quyết định.
a. Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
- Chi phí trực tiếp: Là chi phí có thể tách biệt hay phát sinh một cách riêng biệt cho từng hoạt động cụ thể của DN hay từng đơn vị sản phẩm và tự thân nó hiển nhiên được chuyển vào một hoạt động cụ thể hay một đơn vị.
- Chi phí gián tiếp: Là chi phí chung hay kết hợp không có liên quan đến một hoạt động cụ thể mà liên quan đến cùng một lúc nhiều hoạt động. Để xác định được chi phí gián tiếp cho từng hoạt động cụ thể, từng đơn vị cụ thể thì ta phải dùng phương pháp phân bổ chi phí gián tiếp theo tiêu thức nhất định.
b. Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được.
Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được là những khoản mục chi phí phản ánh phạm vi quyền hạn của các nhà quản trị các cấp đối với các laọi chi phí đó.
Như vậy: Các nhà quản trị cấp cao có phạm vi quyền hạn rộng đối với chi phí hơn.
- Chi phí được xem là kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó nếu cấp này có thẩm quyền quyết định chi phí đó.
Ngược lại chi phí không kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó nếu cấp này không có thẩm quyền quyết định chi phí đó.
c. Chi phí chênh lệch
Để thực hiện chức năng ra quyết định, nhà quản trị thường phải so sánh nhiều phương án khác nhau và mỗi phương án lại có các laọi chi phí riêng, khác nhau cả về lượng và loại chi phí.
KN: Chi phí chênh lệch là chi phí tăng thêm hay giảm đi do chi phí của phương án này lớn hơn hay nhỏ hơn chi phí cùng loại của phương án kia.
d. Chi phí cơ hội.
Trong kinh doanh, một khảon mục chi phí phát sinh đều được phản ánh và theo dõi trên sổ sách kế toán tuy nhiên có một loại chi phí hoàn toàn không được phản ánh trên sổ sách kế toán nhưng rất quan trọng, phải được cân nhắc xem xét mỗi khi DN cần lựa chọn phương án kinh doanh. Đó là chi phí cơ hội.
KN: Chi phí cơ hội được hiểu như là một khoản lợ nhuận tiềm năng bị mất đi do việc lựa chọn phương án này thay cho phương án khác (phương án khác là phương án tối ưu nhất đãlựa chọn )
Chi phí cơ hội là khoản lợ nhuận cao nhất của phương án trong các phương án đã bỏ qua.
Tuy nhiên: Mỗi phương án đều có những điểm xấu, những điểm tốt của phương án bị bỏ qua mới là chi phí cơ hội của phương án được lựa chọn.
e. Chi phí chìm
- Chi phí chìm là loại chi phí mà DN phải chịu và vẫn sẽ phải chịu dù DN lựa chọn phương án nào. Chi phí chìm không bao giừo thích hợp cho việc ra quyết định và chúng không có tính chênh lệch.
III.1.5 Phân loại chi phí trên các báo cáo kế toán.
Mọi DN đều phải lập các báo cáo kế toán định kỳ để phản ánh tình hình tài chính và thu nhập của DN ở những thời điểm nhất định. ở đây ta xem xét cách phân loại chi phí trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
III.2. Giá thành trong KTQT và ý nghĩa.
a. Giá thành sản xuất toàn bộ
Là giá thành bao gồm toàn bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi của CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp, CPSXC.
Chỉ tiêu giá thành sản xuất toàn bộ có ý nghĩa quan trọng trong quản trị DN. Dựa vào giá thành sản xuất toàn bộ, DN có thể xác định được kết quả sản xuất sản phẩm là lãi hay lỗ. Nó đóng vau trò chủ yếu trong các quyết định mang tính chiến lược dài hạn. Quyết định ngừng sản xuất hay tiếp tục sản xuất một loại sản phẩm nào đó.
b. Giá thành sản xuất theo biến phí.
- Là giá thành được xác định gồm các khảon mục biến phí trực tiếp và biến phí gián tiếp thuộc CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp, CPSXC.
- Giá thành sản xuất theo biến phí là giá thành sản xuất bộ phận để xác định lãi gộp.
Zbp = V * Q
Ztb = V * Q + F
DT= P * Q
Trong đó:
V-Biến phí đơn vị
Q-Sản lượng
F- Chi phí cố định
P- Giá bán một đơn vị sản phẩm
Điểm hoà vốn: Ztb = DT
V * Q + F = P * Q
Qhv = F/(P - V)
Xác định giá thành sản xuất theo biến phí sẽ giúp việc tính toán đơn giản và nhanh chóng hơn do đó có thể cung cấp kịp thời cho nhà quản lý khi cần đưa ra quyết định ngắn hạn. Tuy nhiên vì biện pháp này đơn giản do vậy nó còn có một số hạn chế.
* Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý CPCĐ.
Z = V * Q + F*(n/N)
n: Mức độ hoạt động thực tế.
N: Mức độ hoạt động chuẩn
Chi phí cố định không được phân bổ
=
F( N – n )
=
F
-
F
*
n
N
N
(Chi phí cho việc ngừng hoạt động)
Xác định giá thành theo cách này sẽ phân bổ được hợp lý chi phí cố định khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu giá thành sản xuất theo biến phí và được sử dụng trong kiểm soát quản lý ở DN.
* Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ
Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là giá thành sản xuất toàn bộ cộng các chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN hay giá thành sản xuất theo biến phí cộng định phí sản xuất và các chi phí quản lý cùng với chi phí bán hàng. hay cũng có thể được xác định là giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định công với chi phí hoạt động dưới công suất và các chi phí bán hàng cà chi phí quản lý DN.
Ztb = Zsxtb + CPBH + CPQL = Ztb + F + CP =
= Zpbcpxdd
+
F(N - n)
+ CPBH + CPQL
N
III.2.2 Phân loại giá thành theo thời điểm và số liệu tính giá thành.
Bao gồm: + Giá thành kế hoạch
+ Giá thành định mức
+ Giá thành thực tế
Nhà quản trị so sánh Zn với Zkh hay Zđm để tìm chênh lệch các giá thành này, từ đó tìm ra nguyên nhân để đưa ra các quyết định phù hợp với DN.
Trong đó Zđm được sử dụng rộng rãi trong KTQT để tìm ra chênh lệch (về giá cả, năng suất...) giá thành định mức được sử dụng cho mục đích kiểm soát quản lý.
IV. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
Nghiên cứu mối quan hệ CVP là một việc làm rất cần thiết và hữu ích, nó hướng cho các nhà DN trong việc lựa chọn để ra quyết định quản trị kinh doanh, như chọn dây truyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược khuyến mại, sử dụng tốt nhất các điều kiện kinh doanh hiện có nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Việc nghiên cứu quan hệ CVP được thực hiện dựa trên cách phân loại chi phí thành biến phí, định phí và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
IV.1. Các khái niệm cơ bản
a. Số dư đảm phí
- Số dư đảm phí: Là hiệu số của DT – CP biến đổi, hay là số tiền còn lại của doanh số bán hàng sau khi đã trừ đi các chi phí biến đổi và được dùng để trang trải CP cố định, phần còn lại là lợi nhuận.
- Số dư đảm phí đơn vị: Là số tiền còn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status