Đề án Xây dựng chiến lược xuất khẩu tôm cho công ty Cadovimex sang EU giai đoạn 2010-2020 - pdf 12

Download Đề án Xây dựng chiến lược xuất khẩu tôm cho công ty Cadovimex sang EU giai đoạn 2010-2020 miễn phí



MỤC LỤC
 
 
PHẦN 1 :SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CADOVIMEX
A Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 4
B Mục tiêu,phạm vi hoạt động kinh doanh 7
C Cơ cấu tổ chức của Công ty 7
D Cơ sở vật chất và kỹ thuật 10
E Hoạt động kinh doanh 11
F Phân tích hoạt động kinh doanh 13
G Phương hướng nhiệm vụ 18
 
PHẦN 2 :PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1.Môi trường vĩ mô 23
1.1 Môi trường kinh tế 23
1.2 Chính trị-luật pháp 26
1.3 Văn hóa xã hội 33
1.4 Dân Số 34
1.5 Tự nhiên 34
1.6 Công nghệ 35
-MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI 38
 
2.Môi trường vi mô 40
2.1 Đối thủ cạnh tranh 40
MA TRẬN HÌNH ẢNH CẢNH TRANH 42
2.2 Khách hàng mục tiêu 43
2.3 Các nhà cung ứng 44
2.4 Các đối thủ tiềm ẩn 47
2.5 Sản phẩm thay thế 48
 
PHẦN 3 :PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
1.Các hoạt động chủ yếu 50
1.1 Hoạt động đầu vào và vận hành 50
1.2 Hoạt động đầu ra 61
1.3 Marketing và bán hàng 62
2.Các hoạt động hỗ trợ 63
2.1 Quản trị tổng quát 63
2.2 Quản trị nhân sự 68
2.3 Phát triển công nghệ 69
-MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG 71
 
PHẦN 4: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY CADOVIMEX 72
Tài liệu tham khảo 79
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32930/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

i với nhiều thiên tai bất thường như bão, lũ.
Các loại tài nguyên, khoáng sản và trữ lượng
Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn là nguồn tài nguyên phong phú về tôm, cá... trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Chỉ tính riêng ở biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có 2.038 loài cá, 300 loài cua, 300 loài trai ốc, 75 loài tôm, 7 loài mực, 653 loài rong biển... Nhiều loài cá thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao như cá chim, cá thu, mực... Có những loài thân mềm ngon và quý như hải sâm, sò, sò huyết, trai ngọc...
Với đặc thù nước mặn, lợ, ngọt đan xen quanh năm, các tỉnh ven biển Nam Bộ nên phát triển nuôi tôm theo hình thức quảng canh. Lợi thế của nuôi quảng canh là tốn ít con giống (mật độ thả nuôi 5-7 con/m2 mặt nước), chi phí đầu vào thấp, trong khi lợi nhuận đạt 20-30% so với nuôi công nghiệp, bán công nghiệp. Ngoài ra, để tránh thất bát khi làm lúa - tôm trong điều kiện chưa chủ động được về thủy lợi, thời tiết, nông dân đã chuyển sang mô hình nuôi tôm quảng canh kết hợp nuôi các loài thủy sản khác như cua, cá, sò huyết...
Tình hình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng với trình độ của một nước kém phát triển, chúng ta vẫn chưa tìm được biện pháp hữu hiệu để bảo vệ chúng. Các nhà khoa học đã thông báo từ nhiều năm nay rằng nguồn tài nguyên thủy hải sản của chúng ta đang dần cạn kiệt do tình trạng đánh bắt tận diệt. Điều này đang khiến cho một số loài thủy hải sản đã biến mất, một số khác thì đang đi đến nguy cơ tiệt chủng. Chỉ khoảng hơn 30 trước đây, tôm là một trong những thức ăn giá rẻ vì có rất nhiều ở các con sông, con rạch. Nhưng hiện nay, tôm đánh bắt tự nhiên đã trở thành một món ăn xa xỉ cho người giàu. Những người bình dân thi chỉ có thể ăn được những con tôm nuôi. Và khi một loài nào đó nằm trong danh sách quý hiếm thì ngay lập tức giá trị của nó trên thị trường cao ngất ngưỡng, càng tạo động lực cho người dân săn tìm ráo riết hơn. Dân nghèo, ý thức kém cộng với quản lí kém đang là những mối đe dọa cho hệ sinh thái.
Vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường
Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cung cấp 65% sản lượng thủy sản cho cả nước. Trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở khu vực này khiến cho các nhà kinh tế lo ngại sẽ làm sản lượng thủy sản cũng như lương thực giảm sút. Môi trường nước chia làm 3 vùng: nước ngọt, nước lợ và nước mặn với các hệ sinh thái khác nhau, nhìn chung đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, do đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội, tập quán sinh hoạt…nên chất lượng nước ở ĐBSCL thay đổi khá mạnh theo cả không gian và thời gian.
Xét về nguồn gây ô nhiễm cho nước trong vùng có thể chia thành: - Nguồn ô nhiễm tự nhiên:
+ Do nước chua có nguồn gốc từ đất phèn trong vùng, hay do nước chua đầu mùa lũ tràn sang từ đồng bằng Campuchia. Thời gian bị chua 3-6 tháng: đầu mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 7) và giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 1. + Do đất nhiễm mặn, hay do nguồn nước mặn theo triều truyền sâu vào các nhánh sông, rạch của hệ thống sông Cửu long. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ăn thông ra biển mặn dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa. Trong mùa mưa nhờ có lượng nước ngọt phong phú (do mưa và dòng Mê kông mang đến) nên mặn bị đẩy lùi ra gần biển, nhưng vào mùa khô khi lưu lượng nước ngọt trên sông giảm, mặn lấn sâu vào nội đồng, gây ra những ảnh hưởng đáng kể. Đến nay do công trình thuỷ lợi phát triển, nhiều vùng ven biển được ngọt hoá nên diện tích bị ảnh hưởng mặn giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 1,3-1,5 triệu ha. Tuy vậy, trong thực tế sự xâm nhập mặn vẫn diễn ra phức tạp và là một trong những nguồn ô nhiễm khó khống chế, mà hậu quả gây ra về kinh tế xã hội khó đánh giá hết, nhất là ảnh hưởng tới chất lượng đất và qua đó tới chất lượng nước.
- Nguồn ô nhiễm do hoạt động kinh tế, xã hội
+ Chất thải từ sản xuất công nghiệp, dịch vụ: Làn sóng công nghiệp hóa đang ập đến ồ ạt, kéo theo nó là những hệ lụy về môi trường. Chất lượng nước của nhiều con sông lớn ngày càng xuống thấp vì chứa nhiều chất độc hại như phốt pho, amoniac, ni trát, chì, dầu mỡ khóang, coliform… có tỉ lệ cao, họăc vượt tiêu chuẩn cho phép. 
+ Chất thải sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp: do tập quán canh tác lạc hậu, ngườii dân sau có thói quen xả trực tiếp chất thải từ quá trình sản xuất ra sông làm cho các con sông có nồng độ vi sinh cao. Nguồn nước từ các sông này chảy vào ao hồ nuôi trồng thủy sản gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng.
MA TRẬN CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Yếu tố bên ngoài
Tầm quan trọng
Mức độ phản ứng
Điểm
Tỉ giá tăng
0.05
3
0.15
Nền kinh tế đang phục hồi
0.1
3
0.3
Được hưởng chế độ GSP của EU
0.1
2
0.2
Ảnh hưởng bởi bộ luật IUU
0.15
4
0.6
Nguồn nguyền liệu không ổn định, chất lượng nguyên liệu đầu vào thấp,giá tăng
0.15
3
0.45
Lãi suất NH tăng và diễn biến bất thường
0.15
2
0.3
Sự gia tăng các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và rào cản thương mại khác
0.05
4
0.2
Thị trường chứng khoán sụt giảm
0.05
2
0.1
Thiếu hụt nguồn nhân lực
0.05
2
0.1
Cạnh tranh gay gắt về nguồn nguyên liệu,nhân lực và đầu ra giữa các công ty trong ngành
0.15
3
0.45
Tổng
1
2.85
1.Nến kinh tế đang phục hồi : công ty tận dụng yếu tố này cùng các mối quan hệ làm ăn để thâu tóm các đối thủ nhỏ, điều chỉnh sản xuất phù hợp với nhu cầu, mở rộng hệ thống nhà máy để chuẩn bị một cơ sở vững chắc cho thời kì tăng trưởng sau khủng hoảng,nâng cao sản lượng xuất khẩu.
2.Tỉ giá tăng: Công ty chịu ảnh hưởng rất nhiều từ xu hướng biến động bất thường của tỉ giá hối đoái,hiện nay tỷ giá hối đoái đang tăng tạo điều kiện cho xuất khẩu làm tăng nguồn thu nhập cho công ty.
3.Lãi xuất ngân hàng tăng diễn biến bất thường: vì công ty phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay , nên khi lãi suất tăng thì nguồn vốn vay của công ty sẽ hạn chế ----> khó khăn trong việc trả lãi, mở rộng quy mô sản xuất
4.Ảnh hưởng bộ luật IUU: đối với bộ luật IUU, công ty Cadovimex không bị ảnh hưởng nhiều,bởi công ty có thể chủ động nguồn nguyên liệu được nuôi trồng tự nhiên, từ đó công ty đã tận dụng để xây dựng và phát triển công ty một cách bền vững.
5.Được hưởng chế độ GSP cuả EU: tận dụng những ưu đãi về thuế (miễn, giảm) để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các nước khác và các doanh nghiệp tại nước nhập khẩu.
6. Sự gia tăng các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và rào cản thương mại khác: công ty nhận thấy được tầm quan trọng của các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm,và các rào cản khác, từ đó hoàn thiện chất lượng sản phẩm.vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh nuôi trồng tôm tự nhiên của mình nhằm đáp ứng với yêu cầu của khách hàng tại EU đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải ngày càng cao.
7.Thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề:
Công ty vẫn chưa tận dụng được tối ưu nguồn lao động dồi dào tại Việt Nam để có thể tìm ra ngay lực ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status