Pháp luật về chống bán phá giá trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam - pdf 12

Download Đề tài Pháp luật về chống bán phá giá trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam miễn phí



Bán phá giá hàng hóa cũng gây ra không ít những khó khăn cho nước nhập khẩu, nhất là đối với các nước đang phát triển có thị trường hẹp.
Trước hết với người tiêu dùng của nước nhập khẩu họ phải sử dụng những mặt hàng kém chất lượng, hàng giả, đôi khi cả hàng quá thời hán sử dụng, không đảm bảo về an toàn thực phẩm, vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.
Các chủ doanh nghiệp, những người kinh doanh do hám lợi thu được lợi nhuận cao, do đó tìm mọi cách nhập lậu hàng hóa, trốn thuế gây thất thu cho Ngân sách Nhà Nước. Hơn nữa do không thể cạnh tranh được với hàng nước ngoài nên nhiều xí nghiệp trong nước bị đình trệ sản xuất, bị phá sản hoàn toàn. Khi đó nó là nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng trì trệ, hạn chế tốc độ phát triên nền kinh tế của nước nhập khẩu.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32944/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ATT). Trải qua gần một nửa thế kỷ, những quy định cua GATT về thương mại đa biên, trong đó có quy định về chống bán phá giá (Điêu VI) tỏ ra chưa chặt chẽ. Cùng với sư ra đời của WTO, hiệp định Chống bán phá giá đã có những quy định chặt chẽ và chi tiết hơn nhiều so với điều VI của GATT. Theo hiệp định này, nước nhập khẩu chỉ được áp dụng các biện pháp bán phá giá khi:
Hàng nhập khẩu bị bán phá giá;
Gây thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất trong nước
Cuộc điều tra về bán phá giá theo đúng thủ tục.
Hiệp định bán phá giá của WTO quy định rất chi tiết nguyên tắc xác định phá giá, cách tính biên độ bán phá giá và thủ tục điều tra phá giá
1.2.1.1 Định nghĩa chống bán phá giá của WTO
Theo Hiệp định về chống bán phá giá của WTO (ADP) bán phá giá là việc bán một hàng hoá nào đó với giá thấp hơn giá của nó trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Nói một cách đơn giản, để xác định hành động bán phá giá ta phải so sánh giá cả ở hai thị trường. Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định giá hàng hoá ở thị trường nước xuất khẩu (giá trị bình thường) và giá ở thị trường nước nhập khẩu (giá xuất khẩu) để tạo ra cơ sở chính xác cho sự so sánh giá trên hai thị trường là khá phức tạp
1.2.1.2Nguyên tắc xác định
Bán phá giá được xác định dựa vào 2 yếu tố cơ bản là: 1- biên độ phá giá từ 2% trở lên; 2- số lượng, trị giá hàng hóa bán phá giá từ một nước vượt quá 3% tổng khối lượng hàng nhập khẩu (ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các hàng hóa tương tự từ mỗi nước có khối lượng dưới 3%, nhưng tổng số các hàng hóa tương tự của các nước khác nhau được xuất khẩu vào nước bị bán phá giá chiếm trên 7%).
Theo quy định của WTO, biên độ phá giá được xác định thông qua việc so sánh với mức giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ ba thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện, hay được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản chi phí hợp lý cho quản trị, bán hàng, các chi phí chung khác và một khoản lợi nhuận. Như vậy, có thể hiểu rằng biên độ phá giá là mức chênh lệch giá thông thường của hàng hóa tương tự với mức giá xuất khẩu hiện tại. Việc xác định giá thông thường được tính toán rất phức tạp dựa trên cơ sở sổ sách và ghi chép của nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất là đối tượng đang được điều tra với điều kiện là sổ sách này phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi và phản ánh được một cách hợp lý các chi phí.
1.2.1.3 Điều tra về bán phá giá
Để xác định hàng hóa có bị bán phá giá hay không, việc bán phá giá có gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hay không để áp đặt các biện pháp chống phá giá thì điều quan trọng nhất và phức tạp nhất này ở quá trình điều tra về bán phá giá. Ở những quốc gia khác nhau, việc điều tra sẽ được thực hiện bởi các cơ quan chức năng khác nhau. Theo quy định trong Hiệp định về chống bán phá giá của WTO thì việc điều tra chỉ được tiến hành khi có đơn yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hay của người nhân danh cho ngành sản xuất trong nước. Đơn yêu cầu sẽ được coi là đủ tư cách thay mặt cho ngành sản xuất trong nước nếu như đơn này nhận được sự ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm ra. Tuy nhiên, việc điều tra sẽ không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bày tỏ ý kiến tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.
1.1.2.4 Biện pháp áp dụng
Khi thỏa mãn được ba điều kiện trên, Hiệp định cho phép thành viên WTO được phép áp dụng biện pháp chống bán phá giá với mặt hàng nhập khẩu bị điều tra. Các biện pháp này thường là áp thêm một khoản thuế nhập khẩu đối với sản phẩm bị coi là bán phá giá nhằm đưa mức giá của sản phẩm đó xấp xỉ với "giá trị thông thường" của nó hay để khắc phục thiệt hại đối với ngành sản xuất của nước nhập khẩu. Các biện pháp này nếu trong điều kiện bình thường là những hành vi vi phạm các nguyên tắc của WTO về ràng buộc thuế suất nhập khẩu và không phân biệt đối xử hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, biện pháp chống bán phá giá chỉ mang tính tạm thời nhằm loại trừ ảnh hưởng tiêu cực của hàng hoá nhập khẩu phá giá trên thị trường quốc gia nhập khẩu vì vậy các quốc gia chỉ được phép áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu thời hạn nhất định - tối đa là 5 năm
1.2.2 Các quy định về chống bán phá giá của liên minh Châu Âu EU
Luật chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu ra đời năm 1968 và đã được sửa đổi và bổ sung nhiều lần chủ yếu nhằm đưa những nội dung mới của việc thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch 1994 (Hiệp định Chống bán phá giá 1994) vào luật của EU hiện nay.
Luật chống bán phá giá áp dụng đối với tất cả các nước không phải là thành viên EU. Đối với các nước bị coi là chưa có nền kinh tế thị trường hay đang trong quá trình chuyển đổi, EU có thể áp dụng những điều khoản đặc biệt được quy định trong các hiệp định ký giữa EU với các nước thứ 3.
Các quy định hiện có của EC được thay thế bởi Quy chế Chống bán phá giá mới có hiệu lực từ ngày 1/1/1995. Quy định này sau đó được cập nhật bởi Quy chế 384/96 có hiệu lực từ ngày 6/3/1996. Quy chế này tập hợp các biện pháp đã được thoả thuận tại Vòng Uruguay của GATT. Quy chế đồng thời cũng đưa ra giới hạn thời gian chặt chẽ cho việc hoàn thành điều tra và ra quyết định nhằm đảm bảo rằng các đơn khiếu kiện được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.
1.2.2.1 Định nghĩa chống bán phá giá của EU
Định nghĩa bán phá giá (dumping) được trình bày trong các văn kiện GATT như sau: bán phá giá và việc bán những hàng hóa xuất khẩu ở một giá thấp hơn “giá trị bình thường” (giá trị bình thường nghĩa là giá bán sản phẩm ở nước xuất khẩu).
GATT cũng xác định:
Mức phá giá = Giá bán hàng tại thị trường trong nước – Giá xuất khẩu.
EU áp dụng luật chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ nước thứ ba, kể cả các đối tác thương mại được hưởng ưu đãi, trừ các thành viên của khu vực kinh tế châu Âu (EEA) trong một số lĩnh vực chịu sự chi phối trong khuôn khổ chính sách cạnh tranh của EU.
1.2.2.2 Cơ sở pháp lý
Luật sửa đổi năm 1996 đã đưa ra cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá theo 4 điều kiện: (i) mặt hàng đó đang bị bán phá giá (giá bán thấp hơn giá thương mại thông thường); (ii) ngành công nghiệp sản xuất mặt hàng đó đang bị đe dọa hay đang bị tổn thương vật chất; (iii) có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu đó và tổn thương vật chất của ngành công nghiệp của EU; và (iv) việc áp đặt các biện pháp chống bán phá giá là vì lợi ích của Cộng đồng.
1.2.2.3 nguyên tắc xác định
Phát hiện có sự...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status