Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Doanh nghiệp Tư nhân Phượng Hoàng giai đoạn 2010 - 2015 - pdf 12

Download Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Doanh nghiệp Tư nhân Phượng Hoàng giai đoạn 2010 - 2015 miễn phí



MỤC LỤC
 
MỤC LỤC 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Cơ sở hình thành đề tài. 4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 5
1.2.1. Mục tiêu chung. 5
1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 5
1.3. Phạm vi nghiên cứu. 5
1.3.1. Phạm vi thời gian. 5
1.3.2. Phạm vi về không gian. 5
1.4. Cấu trúc của bài nghiên cứu. 5
Chương 2: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP PHƯỢNG HOÀNG 6
2.1. Giới thiệu doanh nghiệp Phượng Hoàng. 6
2.2. Quá trình hình thành và phát triển. 6
2.3. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong 3 năm qua. 6
2.4. Tầm nhìn và sứ mệnh. 7
2.4.1. Tầm nhìn. 7
2.4.2. Sứ mệnh. 7
Chương 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ 8
3.1. Các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành. 8
3.2. Chuỗi giá trị doanh nghiệp. 9
3.2.1. Các hoạt động chủ yếu. 10
3.2.2. Các hoạt động hỗ trợ. 12
3.2.3. Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. 12
3.3. Ma trận đánh giá nội bộ. 13
Chương 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP 15
4.1. Khách hàng. 16
4.2. Đối thủ cạnh tranh. 17
4.3. Đối thủ tiềm ẩn. 18
4.4. Nhà cung cấp. 19
4.5. Sản phẩm thay thế. 20
4.6. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của doanh nghiệp Phượng Hoàng: 20
Chương 5: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 21
5.1. Yếu tố kinh tế. 21
5.2. Yếu tố văn hóa – xã hội. 22
5.3. Yếu tố chính trị - pháp luật. 23
5.4. Yếu tố nhân khẩu học. 23
5.5. Yếu tố tự nhiên. 24
Chương 6: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DN PHƯỢNG HOÀNG GIAI ĐOẠN 2010-2015 25
6.1. Mục tiêu của Phượng Hoàng từ năm 2010 đến 2015. 25
6.2. Chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp Phượng Hoàng. 25
6.2.1. Ma trận SPACE. 25
6.2.2. Ma trận SWOT. 27
6.2.3. Ma trận QSPhần mềm cho nhóm chiến lược tăng trưởng tập trung 29
Chương 7: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 30
7.1. Cách thực hiện chiến lược 30
7.2. Các biện pháp triển khai 30
7.2.1. Giải pháp về Marketing 30
7.2.2. Giải pháp về tài chính 30
Chương 8: KẾT LUẬN 31
Tài liệu tham khảo 32
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32902/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

karaoke…thì có thêm hệ thống quản lý riêng cho các dịch vụ này. Phượng Hoàng chưa có các dịch vụ đi kèm nên hệ thống quản lý và việc thu mua các phần mềm đơn giản. Đối với Thanh Toàn và Hải Trà, do có nhiều dịch vụ đi kèm nên vấn đề thu mua các phần mềm hỗ trợ phức tạp hơn và thường được chia thành hai nhóm quản lý khác nhau.
3.2.2.2. Phát triển công nghệ
Công nghệ quản lý chủ yếu là các phần mềm quản lý theo quy định của cơ quan nhà nước. Phần mềm này được quy định sử dụng chung cho toàn ngành nên doanh nghiệp không thể thực hiện những chính sách phát triển hay thay đổi công nghệ quản lý (theo thông báo số 160/TB-PC13(ĐD) của Công an tỉnh An Giang ngày 16/01/2009).
3.2.2.3. Quản trị nguồn nhân lực.
Tổng cộng nhân sự trong doanh nghiệp có 10 người (chủ doanh nghiệp, 1 kế toán trưởng, 2 nhân viên tiếp tân, 2 nhân viên bảo vệ và 4 nhân viên lao công) và một số thành viên trong gia đình tham gia hỗ trợ những khi cần thiết. Hầu hết các nhân viên đều được đào tạo ngắn hạn đề dễ dàng thích nghi với công việc. Ngoài mức lương theo quy định của Nhà nước, doanh nghiệp còn thực hiện chế độ khen thưởng cho nhân viên vào các dịp lễ, tết…
Với hình thức khách sạn gia đình, nguồn nhân lực chủ yếu là các thành viên trong gia đình nên công tác quản lý có nhiều thuận lợi, các thành viên nhiệt tình trong công việc và thân thiện với khách hàng. Vì vậy, mối quan hệ giữa các nhân viên và chủ doanh nghiệp khá thân thiết. Điều này tạo nên nguồn lực cho doanh nghiệp. Ngoài kinh doanh dịch vụ khách sạn, Hải Trà và Thanh Toàn còn có nhiều một số dịch vụ đi kèm như massage, karaoke, xông hơi... Vì vậy cả 2 khách sạn này có đội ngũ nhân viên với số lượng lớn và công việc nhiều. Qua kết quả phỏng vấn một số nhân viên của cả 2 khách sạn Thanh Toàn và Hải Trà cho thấy, do hoạt động với nhiều thể loại dịch vụ nên môi trường làm việc của 2 khách sạn này chịu áp lực từ cường độ công việc lớn vì phải phục vụ nhiều loại khách hàng có tính cách khác nhau. Tuy nhiên, các nhân viên này vẫn hài lòng với công việc nhờ có thu nhập cao từ các khoản tiền bo. Bên cạnh đó, việc quản lý nhân viên của các khách sạn này thường do trưởng nhóm quản lý, nhân viên và chủ khách sạn ít có thời gian tiếp xúc nhau. Vì vậy, các nhân viên thường có mối quan hệ thân thiết với người quản lý và đồng nghiệp hơn với chủ khách sạn.
3.2.3. Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp.
3.2.3.1. Các chỉ số tài chính - kế toán.
Do doanh nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ và theo hình thức khách sạn gia đình nên các chỉ số tài chính được quan tâm nhiều nhất là: Số vòng quay tài sản cố định (năm 2009 là 26,7%, 6 tháng đầu năm 2010 là 28,5%); số vòng quay toàn bộ vốn (năm 2009 là 13,7%, 6 tháng đầu năm 2010 là 15%); tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (năm 2009 là 12,8%, 6 tháng đầu năm 2010 là 13,4% ). Vốn kinh doanh do chủ doanh nghiệp tự có.
So với doanh thu bình quân của ngành trong năm 2009 (15%) và sáu tháng đầu năm 2010 (18%), thì doanh thu của Phượng Hoàng là khá cao. Kết quả đánh giá các chỉ số tài chính cũng cho thấy, Phượng Hoàng có nguồn tài chính mạnh và doanh nghiệp có khả năng tự chủ về vốn để tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ. Mức độ tăng trưởng về lợi suất của 6 tháng đầu năm 2010 so với kết quả hoạt động năm 2009. Điều này thể hiện được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt những kết quả tốt.
3.2.3.2. Các hệ thống thông tin.
Do doanh nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ, quản lý trực tiếp nên vấn đề truyền đạt thông tin được thực hiện một cách rất chặt chẽ. Người ra quyết định cũng chính là người truyền đạt thông tin trong nội bộ, do đó thông tin ít bị sai lệch và kịp thời, đáp ứng được yêu cầu chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần xem xét đến việc truyền đạt thông tin sẽ bị gián đoạn hay gặp khó khăn khi chủ doanh nghiệp có việc bận.
3.2.3.3. Quản lý chung.
Chủ doanh nghiệp
Nhân viên tiếp tân
Nhân viên lao công
Kế toán trưởng
Nhân viên bảo vệ
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Hình 3.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức DN Phượng Hoàng
Doanh nghiệp được tổ chức chỉ có 1 cấp quản lý. Chủ doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý nhân viên và điều phối cũng như quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp. Sự quản lý này giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng quan sát, đánh giá tác phong trong công việc của từng nhân viên. Tuy nhiên, mọi quyền hành và công tác quản lý chỉ tập trung vào một người sẽ dễ gặp phải những sai sót trong điều hành công việc và cũng gây nhiều khó khăn khi chủ doanh nghiệp đi vắng. Do tính chất doanh nghiệp gia đình nên cơ hội thăng tiến cho nhân viên là không có. Những nhân viên làm tốt thì chỉ được tăng lương hay khen thưởng vào cuối năm.
3.3. Ma trận đánh giá nội bộ.
Sử dụng thang điểm đánh giá các nhân tố thành công chủ yếu gồm 4 mức điểm (trong đó, 4 = rất mạnh, 3 = khá mạnh, 2 = khá yếu, 1 = rất yếu). Trọng số mỗi tiêu chí đánh giá được phân bổ theo mức độ quan trọng của mỗi yếu tố.
Bảng 3.1. MA TRẬN ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ (IFE MATRIX)
STT
Các nhân tố thành công chủ yếu
Trọng số
Điểm
Điểm có trọng số
1
Chất lượng dịch vụ tốt
0.15
3
0.45
2
Tài chính mạnh
0.20
4
0.80
3
Vị trí, kiến trúc
0.15
3
0.45
4
Sự trung thành của khách hàng
0.15
4
0.60
5
Định giá thấp
0.10
1
0.10
6
Trang thiết bị, sự tiện nghi
0.20
3
0.60
7
Bảo vệ môi trường
0.05
4
0.10
Tổng điểm
3.10
Nhận xét: tổng điểm đánh giá nội bộ của Phượng Hoàng đạt 3.10. Điều này cho thấy doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh khá mạnh với một số lợi thế cạnh tranh là tài chính mạnh và sự trung thành của khách hàng. Tuy nhiên, việc định giá thấp là một điểm yếu của Phượng Hoàng.
Chương 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP
Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam có dấu hiệu chậm lại trong năm 2009. Tuy nhiên, vào những tháng đầu năm 2010 có bước hồi phục đáng kể. Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch, tốc độ tăng trưởng của khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2010 đạt 32,6%. Trong 8 tháng của năm 2010, tốc độ tăng trưởng của khách quốc tế lại rất khả quan lên đến 35,2%, đạt gần 3,35 triệu lượt.
Theo định hướng năm 2010, An Giang phát triển ngành dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử. Không tác giả.(27/05/2010).Giải pháp để phát triển và khai thác tốt tiềm năng Du lịch An Giang năm 2010..Đọc từ: (Đọc ngày 2/09/2010)
Đây là cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ du lịch - khách sạn, trong đó có doanh nghiệp Phượng Hoàng.
Du lịch là một ngành phát triển năng động. Trên thị trường, ngày càng có nhiều công ty cung cấp dịch vụ du lịch. Riêng tại An Giang, một số công ty du lịch được nhiều người biết đến như: công ty du lịch Xanh, công ty Cổ phần Du lịch An Giang (AN GIANG TOURIMEX) tiền thân là Công ty Du lịch An Giang kinh doanh du lịch và lương thực, nông sản xuất khẩu. Dự báo trong tương lai, sức hấp dẫn của ngành du lịch vẫn giữ ở mức cao.
Việc chiếm giữ và ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status