Hoàn thiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm công nghệ của Công ty TNHH Phát triển Công nghệ và Đầu tư - pdf 12

Download Chuyên đề Hoàn thiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm công nghệ của Công ty TNHH Phát triển Công nghệ và Đầu tư miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3
I. TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM 3
1. Khái niệm, sự cần thiết và ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm 3
1.1 Khái niệm chung về tiêu thụ sản phẩm 3
1.2.Sự cần thiết của tiêu thụ sản phẩm: 4
2. Khái niệm, sự cần thiết và ý nghĩa của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 7
2.1. Khái niệm chung về công tác kế hoạch hoá 7
2.2. Sự cần thiết của kế hoạch tiêu thu sản phẩm: 9
2.3. Ý nghĩa của kế hoạch tiêu thu sản phẩm: 11
II. TRÌNH TỰ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TIÊU THU SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 13
1. Căn cứ lập kế hoạch tiêu thu sản phẩm 13
2. Trình tự lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SITD 19
I. Một số nét khái quát về công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ SITD 19
1. Quá trình hình thành và phát triển 19
2. Bộ máy tổ chức quản lý và các mối quan hệ 21
2.1. Sơ đồ tổ chức 21
2.2. Cơ cấu nhân sự, chức danh thành viên của công ty S-ITD 21
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ ĐẦU TƯ 23
1. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty 23
2. Các loại hình sản phẩm của công ty 24
2.1. Hệ thống thiết bị mã vạch 24
2.2. Hệ thống kiểm soát và chấm công 25
2.3. Hệ thống phòng cháy chữa cháy 25
3. Dịch vụ 25
3.1. Tư vấn, thiết kế hệ thống 25
3.2. Thiết kế hệ thống 25
3.3. Lắp đặt 25
3.4. Bảo dưỡng 26
3.5. Bảo hành 26
4. Thị trường và đối thủ cạnh tranh 26
III. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 26
1. Các dự án tiêu biểu đã thực hiện 27
2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty 28
3. Phân tích tình hình tài chính 30
IV. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 34
1. Những mục tiêu chủ yếu của công ty 34
2. Phương hướng phát triển của công ty 35
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM 37
I-HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH TIÊU THU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ ĐẦU TƯ 37
1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 37
2. Hoàn thiện nội dung và phương pháp xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 39
3. Phân công và phối hợp trong xây dựng và thực hiện kế hoạch .41
4. Hoàn thiện công tác xác định tiêu thụ sản phẩm 421
4.1.Hoàn thiện công tác xác định nguồn hàng 42
4.2. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 43
5. Hoàn thiện bộ máy xây dựng kế hoạch và công tác cán bộ 44
II- BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ ĐẦU TƯ 45
1. Quán triệt các nội dung cụ thể của kế hoạch đến các bộ phận 46
3. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch 48
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32662/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

n thực hiện, phải phổ biến thành các nhiệm vụ đến các bộ phận thực hiện. Phải có kế hoạch chi tiết, cụ thể, rõ ràng về sự phân công và phối hợp giữa các bộ phận, thành viên trong việc triển khai thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, đồn thời quy định rõ thời gian hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ.
Bước cuối cùng của quá trình hoạch định và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Doanh nghiệp phải đôn đốc, kiểm tra, giải quyết những mất cân đối, những khó khăn phát sinh khi thực hiện kế hoạch. cần đề ra các thủ pháp và hình thức kiểm tra đối với bất kỳ yếu tố hay kết quả nào của kế hoạch. Một trọng những nội dung then chốt của công tác kiểm tra đánh giá kế hoạch là phải xác định rõ các nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hiện bị sai lệch so với kế hoạch đề ra qua đó sơ kết tình hình thực hiện, kịp thời phổ biến kinh nghiệm và sửa chữa những khuyết nhược điểm. Kết quả kiểm tra có thể khẳng định tính đúng đắn của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp sử dụng, kiểm định các mục tiêu và giảI pháp, các chỉ tiêu đề ra không có tính khả thi cần điều chỉnh kịp thời đồng thời bổ sung vào kế hoạch những khả năng mới có thể đưa vào kinh doanh.
Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:
Có nhiều phương pháp để xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cũng như các kế hoạch khác nói chung như phương pháp cân đối, phương pháp quan hệ động, phương pháp tỉ lệ cố định, phương pháp phân tích các nhân tố tác động, phương pháp kinh kế… Trong số những phương pháp trên thì phương pháp cân đối được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất.
Phương pháp cân đối được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Xác định nhu cầu về các yếu tố kinh doanh để thực hiện các mục tiêu kinh doanh dự kiến.
Bước 2: Xác định khả năng đã có và chắc chắn có của doanh nghiệp về các yếu tố kinh doanh.
Bước 3: Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về các yếu tố kinh doanh để xây dựng nên các chỉ tiêu và nội dung của bản kế hoạch.
chương II
Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH đầu tư và
phát triển công nghệ SITD
I- Một số nét khái quát về công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ SITD
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ SITD là một công ty trách nhiệm hữu hạn. Giám đốc công ty là Kiều Hữu Hoàn, một doanh nghiệp trẻ xuất thân từ Nghệ An. Sau khi đã có kinh nghiệm và tích lũy đủ số vốn cần thiết, anh đã chọn lĩnh vực kinh doanh hệ thống thiết bị tự động – một lĩnh vực kinh doanh còn khá mới mẻ. Với đội ngũ kỹ sư lành nghề, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, lại được sự hỗ trợ về công nghệ của các hãng cung cấp thiết bị nước ngoài, anh Hoàn tin rằng công ty mình lập ra sẽ ngày càng phát triển.
Để thực hiện ý tưởng đó, anh đã đi thăm dò, xem xét, tìm hiểu thị trường nhiều nơi, dựa trên các mối quan hệ đã được thiết lập từ trước, anh Kiều Hữu Hoàn đã quyết định thành lập Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ. Ngày 15/12/2002 theo giấy phép kinh doanh số 010210831 do Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ SITD được thành lập.
Tên doanh nghiệp
Tên công ty : Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ SITD
Tên giao dịch: Invest and Techniques Development Company Limit
(S-ITD Co., Ltd)
Địa chỉ trụ sở chính
Địa chỉ: số 83 Thái Thịnh I – Q. Đống Đa – Tp. Hà Nội – Việt Nam
Tài khoản: 0011000644465
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
198 Trần Quang Khải – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Mã số thuế : 0101430351
Điện thoại : +84-4-562 3328
Fax : +84-4-853 1734
E-mail : sitd-Hà Nội@Hà Nội.vnn.vn
Giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh số 0102010831 do Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 15 tháng 12 năm 2002. Nội dung hoạt động trong các lĩnh vực:
Tư vấn cung cấp lắp đặt thiết bị mã vạch, các loại Ribbon, giấy in mã vạch, giải pháp phần mềm ứng dụng mã vạch.
Tư vấn cung cấp lắp đặt thiết bị: Camera quan sát, thiết bị báo động chống trộm.
Xây dựng giải pháp quản lý nhà thông minh.
Tư vấn lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Thực hiện các dịch vụ: tự thiết kế, thiết kế hệ thống, lắp đặt, bảo dưỡng, bảo hành các thiết bị mã vạch, an ninh, phòng cháy chữa cháy.
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ SITD là một doanh nghiệp trẻ, sau ba năm thành lập và phát triển, công ty đã trải qua nhiều khó khăn nhưng bên cạnh đó cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Trong những năm đầu thành lập, do lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ, lại là công ty mới thành lập, thiếu vốn, chưa phát triển được hệ thống phân phối bán hàng, công ty gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng do định hướng sản phẩm phù hợp với xu thế phát triển hàng hóa hiện đại của thị trường, cộng với sự quyết tâm và đồng lòng của giám đốc Kiều Hữu Hoàn và các cán bộ, công nhân trong toàn công ty, doanh nghiệp đã dần đi vào ổn định. Công ty đã có sự tăng trưởng hiệu quả, sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường. Đồng thời có tính bền vững do động lực nội sinh, do nhân tố con người có ý thức tự lực vươn lên. Anh Hoàn tin tưởng rằng công ty của mình với tập thể cán bộ, nhân viên đoàn kết một lòng sẽ đạt được một vị thế vững chắc trên thương trường.
2. Bộ máy tổ chức quản lý và các mối quan hệ
2.1. Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức quản lý kinh doanh.
Giám đốc
Phòng
kinh doanh
Phòng
kế toán
Phòng
kỹ thuật
Phòng quan hệ khách hàng
Tư vấn – Thiết kế
Triển khai
2.2. Cơ cấu nhân sự, chức danh thành viên của công ty S-ITD
TT
Chức danh
Số lượng
Cơ cấu
Phạm vi, chức năng, nhiệm vụ
1
Giám đốc
1
4%
Chiến lược phát triển, quản lí chúng, định hướng kỹ thuật công nghệ, chủ nhiệm dự án.
2
Kỹ sư thiết kế
3
12%
Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ, tư vấn thiết kế hệ thống, xây dựng giải pháp, quản lý dự án.
3
Kỹ sư tổ chức và giám sát thi công
3
38%
Nghiên cứu giải pháp thiết kế, tổ chức, quản lý, giám sát thi công.
4
Kỹ thuật viên
10
19%
Hỗ trợ công tác triển khai lắp đặt, đo thử hệ thống.
5
Cử nhân kinh tế
4
8%
Kinh doanh, phát triển thị trường.
6
Kế toán
2
8%
Thực hiện các công tác tài chính kế toán
7
Quan hệ khách hàng
2
8%
Thực hiện các công tác hành chính tổng hợp.
Tổng cộng
25
100%
Cơ cấu tổ chức bộ máy bộ máy của công ty là tổng hợp các bộ phận lao động quản lý khác nhau, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi một phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng và có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Giám đốc: Là người thay mặt trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm và trực tiếp chỉ huy bộ máy quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Về những vấn đề cụ thể như chỉ tiêu kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty, các chủ trương biện pháp liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, xây dựng quy hoạch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status