Giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông - pdf 12

Download Chuyên đề Giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM 2
I. Lí luận chung về giá 2
1. Tầm quan trọng của giá trong nền kinh tế nói chung và đối với mỗi một doanh nghiệp nói riêng 2
2. Lí luận chung về giá bán sản phẩm 2
3. Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm 3
3.1. Nguyên vật liệu đầu vào 3
3.2. Chi phí sản xuất 3
3.3. Các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp 4
3.4. Các yếu tố khác 4
II. Lí luận chung về định giá bán sản phẩm 4
1. Tầm quan trọng của công tác định giá bán sản phẩm của một doanh nghiệp 4
2. Một số yếu tố có ảnh hưởng tới việc tính giá bán sản phẩm. 5
3. Các mục tiêu định giá 6
3.1. Định giá nhằm đảm bảo mức thu nhập định trước 7
3.2. Định giá nhằm đảm bảo tối đa hoá lợi nhuận 7
3.3. Định giá nhằm mục tiêu doanh số bán hàng 8
3.4. Định giá nhằm phát triển các phân đoạn thị trường 8
3.5. Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh đối đầu 9
3.6. Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh không mang tính giá cả 9
4. Các chính sách định giá 9
4.1. Chính sách về sự linh hoạt giá 10
4.2. Chính sách giá theo chu kì sống của sản phẩm 10
4.3. Chính sách giá theo chi phí vận chuyển 11
4.4. Chính sách hạ giá và chiếu cố giá 15
5. Quy trình định giá bán sản phẩm 18
5.1. Hình thành giá trong các hình thái thị trường 18
5.2. Qui trình định giá bán sản phẩm 20
6. Một số phương pháp tính giá bán sản phẩm 22
6.1. Đối tượng tính giá 22
6.2. Kì tính giá 23
6.3. Một số phương pháp tính giá thành bán sản phẩm 24
III. Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm 35
1.Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm của công ty 35
2. Sự khác biệt của giá cả trong doanh nghiệp thương mại và trong doanh nghiệp sản xuất 35
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIÁ VÀ CƠ CẤU ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG 38
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 38
1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 38
1.1. Chức năng 38
1.2. Nhiệm vụ 38
1.3. Công tác tổ chức quản lý 39
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 41
II. Thực trạng về giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 46
1. Chính sách giá cả của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 46
2. Thực trạng về giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 47
III. Thực trạng về phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 48
1. Các căn cứ để xác định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 48
1.1. Tính chất, đặc điểm của sản phẩm 48
1.2. Chi phí nhân công trực tiếp 49
1.3. Chi phí vật tư trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) 55
1.4. Chi phí sản xuất chung 57
1.5. Khấu hao tài sản cố định 58
1.6. Chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản phải trả khác 60
1.7. Phân tích đối thủ cạnh tranh 61
2. Mục tiêu định giá và chính sách định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 61
3. Phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 63
3.1. Đối tượng định giá và phương pháp định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 63
3.2.Kì tính giá bán sản phẩm của công ty 64
3.3. Tính giá bán sản phẩm (sản phẩm là bóng đèn tròn) 64
CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG 74
I. Đánh giá thực trạng về giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 74
1. Đánh giá chung về giá và công tác tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 74
2. Một số tồn tại chủ yếu trong giá và công tác định giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 75
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện giá và công tác tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông 76
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32652/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

iá cao không lôi cuốn nhiều người cạnh tranh, giá cả cao sẽ hỗ trợ cho 1 sản phẩm thượng hạng.
+ Dẫn đầu chất lượng sản phẩm; Với mục tiêu này, doanh nghiệp có thể nhằm tới sự kiện để trở thành hàng lãnh đạo trong dự phần thị trường.
Bước 2: Xác định rõ nhu cầu
Mỗi loại giá của doanh nghiệp có thể dẫn đến một mức độ khác nhau nên sẽ có tác động khác nhau lên nhu cầu. Thông thường giá cả thấp thì nhu cầu cao và ngược lại. Tuy nhiên, đây chỉ là tính phổ biến của giá cả và nhu cầu. Khi xác định nhu cầu, nhà quản trị cần chú ý đến những nhân tố, mối liên hệ sau:
+ Những nhân tố có ảnh hưởng tới tính nhạy cảm của giá:
Người mua ít, giá cả có nhạy cảm với nhu cầu.
Người mua sẽ ít nhạy cảm với giá cả khi họ không dễ dàng so sánh chất lượng của những sản phẩm thay thế
Người mua ít nhạy cảm với giá cả khi sự chi tiêu thấp, không thích tiêu dùng.
Người mua sẽ ít nhạy cảm với những sản phẩm đã mua.
Người mua sẽ ít nhạt cảm với giá cả khi họ không thể tồn trữ sản phẩm.
+ Độ co giãn giá cả của nhu cầu:
Những người định giá cần biết nhu cầu được đáp ứng sao khi có một sự thay đổi về giá cả:
Sự co giãn giá cả của nhu cầu
=
% Thay đổi số lượng đòi hỏi
% Thay đổi giá cả
+ Nhu cầu ít co giãn trong những trường hợp sau đây:
Có ít hay không có sản phẩm thay thế hay doanh nghiệp cạnh tranh.
Người mua không sẵn sàng chấp nhận giá cao.
Người mua chậm thay đổi tập quán và tìm giá thấp hơn.
Người mua cho rằng giá cao là do tằng chất lượng và lạm phát.
Bước 3: Ước tính chi phí
Khi định giá cao cho 1 sản phẩm, trước hết giá cả phải bù đắp dược chi phí. Vì vậy, trong định giá ước tính chi phí, một ước tính sai lầm về chi phí sẽ dẫn đến những thiệt hại cho doanh nghiệp hay phản ứng ngược lại của khách hàng. Khi ước tính chi phí chúng ta cần xác định rõ:
+ Định phí và biến phí.
+Sự thay đổi chi phí qua từng thời kì.
Bước 4: Phân tích giá cả của những doanh nghiệp cạnh tranh
Đây là một vấn đề cần thiết khi định giá. Một doanh nghiệp khi đã biết được giá và khả năng cung ứng của đối thủ cạnh tranh thì việc định giá sẽ dễ dàng hơn.
Bước 5: Lựa chọn phương pháp định giá
+ Định giá theo chi phí toàn bộ.
+ Định giá theo chi phí trực tiếp.
+ Định giá theo giá lao động và giá vật tư.
+ Định giá theo giá trị nhận thấy: Phương pháp này, người định giá đưa ra giá bán dựa vào nhận thức của người mua sản phẩm chứ không phải dựa vào chi phí của đơn vị tạo ra sản phẩm.
+ Định giá theo giá của doanh nghiệp cạnh tranh: Phương pháp này, doanh nghiệp căn cứ vào giá của những đối thủ cạnh tranh để định giá sản phẩm của mình. Đây là phương pháp định giá sản phẩm thịnh hành cho những sản phẩm đã có trên thị trường và trong điều kiên doanh nghiệp không thể ước lượng chính xác chi phí của mình.
Bước 6: Chọn lựa giá bán sau cùng
Sự chọnh lựa giá sau cùng giúp cho nhà quản trị thu hẹp lại giá cả, từ đó đưa ra quyết định chọn lựa tốt nhất. Khi chọn lựa giá sau cùng, nhà quản trị cần xem xét những yếu tố sau:
+ Đặt giá tâm lí: Là chọn giá cao để đánh vào tâm lí khách hàng, khách hàng tưởn là chất lượng của sản phẩm sẽ cao hay chọn số lẻ để khách hàng cho rằng vẫn ở mức giá trước đây.
+ Chiến lược định giá của doanh nghiệp: về cơ bản để định giá doanh nghiệp cần xác định hai chiến lược cơ bản sau:
Chiến lược giá thoáng: Là chọn giá ban đầu cao đối với sản phẩm mới sau đó giảm dần. Mục đích của việc định giá thoáng là nhằm tăng tối đa lợi nhuận ngắn hạn. Chiến lược giá thoáng đảm bảo được lợi nhuận, tránh được những sai sót về ước tính chi phí. Tuy nhiên nó dễ bị phá sản khi sản phẩm của doanh nghiệp không xâm nhập được vào thị trường.
Chiến lược giá thông thường: Là chọn giá ban đầu thấp để đạt được sự chấp nhận nhanh chóng của thị trường, sau đó, sẽ tăng giá lên dần. Chiến lược giá thông thường dễ chiếm được thị trường, nhưng công ty phải mất đi phần lợi nhuận trước mắt nếu không chiếm lĩnh được thị trường thì thiệt hại rất lớn.
+ Tác động giá cả và những phản ứng của các thành phần khác. Khi định giá, nhà quản trị cần chú ý tới những phản ứng của những thành phần khác đối với giá cả như:
Các nhà phân phối.
Những nhà buôn.
Lực lượng bán hàng.
Những đối thủ cạnh tranh.
Chính quyền và những nhà cung cấp chính quyền.
Nhân viên tiếp thị.
Các kĩ thuật định giá sản phẩm mới
+ Thực nghiệm tiếp thị giá sản phẩm
Phương pháp này tiến hành bằng cách giới thiệu sản phẩm ở những vùng đã chọn, thườngvới những mức giá khác nhau trong những vùng khác nhau. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể thu thập số liệu về sự cạnh tranh mà sản phẩm sẽ phải đương đầu, mối quan hệ giữa khối lượng và giá cả, mối quan hệ giữa đảm phí và lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể dự kiến với những giá bán, những khối lượng bán khác nhau. Một giá được lựa chọn sau đó sẽ mang lại kết quả tốt đẹp cho những mục tiêu lâu dài của công ty.
Thực hiện tiếp thị có thể cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin có ích lợi cao và đảm bảo thành công. Đồng thời thông qua thực nghiệm tiếp thị có thể thấy được những sai sót trong việc định giá.
+ Xác lập giá bán sản phẩm dựa trên chi phí
Nền tảng của phương pháp lập giá này là việc thiết lập giá dựa vào chi phí cá biệt mà doanh nghiệp thực hiện quán trình sản xuất để xác lập giá. Về cơ bản, phương pháp lập giá này bao gồm:
Tính giá theo chi phí toàn bộ.
Tính giá theo chi phí trực tiếp.
Tính giá theo thời gian lao động và nguyên vật liệu sử dụng.
III.Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm
1.Các nhân tố có ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm của công ty
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm của công ty, những yếu tố chủ yếu là:
- Chi phí sản xuất của sản phẩm .
- Nguyên vật liệu sản xuất.
- Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chu kì sống của sản phẩm.
-Tính dế hỏng, dế thay thế của sản phẩm.
- Một số yếu tố khác như: cung cầu xã hội, trình độ chuyên môn hoá sản xuất…
2. Sự khác biệt của giá cả trong doanh nghiệp thương mại và trong doanh nghiệp sản xuất
Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối hàng hoá trên thị trường buôn bán của từng quốc gia riêng biệt hay giữa các quốc gia với nhau.Nội thương là lĩnh vực hoạt động thương mại trong từng nước, thực hiện quá trình lưu chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất, nhập khẩu tới nơi tiêu dùng. Doanh thu từ hạot động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ)
Hoạt động thương mại có các đặc điểm chủ yếu sau
- Lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh thương mại bao gồm hại giai đoạn: Mua hàng hoá và bán hàng hoá không qua khâu chế biếnhay làm thay đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status