Một số giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn - pdf 12

Download Luận văn Một số giải pháp cơ bản về phát triển vùng Nguyên liệu Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn miễn phí



Quan hệ sản xuất mới
- Hợp tác liên kết các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường, mối quan hệ liên minh công nông trí thức ngày càng được phát triển.
- Nắm vững quan điểm đổi mới của Đảng, Nhà nước. Từ thực tiễn của mình, doanh nghiệp đã tự xác định: Muốn tồn tại và phát triển phải thiết lập mối liên kết kinh tế với cac doanh nghiệp trên địa bàn, phát huy sức mạnh của lực lượng cộng đồng, xây dựng mối quan hệ lợi ích kinh tế với nông dân, gắn công nghiệp với nông nghiệp trên cơ sở.
- Liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn có quan hệ với vùng nguyên liệu, với hộ nông dân. Cùng đổi mới 3 nông trường là: Sao vàng, Lam Sơn, Sông Âm thuộc tỉnh Thanh Hoá theo tinh thần NQ10 của bộ Chính trị thực hiện giao khoán đến hộ nông trường viên. Công ty trực tiếp làm dịch vụ đầu vào và đầu ra cho người trồng mía.
- Cùng với cấp uỷ các xã trong vùng đổi mới hình thức kinh tế hợp tác xã, xây dựng các trang trại nhỏ, các tổ hợp và các nhóm hộ trồng mía, ký hợp đồng trồng mía bán sản phẩm cho Công ty dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.
- Công ty đã xây dựng 1 hệ thống chính sách đầu tư khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu ổn định và bền vững, lợi ích của Công ty luôn gắn với lợi ích của người trồng mía như: Hỗ trợ vốn đầu tư khai hoang là đất, giống, phân bón, giá, lương thực, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá giao thông, trường học, điện và phúc lợi xã hội khác.
- Liên kết với Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam tìm nguồn tín dụng thiết lập kênh chuyển tải vốn đến hộ trồng mía. Thực hiện cơ chế ứng trước (ứng vốn khai hoang làm đất, cung ứng vật tư, phân bón, lương thực.) để nông dân có đủ điều kiện phát triển vùng nguyên liệu.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32678/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

n liệu đứng đầu cả nước, chất lượng sản phẩm, chất lượng công việc ngày 1 nâng cao, vốn tài sản doanh nghiệp ngày càng phát triển.
* Tốc độ tăng bình quân trong 14 năm qua (1986 - 2000) đạt:
- Diện tích tăng 376% (vụ 1986-1987: 436ha, năm 1999-2000: 16.400ha)
- Sản lượng mía tăng: 104 lần (vụ 1986 - 1987: 970 tấn; vụ 1999-2000: 1.000.000 tấn)
- Sản lượng đường tăng 306 lần (vụ 1986 - 1987: 360 tấn, vụ 1999 - 2000: 110.000 tấn).
3. Kết quả tài chính.
- Từ chỗ doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản trong vòng 14 năm (1986 - 2000) sản lượng đường tăng 306 lần (1986: 360 tấn; 2000: 110.000 tấn) doanh thu năm 1999 đạt 317 tỷ đồng, 2 tháng đầu năm 2000 sản lượng đường đạt 41.000 tấn, doanh thu: 60 tỷ đồng đạt 15% kế hoạch năm.
- Nộp ngân sách Nhà nước 1999 đạt 25 tỷ đồng, vốn của doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển.
- Năng suất lao động với các chỉ tiêu giá trị tăng thêm/lao động bình quân và tốc độ tăng năng suất lao động năm 1993 là 123,3%, năm 1995 đạt 149,1%; năm 1996 đạt 168,4%; năm 1999 đạt 180%; năm 2000 ước đạt 190%.
- Hiệu quả 1 đồng tài sản cố định, 1 đồng vốn và năng suất lao động tăng nhanh. Giá trị thặng dư Công ty đường Lam Sơn năm 1990 chiếm 38,9% giá trị tăng thêm thì năm 1999 chiếm 70,1% tạo thêm điều kiện tích tụ vốn để đầu tư phát triển, đưa vùng Lam Sơn đi lên với tốc độ mới trong những năm tiếp theo.
- Vốn và tài sản cố định của Công ty đến năm 2000 gần 1.000 tỷ đồng.
- Vốn lưu động của Công ty đến năm 2000 có: 158.616 tỷ đồng.
Kết quả tài chính
Năm
Doanh thu (Tr.đ)
Nộp ngân sách (Tr.đ)
Lợi nhuận (Tr.đ)
Tỷ lệ vốn Nhà nước (%)
1991
20.050
1.225
862
72,70
1992
25.915
4.776
1.019
61,90
1993
60.200
8.972
1.851
53,30
1994
95.302
15.447
8.572
49,90
1995
110.405
15.540
13.150
38,10
1996
216.930
19.699
14.939
28,10
1997
284.189
20.302
17.860
28,40
1998
315.104
27.435
18.103
14,00
1999
317.600
25.661
19.200
10,29
(Mặc dù sản lượng năm 1999 tăng nhiều so với năm 1998 nhưng doanh thu, lợi nhuận tăng ít là do năm 1999 là năm bắt đầu khủng hoảng của ngành đường Việt Nam, thế giới - giá đường năm 1998 Công ty bán ra trung bình: 6.000đ/kg, năm 1999: 4.000đ/kg).
- Vụ ép thứ 13 (98-99) đạt 505.000 tấn mía nguyên liệu, sản xuất được 55.660 tấn đường.
- Vụ ép 1999 - 2000 Công ty dự kiến đạt: 110.000 tấn đường (1.000.000 tấn mía).
Đồng chí Phan Văn Khải - Nay là Thủ tướng Chính phủ lúc còn làm Phó Thủ tướng Chính phủ vào thăm và làm việc với CBCNV Công ty và bà con vùng trồng mía ngày 26/3/1993 đã nhận xét:
"... Công ty đường Lam Sơn có tốc độ phát triển nhanh, Công ty gắn với các nông trường, nông dân xây dựng vùng trồng mía phát triển, Công ty rất quan tâm đến người trồng mía... đơn vị của các đồng chí đã trở thành mô hình trong đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước..."
Những kết quả hoạt động cụ thể
Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đều phát triển với tốc độ ngày càng cao, lợi ích trên địa bàn đều tăng.
Năng lực sản xuất của Công ty tăng nhanh
Từ năm 1992 đến nay, Công ty đã đầu tư trên 600 tỷ đồng (30% là vốn tự có) và 70% vay ngân hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm:
- Năm 1991 đầu tư 2,4 tỷ đồng xây dựng dây chuyền sản xuất cồn từ phế thải mật rỉ, công suất 1,5 triệu lít năm và 200 tấn CO2.
- Năm 1992 - 1995 đầu tư 70 tỷ đồng hoàn thành dự án nâng công suất ép mía từ 1.500 tấn mía/ngày lên 2.500 tấn mía/ngày và từ đường vàng tinh khiết sang đường trắng (RS). Sản phẩm đạt 5 huy chương vàng tại hội chợ hàng công nghiệp quốc tế 1994 - 1995.
- Năm 1994 đầu tư 1 tỷ đồng xây dựng xưởng sản xuất phân bón mía, công suất 1.000 tấn/năm.
- Năm 1994 - 1996 đầu tư 28 tỷ đồng xây dựng Xí nghiệp Bánh kẹo Đình Hương với thiết bị và công nghệ tiên tiến của Đài Loan, Đan Mạch và công suất 5.000 tấn/năm, giải quyết việc làm cho trên 200 lao động của Thành phố Thanh Hoá.
Năm 1995 - 1996 đầu tư xây dựng Xí nghiệp phân vi sinh từ bùn mía công suất 20.000 tấn/năm, đáp ứng nhu cầu phân bón trong vùng.
- Năm 1996 - 1998 đầu tư 9 tỷ đồng lắp 3 hệ thống khoan phân tích mầm mía cây.
- Năm 1997 bắt đầu thi công phân xưởng đường 4.000 tấn mía/ngày có 50% đường luyện (RE) với vốn đầu tư 451 tỷ; ngày 27/3/1999 đưa nhà máy đi vào sản xuất ổn định đạt công suất tối đa.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty ngày một phát triển, từ chỗ chỉ tiêu thụ trong tỉnh, vương ra ngoài tỉnh chỉ vài đại lý nay đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nước và đã xuất khẩu sang Lào, Cunpuphia, Liên Xô, Trung Quốc...
4. Kết quả về nguồn nhân lực.
- Từ chính sách đúng đắn của Công ty về con người "Nguồn nhân lực vô tận" Công ty đã là nơi thu hút các tài năng, là nơi phát triển các tài năng, là nơi đào tạo nên lực lượng khoa học kỹ thuật, lực lượng kinh doanh vững mạnh.
- Công ty luôn có môi trường làm thoả mãn mọi nhân viên, có đầy đủ điều kiện làm việc đến các trang thiết bị phục vụ... tinh thần, vật chất luôn đảm bảo thoả mãn mọi nhân viên.
- Kết quả mỗi năm lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật tăng và củng cố
Chỉ tiêu
Năm 1986
Năm 1990
Năm 1998
Năm 1999
Trên đại học
-
1
4
6
Đại học
12
142
228
239
Trung cấp
18
60
192
192
Thợ bậc cao
2
37
135
137
Công nhân KT
82
280
907
1.057
Tổng số
565
1.020
1.500
1.665
Nguồn nhân lực của Công ty mỗi ngày một phát triển về số lượng đặc biệt là về chất lượng. Kết quả tính đến ngày 31/12/2000:
+ 65 sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
+ 77 sáng kiến cải tiến hợp lý hoá sản xuất.
... (Xem chi tiết tiêu chí 5 phần 6.3.4)
5. Nguồn cung ứng đối tác.
Chất lượng mía nguyên liệu đầu vào góp phần quyết định chất lượng và giá thành sản phẩm cũng như đảm bảo hiệu quả cho người trồng mía. Vì vậy, Công ty có nhiều giải pháp để đẩy chất lượng và năng suất mía.
Công ty đã thực hiện tốt chủ trương đối với các bên cung cấp, đối tác:
- Tạo bạn hàng lâu dài, bền vững.
- Bình đẳng, cùng có lợi.
- Tạo cơ hội cho nhau cùng tồn tại và phát triển.
Như: Ngân hàng cho Công ty vay vốn để sản xuất, khi ngân hàng cần vốn tiền mặt, Công ty sẵn sàng cho vay để duy trì và phát triển hoạt động. Công ty tạo kênh dẫn vốn đầu tư từ ngân hàng đến hộ nông dân và bảo đảm bằng vốn của mình để ngân hàng yên tâm không sợ bị thất thoát vốn.
Cơ cấu giống mía của Công ty đã cho hàm lượng đường bình quân cao hơn nhờ giống mới và kỹ thuật thâm canh chăm sóc. Vụ 1999 - 2000 đã có những giống mía đạt 13 - 14 CCS.
Có thể nói, các biện pháp được triển khai, được thực hiện đang nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ thứ phẩm, giảm giá thành ở từng khâu sản xuất, hiệuquả sản xuất kinh doanh ngày càng cao và đây cũng là khâu then chốt để giá cả hàng hoá của Công ty bán ra thị trường thấp hơn giá cả hàng hoá cùng loại của đối thủ cạnh tranh.
Bảng kết quả nguyên liệu
TT
Vụ sản xuất
Diện tích
Sản lượng mía (tấn)
Năng suất (T/ha)
Độ đường BQ (CCS)
86 - 87
436
9.703
22,25
-
87 - 88
1.260
23.325
18,5
8
88 - 89
1.520
37.971
25
8
89 - 90
960
24.463
25,5
8,5
90 - 91
1.360
50.460
37,6
8,5
91 - 92
2.560
...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status