Tiểu luận Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong thương mại quốc tế - pdf 12

Download Tiểu luận Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong thương mại quốc tế miễn phí



ĐỀ CƯƠNG BÀI LÀM
 
I- Công nghệ và các vấn đề liên quan
1.Công nghệ
2 Bí quyết( know-how) và bí mật kinh doanh.
2.1 Bí quyết
2.2 Bí mật kinh doanh.
II- Chuyển giao công nghệ:
1- Khái niệm
2- Các cách chuyển giao:
3- Đối tượng công nghệ được chuyển giao
4-. Hình thức chuyển giao công nghệ
5- . Quyền chuyển giao công nghệ
III- Hợp đồng chuyển giao công nghệ
1 Khái niệm
2 Chủ thể của hơp đồng chuyển giao công nghệ
3. Hình thức của hợp đồng chuyển giao công nghệ
4 Hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm những nội dung chính sau đây
5 Dịch vụ chuyển giao công nghệ
IV Mối quan hệ giữa chuyển giao công nghệ và nhượng quyền thương mại
V- Thực trạng
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32979/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

và khảo sát thị trường trước khi đâu tư. v Thu thập thông tin về thông số kĩ thuật sẵn có. v Thiết kế kĩ thuật v Xây dựng nhà máy, lắp đặt thiết bị v Phát triển công nghệ sản xuất, nghĩa là những tri thức hiện thân trong bản thân quá trình sản xuất. v Tri thức về quản lý và vân hành các phương tiện sản xuất. v Thông tin thị trường v Năng lực cải tiến tại chỗ để nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất. + Theo AIT ( Asian Institute of Technology) thì công nghệ là đầu vào nguyên thuỷ để sản xuất hàng hoá và dịch vụ, nhưng cái này được mua và bán trên thị trường thế giới hàng hoá theo một trong các dạng sau: Ø Tư liệu sản xuất và đôi khi là các sản phẩm trung gian là đối tượng của những giao dịch thương mại đặc biệt có liên quan đên những quyết đinh đầu tư. Ø Sức lao động thường là có chất lượng và đôi khi có chất lượng cao đòi hỏi khả năng sử dụng máy móc và kĩ thuật, điều chỉnh cách giải quyết vấn đề và hợp lý hoá thông tin để sản xuất ra hàng hoá cần thiết. Ø Thông tin kỹ thuật hay thương mại được cung cấp trên thị trường hay được giữ bí mật. Trong những thập kỷ gần đây, có nhiều tác giả đã mở rộng khaí niệm công nghệ , theo đó, công nghệ được hiểu là một tập hợp bao gồm nhiều yếu tố hợp thành như phương tiện máy móc thiết bị, các quy trình vận hành, các cách tổ chức, quản lý đảm bảo cho qua trình sản xuất và dịch vụ của xã hội.  - Theo luật chuyển giao công nghệ năm 2006 c ủa Việt Nam quy định "Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hay không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm" ( khoản 2 điều 3 ). - Các thành tố cơ bản của công nghệ bao g ồm cả ph ần cứng v à phần mềm, là t ổ hợp của bốn thành phần có tác động qua lại với nhau v à cùng thực hiện quá trình sản xuất v à dịch vụ bất kì:  § Th ành phần trang thiết bị, bao gồm máy móc, khí cụ, nhà xưởng… § Thành phần kĩ năng và tay nghề. § Thành phần thông tin ( liên quan đến các bí quyết, cácquy trình, các phương pháp, các dữ liệu và các bản thiết kế ..) § Thành phần tổ chức ( bố trí, sắp xếp, điều phối, quản lý và tiếp thị…) Mọi hoạt động sản xuất và dịch vụ bất kì đều đòi hỏi phải có đồng thời bốn thành phần trên vì mỗi thành phần có vai trò và chức năng riêng của mình. Nếu áp dụng đồng thời cả bốn yếu tố của hệ thống công nghệ thì có thể cho kết quả tới 70-75% hay cao hơn . Công nghệ khi đáp ứng được những tiêu chí nhất định như tính mới, khả năng áp dụng trong công nghiệp… sẽ được pháp luật bảo vệ bằng quyền sở hữu công nghiệp trong một thời hạn nhất định. Cơ sở pháp lý của việc bảo hộ công nghệ là hệ thống pháp luật quốc gia về sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế song phương, đa phương về lĩnh vực này. * Phân loai công nghệ: + Nếu xét theo bản chất của quá trình chế biến sản phẩm vật chất hay thông tin thì có công nghệ sinh học, công nghệ hoá học, công nghệ laser, công nghệ điện tử,tin học.. + Nếu xét theo trình độ công nghệ có công nghệ lạc hậu(là công nghệ đã lỗi về nguyên lý), công nghệ tiên tiến( là công nghệ hàng đầu, có trình độ công nghệ cao hơn trình độ công nghệ cùng loại hiện có.), công nghệ cao( là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao; có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới hay hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có ), công nghệ trung gian ( là công nghệ nằm giữa công nghệ lạc hậu và công nghệ tiên tiến). + Nếu xét theo mức độ sách thì có công nghệ sạch và công nghệ không sạch. + Nếu xét theo phạm vi địa lý có côngnghệ trong nước và công nghệ quốc t ê. + Nếu xét theo tính chất thì có công nghệ chế tạo, công nghệ thiết kế, công nghệ quản lý. * Nguồn gốc của công nghệ: Đối với một quốc gia thi công nghệ được hình thành theo hai nguồn: v Tự nghiên cứu v Mua lại của nước ngoài * Thị trường và các luồng công nghệ: Để hình thành một công nghệ mới cần trải qua 4 giai đoạn có liên quan mật thiết với nhau: Nghiên cứu→ Triển khai→ Sản xuất → Thị trường. Hoạt động chuyển giao công nghệ đang diễn ra rất sôi nổi trên toàn thế giới và bốn giai đoạn trên có thể diễn ra trong nội bộ quốc gia và cũng có thể diễn ra giữa các quốc gia với nhau. Các luồng công nghệ: + Chuyển giao dọc là chuyển giao khi công nghệ còn là mục tiêu, bí quyết, công nghệ được thực hiện chuyển giao dọc từ nghiên cứu đến sản xuất. Chuyển giao dọc thường thấy ở các nước phát triển, có điều kiện và tiềm lực để tiến hành nghiên cứu, triển khai. Chuyển giao dọc có ưu điểm là mang đến cho người sản xuất một công nghệ hoàn toàn mới, có khả năng cạnh tranh và thắng đậm" trên thị trường nhưng cũng phải chấp nhận một mức độ mạo hiểm tương đối. + Chuyển giao ngang là sự chuyển giaomột công nghệ hoàn thiện từ một xí nghiệp này sang một xí nghiệp khác. Đây là những công nghệ đã được thử thách bằng những sản phẩm có uy tín trên thị trường. Chuyển giao này có ưu điểm là độ tin cậy cao, ít mạo hiểm nhưng đòi hỏi bên nhận công nghệ phải có trình độ tiếp nhận cao để tránh những sai lầm trong chuyển giao và phải nhận được một công nghệ dưói tầm người khác. + Chuyển giao công nghệ Bắc- Nam: là chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. + Chuyển giao công nghệ Nam- Nam: là hình thức chuyển giao công nghệ giữa các nước phát triển với nhau.  2 Bí quyết( know-how) và bí mật kinh doanh. 2.1 Bí quyết: Bí quyết hay được gọi là bí quyết công nghệ cũng là một đối tượng quan trọng của giao dịch chuyển giao công nghệ. Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới(WIPO) thì bí quyết là dữ liệu thông tin hay kiến thức thu được từ kinh nghiệm hay kĩ năng có thể áp dụng vào thực tiễn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Theo pháp luật về chuyển giao công nghệ năm 2006 có quy định về bí mật kĩ thuật như sau:"Bí quyết kỹ thuật là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ." 2.2 Bí mật kinh doanh.  Trong một số trường hợp, bí mật có thể được bảo vệ như một bí mật thương mại ( trade secret).Theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định thì:" + Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.  + Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.  + Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hay được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status