Nâng cao tỷ lệ Nội địa hoá hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn mới từ nay đến 2020 (33 trang) - pdf 12

Download Đề tài Nâng cao tỷ lệ Nội địa hoá hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn mới từ nay đến 2020 (33 trang) miễn phí



MỤC LỤC
Mở đầu . 1
Chương 1: Sựcần thiết nâng cao tỷlệ“nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu
của Việt Nam. . 3
1.1. Khái niệm vềtỷ lệ“nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. 3
1.1.1. Xuất khẩu hàng dệt may và vấn đề đặt ra: . 3
1.1.2. Khái niệm tỷ lệ“nội địa hóa” . 4
1.2. Các yếu tốnguyên phụliệu “đầu vào” của gia công hàng dệt may . 5
1.2.1. Nguyên phụliệu “đầu vào” của ngành dệt . 6
1.2.2. Nguyên phụliệu “đầu vào” của ngành may . 6
1.3. Các chế độvềnguồn gốc xuất xứ. 7
1.3.1. ý nghĩa . 7
1.3.2. Các tiêu chuẩn xuất xứ. 7
1.4. Sựcần thiết phải nâng cao tỷlệ“nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu
Việt Nam trong giai đoạn mới 2000 - 2010 . 9
1.4.1. Đòi hỏi được hưởng những ưu đãi của nước nhập khẩu . 9
1.4.2. Giải quyết thêm việc làm. . 10
1.4.3. Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ. 10
1.4.4. Nâng cao khảnăng cạnh tranh xuất khẩu của hàng dệt may . 11
1.5. Vai trò, vịtrí của mặt hàng dệt may gia công xuất khẩu trong chiến
lược đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam . 13
Chương hai: Đánh giá tình hình “Nội địa hoá” hàng dệt may xuất khẩu Việt
Nam theo các yếu tốnguyên phụliệu “đầu vào” sau 15 năm tiến hành đổi mới
toàn diện và mởcửa nền kinh tế đến nay . 18
2.1. Tình hình thực hiện “nội địa hoá” của ngành dệt Việt Nam . 18
2.1.1. Đối với nguồn nguyên liệu bông . 18
2.1.2.Đối với nguồn nguyên liệu dâu tằm tơ. 23
2.1.4. Đối với nguồn phụliệu hoá chất thuốc nhuộm . 24
2.2. Tình hình thực hiện “nội địa hoá” ngành may . 25
2.2.1. Đối với nguồn nguyên liệu vải các loại . 25
2.2.2. Đối với nguồn phụliệu may . 29
2.3. Tình hình hỗtrợcủa các tổchức chính phủvà phi chính phủvề đẩy
mạnh “nội địa hoá” . 30
Chương 3: Xây dựng và triển khai chiến lược nâng cao tỷlệ“nội địa hoá”
hàng dệt may xuất khẩu Việt nam trong giai đoạn 2000 - 2010 . 35


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32583/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

trên thương trường. Nên việc phấn đấu giảm chi phí
nguyên liệu xơ sợi là biện pháp hữu hiệu để giảm giá thành của các sản phẩm
dệt may, nhất là đối với ngành dệt may nước ta hiện nay, hầu hết các loại xơ
đều phải nhập khẩu.
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, một trong những đối thủ cạnh tranh
lớn nhất hàng dệt may Việt Nam hiện nay. Hàng dệt may của Trung Quốc có
sức cạnh tranh rất lớn về giá cả. Tính bình quân, giá bán sản phẩm dệt may
của Trung Quốc theo đơn đặt hàng chỉ bằng 80% so với Việt Nam. Sở dĩ hàng
Trung Quốc rẻ như vậy là do nhiều nguyên nhân như thiết bị máy móc được
chọn lọc tối ưu, kinh nghiệm về quản lý kỹ thuật và sản xuất... song một
nguyên nhân quan trọng nhất là do Trung Quốc tận dụng được giá vật tư đầu
vào thấp. Nguyên liệu bông, xơ sử dụng chủ yếu được sản xuất tại Trung
Quốc với giá chỉ bằng 85% so với giá nhập. Trợ chất, thuốc nhuộm Trung
Quốc giá chỉ bằng 20 - 30% của Tây Âu. Các loại phụ liệu khác hầu như toàn
bộ được sản xuất tại Trung Quốc .[12]
Như vậy, việc nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá” sẽ giúp cho hàng cho hàng
dệt may Việt Nam rẻ hơn không những do sử dụng nguyên phụ liệu trong
nước mà còn do được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi GSP của các nước công
nghiệp phát triển do đó có thể cạnh tranh với hàng hoá của các nước để thâm
nhập sâu và đứng vững trên thị trường khó tính này.
1.5. Vai trò, vị trí của mặt hàng dệt may gia công xuất khẩu trong
chiến lược đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
Hàng dệt may hiện đang chiếm vị trí khá quan trọng trong đóng góp cho
xuất khẩu và nâng cao giá trị sản lượng của toàn bộ ngành công nghiệp Việt
Nam. Năm 1999, giá trị sản lượng công nghiệp Việt Nam đạt 166.965,3 tỷ
đồng (tăng 1,6 lần so với năm 1995). Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt
11, 54 tỷ USD (tăng hai lần so với năm 1995) trong đó kim ngạch xuất khẩu
của hàng dệt may đạt 1, 682 tỷ USD (tăng gần 2 lần so với năm 1995) chiếm
14,57% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm từ 1995 đến 1999.
Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999
Tổng sản phẩm trong nước
(tỷ đồng)
195.157 213.833 231.264 244.596 256.269
Giá trị sản lượng công
nghiệp (tỷ đồng)
103.374
,7
118.096
,9
134.420,
7
157.223
,3
166.965,
3
Tổng kim ngạch xuất khẩu
(triệu USD)
5.448,9 7.255,9 9.185 9.360,3 11.540
Kim ngạch KX hàng dệt may
(triệu USD)
850 1.150 1.502,6 1.450 1.682
Nguồn: Niên giám thống kê 1999
Bắt đầu từ năm 1993, hàng dệt may Việt Nam đã chiếm vị trí thứ hai
trong 10 mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất cuả đất nước chỉ sau dầu khí.
Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thời kỳ từ 1992 - 1999
Mặt hàng Đơn vị 1992 1993 1995 1998 1999***
Dầu thô 1000 tấn 5.446 6.153 7.652 12.100 2.017
Hàng dệt may Tr. USD 190,2 238,8 850 1.350 1.682
Giày dép Tr. USD 5,2 68 296,4 9.600 1.406
Hàng thủy sản Tr. USD 307,7 427,2 621,4 8.590 979
Gạo 1000 tấn 1.946 1.722 1.988 3.800 1.035
Cà phê 1000 tấn 116,2 122,7 248,1 379 592
Cao su 1000 tấn 81,9 96,7 138,1 185 145
Hạt điều 1000 tấn 51,7 47,7 90 25,1* 94
Lạc nhân 1000 tấn 62,8 105,4 111 87 33
(*: hạt điều nhân **: giá trị - Tr. USD)
Nguồn: Thời báo kinh tế
Cùng với ngành da giày, ngành dệt may đã đóng góp đáng kể vào kim
ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp nhẹ, đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu
tuyệt đối và tương đối của ngành này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kim
ngạch xuất khẩu của cả nước.
Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1991 - 1999
Đơn vị: %
Năm Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp nhẹ -
tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp nặng -
khoáng sản
1991 53 14 33
1995 46 28 26
1998 37 38,8 24,2
1999 37,3 38,2 24,5
Nguồn: Niên giám thống kê 1999
Có thể khẳng định rằng dệt may đang là một trong những mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam và có vị trí quan trọng trong chiến lược đa dạng
hoá mặt hàng xuất khẩu của đất nước. Nếu trong thời gian tới ngành dệt may
phát triển hiệu quả hơn sẽ góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước từ nay đến năm 2000.
Mặc dù Việt Nam có tiềm năng về khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc
trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, có công nghiệp khai thác dầu khí với trữ
lượng lớn nhưng do thiếu vốn đầu tư nên chưa thể tận dụng hết các lợi thế
trên để có thể tự sản xuất nguyên liệu cho ngành dệt được.
Nhu cầu bông xơ cho ngành dệt hiện nay là 70 - 80 ngàn tấn/năm. Để
đáp ứng nhu cầu này phải có diện tích trồng bông khaỏng 30.000 ha với năng
suất bông xơ bình quân 2,5 tấn/ha. Song trên thực tế năng suất trồng, sản
lượng bông của nước ta còn cách xa so với tính toán đó (xem bảng).
Diện tích, năng suất và sản lượng bông xơ nước ta từ năm 1995 - 1999.
Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999
Diện tích Ngàn ha 17,5 15,0 15,2 23,8 22,4
Năng suất bông xơ Tạ/ha 7,3 7,5 9,2 9,2 9,6
Sản lượng bông xơ Ngàn tấn 12,8 11,2 14,0 22,0 21,4
Nguồn: Niên giám thống kê 1999.
Sản lượng bông năm 1999 chỉ mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu bông
cho sản xuất. Như vậy, nếu vẫn giữ diện tích bông như năm 1999 tức 22,4
ngàn ha nhưng năng suất tăng lên bằng năng suất của thế giới là a2,5 tấn/ha
thì sản lượng bông xơ của Việt Nam là 56.000 tấn, cũng chỉ mới đáp ứng
khoảng 80% nhu cầu bông cho sản xuất. Mặc dù đây là khả năng khó thực
hiện được do năng suất hiện nay của ta vẫn còn rất thấp 9,6 tạ/ha (bằng 38%
năng suất trung bình của thế giới).
Đối với ngành trồng dâu, nuôi tằm, Việt Nam hoàn toàn có khả năng
cạnh tranh trong ngành sản xuất xơ và vải lụa. Năm 1995 đã cung cấp được
1.500 tấn tơ, sản xuất được 263 triệu mét vải lụa và tăng lên 317 triệu mét
năm 1999. Nhưng thực tế, ta ít có khả năng trong việc sản xuất những sản
phẩm cuối cùng theo tiêu chuẩn quốc tế. Những cơ hội cho việc hợp tác và
liên doanh với các nhà nhập khẩu và may mặc vải lụa như Hàn Quốc, Nhật,
Thái Lan sẽ xuất hiện.
Đối với các loại xơ sợi hoá học phải hoàn toàn nhập khẩu. Hàng năm
chúng ta phải nhập khẩu khoảng 25.000 tấn xơ PE và 6.000 tấn xơ Petex với
số lượng ngoại tệ khoảng 40 triệu USD [124]. Nhiều công ty nước ngoài đã
được cấp giấy phép đầu tư sản xuất xơ PE và tơ Petex nhưng có lẽ phải sang
những năm đầu thế kỷ 21 thì mới có nguồn nguyên liệu này sản xuất tại Việt
Nam.
Như vậy, việc cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt vải trong tương lai 5 -
10 năm nữa vẫn dựa vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu là chủ yếu. Vì thế,
việc nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá” ngành dệt tiến hành rất chậm và ngành dệt
vẫn chịu chi phí nguyên liệu cao hơn so với các ngành như Trung quốc, Thái
Lan, Nga...
1.5.2. Khả năng nâng cao tỷ lệ “nội địa hoá” ngành may:
Theo ước tính của Bộ công nghiệp, nhu cầu vải cho may hàng xuất khẩu
và tiêu thụ nội địa của Việt Nam gần 1 tỷ mét/năm [36]. Trong khi đó, năng
suất sản xuất của ngành dệt cả nước là 800 triệu mét vải/năm [8]. Nhưng thực
tế nhiều công ty dệt mới chỉ khai thác dưới 50% năng suất thiết bị do chất
lượng vải không được người tiêu dùng chấp nhận[3...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status