Thực trạng sử dụng các công cụ kinh tế phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường ở Việt Nam - pdf 12

Download Đề tài Thực trạng sử dụng các công cụ kinh tế phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường ở Việt Nam miễn phí



Table of Contents
1 Các công cụ kinh tế dùng trong việc phát triển các sản phẩm TTMT . 3
1.1 Khái niệm . 3
1.2 Phân loại . 5
1.2.1 Công cụ thuế . 5
1.2.2 Công cụ phí, lệ phí . 6
1.2.3 Công cụ hỗ trợ . 6
1.2.4 Công cụ ký quỹ, đặt cọc – hoàn trả. 8
1.2.5 Quỹ môi trường . 8
1.2.6 Các chương trình thương mại . 9
1.2.7 Các công cụ khác . 10
2 Khái niệm và các tiêu chí đánh giá sản phẩm thân thiện với môi trường. 11
2.1 Khái niệm . 11
2.2 Các tiêu chí đánh giá sản phẩm TTMT . 11
3 Thực trạng phát triển sản phẩm TTMT . 13
3.1 Khó khăn về công cụ phát triển sản phẩm TTMT . 16
3.2 Việc phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, đối với các doanh nghiệp Việt Nam còn
rất nhiều khó khăn. 16
4 Phân tích một số sản phẩm TTMT tiêu biểu tại Việt Nam . 18
4.1 Sản phẩm 1: Rau hữu cơ . 18
4.1.1 Sản phẩm rau hữu cơ của Trung tâm Hành Động vì Sự phát triển Đô Thị (ACCD) . 18
4.1.2 Sản phẩm rau hữu cơ của công ty SCS: . 23
4.1.3 Tổng quan về thực trạng của sản phẩm rau hữu cơ: . 25
4.2 Sản phẩm 2: Đồ đựng và bao bì tự hủy . 26
4.2.1 Sản phẩm: . 26
4.2.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: . 27
4.2.3 Các công cụ kinh tế được áp dụng và mức độ hiệu quả . 28
4.2.4 Đề xuất: . 29
4.2.5 Kết luận chung . 29
4.2.6 Nguồn tham khảo: . 30
4.3 Sản phẩm 3: Than sạch Hoàng Thương . 30
4.3.1 Mô tả sản phẩm . 30
4.3.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: . 31
4.3.3 Các công cụ kinh tế được áp dụng và mức độ hiệu quả:. 34
4.3.4 Đề xuất. 34
4.3.5 Đánhgiá đề xuất:. 35
4.3.6 Nguồn tham khảo. 36
4.4 Sản phẩm ứng dụng năng lượng mặt trời. 36
4.4.1 Mô tả sản phẩm. 36
4.4.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. 38
4.4.3 Các công cụ kinh tế đã được áp dụng và hiệu quả. 39
4.4.4 Đánh giá. 40
4.5 Đề xuất. 40
4.5.1 Nguồn tham khảo. 41
4.6 Sản phẩm khẩu trang hoạt tính. 41
4.6.1 Mô tả sản phẩm. 41
4.6.2 Công nghệ sản xuất và năng lực sản xuất. 42
4.6.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 43
4.6.4 Các công cụ kinh tế và mức độ hiệu quả. 44
4.6.5 Đề xuất từ doanh nghiệp. 45
4.6.6 Tổng kết. 45
4.6.7 Nguồn tham khảo. 45
4.7 Sản phẩm6: xử lý rác thải. 46
4.7.1 Mô tả sản phẩm. 46
4.7.2 Công nghệ sản xuất và năng lực sản xuất. 47
4.7.3 Công ty. 48
4.7.4 Các công cụ kinh tế đang được áp dụng và hiệu quả. 49
4.7.5 Đề xuất của doanh nghiệp. 49
4.7.6 Tổng kết. 50
4.8 Sản phẩm7 : Lò hơi tầng sôi tuần hoàn. 51
4.8.1 Mô tả sản phẩm. 51
4.8.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:. 52
4.8.3 Các công cụ kinh tế được áp dụng và mức độ hiệu quả. 54
4.8.4 Tổng quan về thực trạng của sản phẩm lò hơi. 55
4.8.5 Đề xuất. 55
4.8.6 Nguồn tham khảo. 56


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33054/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm của
các doanh nghiệp này vẫn còn rất hạn chế.
o Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh
nghiệp xanh nói riêng chưa có chất lượng cao. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên có các
kiến thức chuyên sâu về bảo vệ môi trường, quy trình sản xuất thân thiện môi
trường, vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, thiết kế sinh thái đối với phần lớn các
doanh nghiệp chưa đủ để đáp ứng yêu cầu. (Kết quả khảo sát trong khuôn khổ dự
án “Năng lực bảo vệ môi trường của doanh nghiệp”)
o Năng lực về phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm, phát triển thị
trường của các doanh nghiệp xanh thực sự là một vấn đề hết sức khó khăn. Đặc
biệt là đối với thị trường Việt Nam, nơi mà cái nhìn của người tiêu dùng đối với
môi trường và các sản phẩm TTMT còn rất hạn chế.
Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, lĩnh vực sản xuất sản phẩm TTMT ở Việt Nam
cũng có những thuận lợi và tiềm năng phát triển.
 Thứ nhất, thị trường cho sản phẩm TTMT đang ngày càng mở rộng do nhận thức của
người dân về các vấn đề môi trường đang ngày càng được cải thiện và nhu cầu cho
các sản phẩm TTMT đang có xu hướng tăng lên. Một số lĩnh vực đáng chú ý là năng
lượng, hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ mỹ nghệ,..
 Thứ hai, vấn đề môi trường nói riêng và sản phẩm TTMT nói chung đang được sự
quan tâm của rất nhiều các nhà khoa học và các cơ quan chính phủ. Nhờ đó mà trong
tương lai gần, lĩnh vực này sẽ có tiềm năng đạt được những thành tựu và cơ hội lớn.
 Thứ ba, trong xu thế của không chỉ Việt Nam mà cả thế giới, đó là hướng về môi
trường, tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững… thì lĩnh vực sản xuất sản phẩm
TTMT thực sự là một lĩnh vực bền vững và có tương lai phát triển.
Xét một cách tổng quan, hiện nay tại Việt Nam, việc phát triển các sản phẩm TTMT
còn rất hạn chế mặc dù đã có nhiều tiến bộ so với trước kia. Và sản xuất các sản phẩm
TTMT vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy,
chúng ta vẫn có thể lạc quan nhận định rằng, lĩnh vực này sẽ có tiềm năng phát triển
mạnh trong tương lai.
Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, chúng tui đi sâu phân tích 8 sản phẩm TTMT
tiêu biểu tại Việt Nam hiện nay, nhằm rút ra những nhận định đánh giá về thực trạng sử
dụng công cụ kinh tế phát triển nhóm sản phẩm TTMT và từ đó có những đề xuất kiến
nghị cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ kinh tế, phát triển sản phẩm TTMT.
4 Phân tích một số sản phẩm TTMT tiêu biểu tại Việt Nam
4.1 Sản phẩm 1: Rau hữu cơ
4.1.1 Sản phẩm rau hữu cơ của Trung tâm Hành Động vì Sự phát triển Đô Thị (ACCD)
4.1.1.1 Mô tả sản phẩm
4.1.1.1.1 Sản phẩm
 Ý tưởng về sản phẩm
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC), theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, là hệ thống canh
tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp
giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho người và vật nuôi. Ý tưởng về kinh doanh sản
phẩm rau hữu cơ được bắt nguồn từ mong muốn được sử dụng rau sạch, không chứa các
chất hóa học độc hại, an toàn cho sức khỏe người dùng.
 Đặc tính sản phẩm
Sản phẩm rau hữu cơ là sản phẩm sử dụng phân hữu cơ (phân được ủ bằng rơm rạ,
phân trâu bò, vỏ trai, vỏ hến…), không sử dụng phân bón hóa học và phân người; không
sử dụng các chất kích thích và tăng trưởng; không sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật
hay các chất diệt cỏ; và hoàn toàn không sử dụng các chế phẩm biến đổi gien. Tất cả các
biện pháp chống bệnh cho cây đều được thực hiện thủ công và không hề sử dụng thuốc,
phân hóa học và máy móc. Sản phẩm rau hữu cơ hiện có giá cao hơn sản phẩm rau an
toàn (sản phẩm rau an toàn: có sử dụng thuốc, phân hóa học, tuy nhiên phải được cách ly
trong 1 khoảng thời gian an toàn mới được đem ra sử dụng). Trong khoảng thời gian đầu,
giá rau hữu cơ cao gấp 2 lần giá rau an toàn, tuy nhiên, trong 1 năm trở lại đây, do giá
của sản phẩm rau hữu cơ không hề tăng, trong khi giá rau an toàn tăng cao nên hiện nay
khoảng cách không còn là bao. Thời gian trồng rau hữu cơ cũng dài hơn rau an toàn do
phương pháp trồng rất thủ công (1 tháng cho rau ăn lá, 3 tháng cho củ quả).
 Sản phẩm đã được nhận các chứng nhận sau về tiêu chuẩn môi trường
o Hệ thống cấp chứng nhận PGS được xây dựng từ hoạt động của Dự án phát triển
nông nghiệp hữu cơ (ADDA). Chứng nhận PGS được công nhận bởi Tổ chức liên
đoàn Quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM), chứng nhận được
nhiều nước trên thế giới áp dụng đồng thời với hệ thống cấp chứng nhận của chính
phủ. Ở Việt Nam, đang xúc tiến thành lập Hiệp hội hữu cơ, hệ thống PGS sẽ dần
được chuyển giao cho hiệp hội vận hành.
o Tuy nhiên, trên thực tế, để đạt được các chứng nhận này là một quá trình rất khó
khăn, nhất là về vị trí địa lý của Việt Nam khá xa so với Đan Mạch, nên các doanh
nghiệp xã hội nông sản đang hướng tới các chứng nhận của Hàn Quốc, Thái
Lan…và trong tương lai gần xúc tiến thành lập Hiệp hội hữu cơ ở Việt Nam, và hệ
thống PGS sẽ dần được chuyển giao cho hiệp hội vận hành.
4.1.1.1.2 Công nghệ sản xuất và năng lực sản xuất
 Quy trình và công nghệ sản xuất
Người nông dân khi tham gia dự án đã được theo học 1 khóa về trồng rau an toàn của
tổ chức ADDA và được cấp chứng chỉ sau khóa học. Trong quá trình trồng rau, người
nông dân cũng được Trung tâm hành động vì sự phát triển của đô thị và tổ chức ADDA
hỗ trợ nhiều về kĩ thuật. Ngoài ra, trung tâm phát triển đô thị cũng giúp họ tìm được đầu
ra, marketing cho sản phẩm (Kênh quảng cáo: qua website của trung tâm, qua hội chợ và
báo chí.). Sản phẩm rau hữu cơ do Trung tâm hành động vì sự phát triển của đô thị giới
thiệu có thời gian gieo trồng dài hơn sản phẩm rau an toàn, và tất cả các khâu từ bón
phân, trừ sâu, thu hoạch, đóng gói được làm hoàn toàn thủ công, không hề sử dụng thuốc,
phân hóa học và bất kì loại máy móc nào. Sản phẩm được vận chuyển bằng xe máy từ
Sóc Sơn ra Hà Nội để tiêu thụ
 So sánh chi phí với sản xuất rau thông thường
Chi phí lao động trực tiếp trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ cao gấp 4 lần so với chi
phí lao động nông nghiệp thâm canh, tuy nhiên chi phí mua nguyên vật liệu để sản xuất
ra phân hữu cơ sử dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ giảm được 30% so với chi phí mua
phân bón hóa học..
 Hình thức bán hàng
Để khách hàng chọn rau (qua mạng), bán rau trả tiền theo tháng và giao tận tay khách
hàng nếu mua đủ số lượng.
4.1.1.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:
 Thị trường cho sản phẩm: Sau 2 năm hoạt động, đến nay dự án đã đạt được những
kết quả sau:
o Trung bình 300-350 khách hàng/tháng (khách hàng tại Hà Nội).
o Sản xuất được 3-3 tấn rưỡi/ tháng.
o Nâng mức thu nhập của người nông dân lên 20% so với khi trồng rau hữu cơ,
người nông dân cũng có thu nhập ổn định hơn v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status