Tìm hiểu vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

I Mở đầu.
Đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội luôn được bắt đầu trước hết từ phạm vi gia đình và trong suốt cuộc đời của họ, gia đình là môi trường sống hết sức quan trọng. Mỗi gia đình luôn là một tế bào của xã hội, vì vậy mà người phụ nữ trong gia đình cũng được ví như những hạt nhân của tế bào đó. Đồng thời, gia đình cũng là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ. Để cảm nhận rõ hơn về tầm quan trọng của người phụ nữ trong gia đình nói chung và ngoài xã hội nói riêng, tui tiến hành nghiên cứu “vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội’.

II Nội dung.
2.1 Khái quát về vị trí và tầm quan trọng của người phụ nữ.
2.1.1 Người phụ nữ trên thế giới nói chung.
Nói đến người phụ nữ là nói đến đến một nửa của nhân loại. Nếu như con người là tinh hoa của đất trời thì người phụ nữ sẽ là hương hoa của cuộc đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “muốn giải phóng giai cấp trước hết là giải phóng người phụ nữ”. Như vậy, vai trò của người phụ nữ luôn được xã hội coi trọng và ghi nhận.
Tạo hoá dựng nên con người có cả đàn ông và phụ nữ, tuy nhiên họ có những đặc trưng về cá tính, khả năng, đặc điểm khác nhau để mang trong mình những trọng trách khác nhau. Tạo hoá đã ban cho phụ nữ một cơ thể đặc biệt để mang thai và sinh con. Điều đó đồng nghĩa với việc ban cho họ một thiên chức vô cùng quan trọng và cao quý ấy là làm mẹ, làm vợ. Không phải ngẫu nhiên tạo hoá lại trang bị cho phụ nữ một tâm hồn mềm mại, tấm lòng yêu thương và tâm tính dịu dàng. Phụ nữ có quyền tự hào, có quyền hãnh diện khi được tạo hoá ban cho một đặc ân, giao cho một trọng trách vô cùng quan trọng và cao quý ấy.
Với những đặc tính và thiên chức đó, vai trò của phụ nữ từ thuở xa xưa đã được khẳng định. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp vào mỗi giai đoạn lịch sử mà quan điểm giai cấp nhìn nhận về vai trò người phụ nữ khác nhau. Trong xã hội phong kiến hình ảnh người phụ nữ được ví như“Cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”. Cuộc sống của họ về vật chất thiếu thốn phải“chạy ăn từng bữa toát mồ hôi”, lam lũ đến cùng cực; về tinh thần thì bị ràng buộc trong lễ giáo phong kiến của “tam tòng, tứ đức”. Chế độ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã đẩy vị trí người phụ nữ xuống sâu dưới đáy xã hội.


1Yq7XvE1YhM309c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status