Tiểu luận Phân tích vai trò nhà nước đối với điều tiết kinh tế trong các học thuyết kinh tế và ý nghĩa rút ra đối với Việt Nam - pdf 12

Download Tiểu luận Phân tích vai trò nhà nước đối với điều tiết kinh tế trong các học thuyết kinh tế và ý nghĩa rút ra đối với Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
 
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
I. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐIỀU TIẾT NỀN KINH TẾ TRONG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN. 3
1. Lý luận về vai trò nhà nước trong nền kinh tế của chủ nghĩa trọng thương. 3
2. Vai trò của nhà nước trong học thuyết kinh tế trọng nông (1756 - 1777). 5
3. Vai trò của nhà nước trong học thuyết KTCTTSCĐ Anh. 9
4. Vai trò nhà nước trong các học thuyết KTCTTS tầm thường. 11
5. Vai trò của nhà nước trong học thuyết của trường phái Tân Cổ Điển. 12
6. Nhà nước - bàn tay hữu hình trong lý thuyết kinh tế của Keynes. 14
7. Vai trò nhà nước trong học thuyết kinh tế của trường phái Tự do mới. 19
8. Vai trò nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp - Lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại. 24
Kết luận 29
II. LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG HỌC THUYẾT MÁC - LÊ NIN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NUỚC TRONG THỜI KỲ QÚA ĐỘ ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM. 31
1. Vai trò kinh tế của nhà nước trong học thuyết Mác - Lênin 31
2. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 33
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34173/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

quát: giá - lương và lãi suất ổn định.
Đồng thời với lý luận cân bằng tổng quát, các nhà kinh tế phái tân cổ điển cũng như phái cổ điển đều thấy một thực tế là theo đà phát triển của nền kinh té, chức năng của nhà nước ngày càng được mở rộng, do vậy vai trò của nhà nước tăng lên. Đặc biệt trước những đòi hỏi của thực tế trong lĩnh vực ngoại thương, sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền và những vấn đề tái sản xuất sức lao động, nhà nước tư sản ngày càng phải tăng cường can thiệp vào nền kinh tế.
Tuy nhiên họ vẫn cho rằng tự do kinh tế là sức mạnh của nền kinh tế thi trường. Quy luật kinh tế là vô địch mặc dù chính sách kinh tế của nhà nước cóthể thúc đẩy hay kìm chế hoạt động của các quy luật kinh tế. Họ có niềm tin vững chắc vào cơ chế thị trường và sự điều tiết hoạt động cung cầu và giá cả. Theo sự điều tiết của bàn tay vô hình mà quá trình tái sản xuất bản đảm được những tỷ lệ cân đối và duy trì được sự phát triển bình thường.
NHÀ NƯỚC - BÀN TAY HỮU HÌNH TRONG LÝ THUYẾT KINH TẾ CỦA KEYNES.
Học thuyết Keynes ra đời vào những năm 30 của thế kỷ XX. Lý luận về sự điều tiết của cơ chế thị trường của phái cổ điển và tân cổ điển đã bị phá sản trước một thực tế phũ phàng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mà đỉnh cao là cuộc đại suy thoái 1929-1933. Mặt khác, vào những năm 30 của thế kỷ 20, lực lượng sản xuất phát triển, độc quyền ra đời và bắt đầu bành trướng thế lực… tình hình đó đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước.
John Maynard Keynes (1884-1946) là nhà kinh tế học người Anh, giáo sư trường Đại học tổng hợp Cambridge, một nhà hoạt động xã hội, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, thống đốc ngân hàng Anh, cố vấn kinh tế của chính phủ Anh, chủ bút tờ tạp chí Nhà kinh tế.
Keynes phê phán lý luận của các phái cổ điển và tân cổ điển về khả năng tự điều chỉnh của thị trường, đồng thời nêu lên quan điểm về vấn đề khủng hoảng thất nghiệp và vai trò điều tiết của nhà nước. Theo ông giữa cung và cầu ít khi có sự cân bằng , bởi vì chúng chịu tác động của hàng loạt nhân tố (thu nhập, xu hướng tiêu dùng giới hạn, tiết kiệm, hiệu quả giới hạn của tư bản, lãi suất, xu hướng ưa chuộng tiền mặt…) và trong hầu hết các trường hợp thì tổng cầu luôn nhỏ hơn tổng cung. Tình hình đó gây nên hiện tượng thừa hàng hoá, làm sản xuất bị thu hẹp thất nghiệp gia tăng. Keynes thừa nhận sự phát triển có tính chu kỳ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và coi đó là một hiện tượng vô cùng phức tạp, một căn bệnh nan giải và để khắc phục không thể dựa vào sự điều tiết của thị trường cũng như dựa vào những sáng kiến cá nhân. Ông khẳng định cần có vai trò nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. Vai trò đó được thể hiện tập trung ở việc điều chỉnh tổng cầu
Ông đã phân tích nguyên nhân gây giảm sút tổng cầu và chỉ ra rằng để ngăn chặn hướng này không chỉ dựa vào cơ chế thị trường mà phải cần tới với vai trò điều tiết của nhà nước. Đồng thời trên cơ sở các phân tích này ông đã đề ra những biện pháp chính sách can thiệp của nhà nước tư sản.
Tổng cầu hiệu quả gồm có cầu tiêu dùng và cầu đầu tư. Cầu tiêu dùng giảm do tác động của khuynh hướng tiêu dùng giới hạn và thu nhập. Thu nhập tăng lên khi việc làm tăng, song do sự tác động của khuynh hướng tiêu dùng giới hạn nên tiêu dùng tăng chậm hơn thu nhập (còn tiết kiệm lại tăng nhanh) điều này làm cho tiêu dùng giảm tương đối.
Cầu đầu tư giảm do sự tác động của hiệu quả giới hạn của tư bản. Hiệu quả giới hạn của tư bản giảm xuống làm mất lòng tin của doanh nhân vào thu nhập tương lai. Do vậy họ từ bỏ việc đầu tư, làm cho việc thu hút việc làm bị ngưng trệ, thất nghiệp tăng (nhất là trong điều kiện dân số tăng). Cầu đầu tư còn phụ thuộc vào sự biến động của lãi suất, khối lượng tiền tệ và khuynh hướng ưa chuộng tiền mặt. Tất cả các nhân tố tác động tới tổng cầu hiệu quả đều tác động tới việc làm. Do vậy, để chống thất nghiệp phải dùng các biện pháp để tác động vào tổng cầu hiệu quả. Việc này cần có bàn tay của nhà nước, không thể phó mặc cho thị trường.
Trên cơ sở phân tích trên, Keynes đã đưa ra các biện pháp và chính sách can thiệp của nhà nước để điều chỉnh tổng cầu:
Đối với cầu đầu tư: trên cơ sở phân tích những nguyên nhân gây thiếu hụt đầu tư, Keynes đưa ra những kiến nghị mà tập trung nhất là việc sử dụng ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư tư nhân và bản thân nhà nước cần chủ động đầu tư (đầu tư của nhà nước).
Cụ thể là:
Nhà nước cần thực hiện tăng thêm những đơn đặt hàng đối với các công ty, trước hết là các công ty lớn về các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng… Ông cho rằng việcthực hiện những đơn đặt hàng như vậy là biện pháp chủ động tăng cầu về tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và cầu về sức lao động. Đó cũng là biện pháp chủ động trong tăng số lượng việc làm.
Tăng cường trợ cấp tài chính tín dụng từ ngân sách để bảo đảm tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận cho các tổ chức độc quyền, cũng có nghĩa là bảo đảm hiệu quả đầu tư ở mức có lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn để họ yên tâm đầu tư. các biện pháp mà nhà nước cần áp dụng là giảm lãi suất thực hiện tín dụng ưu đãi với các chương trình trọng điểm, giảm thuế đối với các doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư.
Thực hiện “lạm phát có mức độ”. Ông cho rằng, để đầu tư bằng việc giảm lãi suất cần tăng thêm một số lượng tiền tệ vào lĩnh vựclưu thông thực hiện lạm phát có mức độ. Theo ông lạm phát có mức độ là biện pháp hữu hiệu để kích thích thị trường và không có gì nguy hiểm. Khi nền kinh tế đạt tới trạngthái cân bằng với mức sản lượng và việc làm cao hơn thì lạm phát sẽ tự động dừng lại. Ông cũng cho rằng, để bù đắp thiếu hụt ngân sách do tăng đầu tư của nhà nước và trợ cấp tài chính cần thiết phải thực thi lạm phát có mức độ, thông qua việc in thêm tiền giấy.
Tăng thuế để điều tiết bớt một phần thu nhập trong dân cư đưa vào ngân sách để đầu tư. Thực hiện phát hành công trái để bổ sung thêm cho ngân sách. Việc tăng thu ngân sách để tạo điều kiện cho tăng chi cho mục đích đầu tư…
Thực hiện khuyến khích mở rộng các hình thức đầu tư. Theo ông đầu tư vào lĩnh vực nào cũng tốt vì như vậy sẽ giải quyết được việc làm, có thêm thu nhập, chống khủng hoảng và thất nghiệp. Ông còn cho rằng đầu tư vào các phương tiện chiến tranh cũng cần thiết (đó là cơ sở kích thích quân sự hoá nền kinh tế), hay thậm chí chính phủ Anh cứ thuê người đem chôn các két bạc ở khu mỏ hoang rồi lại đào lên cũng là biệp pháp tăng cầu.
Đối với tổng cầu tiêu dùng: Keynes đề nghị thực hiện các biện pháp khuyến khích tiêu dùng cá nhân của các tầng lớp dâncư đặc biệt là khuyến khích tiêu sài xa hoa của các tầng lớp giàu có, thực hiện quân sự hoá nền kinh ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status