Tiểu luận Phân tích những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá - pdf 12

Download Tiểu luận Phân tích những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá miễn phí



MỤC LỤC
 
Phần một: Mở đầu 1
Phần hai: Nội dung 2
I. Hợp đồng mua bán hàng hoá 2
1. Khái niệm 2
2. Các điều khoản chính của HĐMBHH 2
a. Điều khoản về đối tượng của hợp đồng 2
b. Điều khoản về số lượng hàng hoá 3
c. Điều khoản về chất lượng, quy cách hàng hoá 3
d. Điều khoản về bao bì và ký, mã hiệu 5
e. Điều khoản về giao, nhận hàng 6
g. Điều khoản về bảo hành hàng hoá và giấy hướng dẫn sử dụng 7
h. Điều khoản về giá cả 8
i. Điều khoản thanh toán 9
k. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 10
l. Điều khoản về trách nhiệm vật chất 10
m. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng 11
n. Điều khoản về thoả thuận khác (nếu cần) 12
o. Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng 12
Phần ba: Kết luận 13
Tài liệu tham khảo
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34109/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

o động xã hội và sự trao đổi sản phẩm của lao động. Quan hệ này trở thành quan hệ pháp luật khi được pháp luật điều chỉnh soạn thảo thành các điều khoản và hình thức pháp lý của nó là hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá.
Hiện nay, ở nước ta việc quy định pháp luật về những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa dựa vào các văn bản: Bộ luật dân sự (28/10/1995); Luật Thương mại (10/5/1997); Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (25/9/1989) và một số văn bản khác có liên quan.
Thực tế cho thấy pháp lệnh hợp đồng kinh tế ra đời từ năm 1989 cho tới nay cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế thị trường, bởi nó có rất nhiều bất cập trong việc thi hành, bên cạnh đó thì sự ra đời của luật thương mại năm 1997 cũng quy định một số vấn đề mua bán hàng hoá với tư cách là một trong những hành vi thương mại của thương nhân. Điều đó dẫn đến nhiều mâu thuẫn, chồng chéo quy định trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế với luật thương mại về hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá. Như vậy khi kí kết các hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá các doanh nghiệp sẽ phải dựa vào những điều khoản mà văn bản pháp lý nào? Giữa 1 văn bản có hiệu lực pháp lí cao hay văn bản có hiệu lực thời gian thi hành trước hay phải áp dụng cả nhiều văn bản. Nếu áp dụng cả nhiều văn bản thì phải áp dụng như thế nào để không trái pháp luật? Bởi vậy để tiếp cận và hiểu rõ hơn về những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng mua bán hàng hoá em xin chọn đề tài tiểu luận "Phân tích những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá". Với đề tài nghiên cứu phân tích như trên tiểu luận có kết cấu gồm mục lục, lời mở đầu, nội dung và kết luận.
PHẦN HAI: NỘI DUNG
I- HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
1-Khái niệm
Hợp đồng mua bán hàng hoá (HĐMBHH) là một loại văn bản có tính chất pháp lý được hình thành trên cơ sở thoả thuận một cách bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt một quan hệ trao đổi hành hoá.
Trong đó hàng hóa là đối tượng của hợp đồng, nó là sản phẩm của quá trình lao động, được sản xuất ra nhằm mục đích mua bán, trao đổi để thoả mãn các nhu cầu của xã hội, thông qua trao đổi và mua bán sản phẩm của lao động đã nối liền sản xuất với tiêu dùng bằng khâu phân phối lưu thông mà nội dung pháp lý của nó chính là Hợp đồng mua bán hàng hoá.
2- Các điều khoản chính của HĐMBHH
a- Điều khoản về đối tượng của hợp đồng
Trong hợp đồng phải nêu tên hàng bằng những danh từ thông dụng nhất (tiếng phổ thông) để các bên hợp đồng và các cơ quan hữu quan đều có thể hiểu được.
Bởi hàng hoá có thể tồn tại dưới dạng tư liệu tiêu dùng, vật tư và tư liệu sản xuất khác; trong trường hợp mua bán vật tư, sản phẩm chúng ta vẫn có thể ghi tên loại hợp đồng này dưới dạng cụ thể như:
+ Hợp đồng mua bán vật tư;
+ Hợp đồng mua bán sản phẩm.
Đối tượng của hợp đồng chỉ hợp pháp khi nó là loại hàng hoá được phép lưu thông; nếu đối tượng của loại hợp đồng này là hàng quốc cấm thì hợp đồng trở thành vô hiệu.
Nếu đối tượng của hợp đồng là loại hàng hoá nhà nước hạn chế lưu thông thì loại hợp đồng mua bán này thường bị nhà nước quản lý chặt chẽ số lượng và địa chỉ tiêu thụ, các chủ thể không được áp dụng nguyên tắc tự nguyện và phải tuân theo quy định của hợp đồng theo chỉ tiêu pháp lệnh .
b- Điều khoản về số lượng hàng hoá
Số lượng vật tư, hàng hoá phải được ghi chính xác, rỏ ràng theo sự thoả thuận của các bên chủ thể và tính theo đơn vị đo lường hợp pháp của nhà nước với từng loại hàng như: kg, tạ, tấn, cái, chiếc, KW, KV, A...Nếu tính trọng lượng thì phải ghi cả trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bao bì.
Trong những hợp đồng có mua bán nhiều loại hàng hoá khác nhau thì phải ghi riêng số lượng, trọng lượng của từng loại, sau đó ghi tổng giá trị vật tư, hàng hoá mua bán.
Nếu các bên phải thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh nhà nước giao đối với loại hàng hoá đặc biệt nào đó thì phải ghi vào hợp đồng đúng số lượng hàng hoá theo số lượng nhà nước giao (trừ trường họp không thể đáp ứng đủ phải báo cáo cấp trên điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch).
c-Điều khoản về chất lượng, quy cách hàng hoá
Phải ghi rõ trong hợp đồng phẩm chất, quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật, kích thước, màu sắc, mùi vị, độ ẩm, tạp chất ...Nhưng tuỳ từng loại hàng mà hai bên có thể thoả thuận về các điều kiện phẩm chất, quy cách cho phù hợp.
Căn cứ vào tiêu chuẩn để thoả thuận chất lượng: thông thường sản phẩm công nghiệp được tiêu chuẩn hoá; có các loại tiêu chuẩn nhà nước, tiêu chuẩn địa phương, tiêu chuẩn ngành kinh tế.
Nếu chưa được tiêu chuẩn hoá các bên phải thoả thuận chất lượng bằng sự miêu tả tỉ mỉ, không được dùng khái niệm chung chung, khó quy trách nhiệm khi vi phạm như: “chất lượng phải tốt", “hàng hoá phải bảo đảm" hay “hàng phải khô “ hay “còn ăn được".
Đối với hàng hoá có chất lượng ổn định thường được thoả thuận theo mẫu hàng, đó là hàng được sản xuất hàng loạt. Yêu cầu khi chọn mẫu phải tuân theo nguyên tắc:
+ Phải chọn mẫu của chính lô hàng ghi trong hợp đồng;
+ Mộu hàng phải mang tính chất tiêu biểu cho loại hàng đó;
+ Số lượng mẫu ít nhất là 3, trong đó mỗi bên giữ một mẫu và giao cho người trung gian giữ một mẫu.
Mẫu hàng là một bộ phận không thể tách rời hợp đồng nên phải cặp chì, đánh dấu, ghi số hợp đồng vào mẫu...để đề phòng mất mát và tránh tranh chấp xảy ra sau này.
Ngoài ba phương pháp quy định chất lượng hàng hoá phổ biến trên, trong thực tế ký kết hợp đồng còn áp dụng những phương pháp sau:
- Xác định chất lượng theo điều kiện kỹ thuật: Bao gồm những đặc tính kỹ thuật cụ thể, mô tả loại vật liệu sản xuất ra hàng hoá, nguyen tắc và phương pháp kiểm tra, thử nghiệm. Điều kiện kỹ thuạt thưòng ding xác định chất lượng những mặt hàng được thực hiện theo đơn đặt hàng cá nhân, chẳng hạn: tàu biển, thiết bị công nghiệp phức tạp, loại thiết bị duy nhất. Điều kiện kỹ thuật đối với máy móc và thiết bị có thể do chính người đặt hàng đưa ra và người cung cấp sẽ chấp nhận khi ký hợp đồng mua bán, hay là do công ty cung cấp nêu ra và người đặt hàng phê chuẩn. Điều kiện kỹ thuật được đua ra ngay hay trong văn bản hợp đồng hay trong phụ lục của hợp đồng.
- Xác định sau khi đã xem sơ bộ: Trong hợp đồng phương pháp này được thể hiện bằng những từ “đã xem và đồng ý “. Với phương pháp này người mua được quyền xem toàn bộ lô hàng trong một thời gian quy định. Người bán bảo đảm chất lượng hàng như khi người mua đã xem và đồng ý. Trên thực tế trong trường hợp này người bán không chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá được giao nếu như trong đó không có những yếu điểm mà khi xem hàng người mua không phát hiện ra và không thông báo trước khi thực hiện hợp đồng. Hàng hoá bán theo cách này thường ở các cuộc đấu giá và được lấy từ kho ra.
- ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status