Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá - pdf 12

Download Luận văn Đội ngũ công nhân Thái Nguyên với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá miễn phí



Số lượng công nhân Thái Nguyên hiện nay còn mất cân đối giữa các ngành công nghiệp. Cụ thể công nhân công nghiệp chế biến chiếm tỷ lệ cao 77,28%, công nhân ở ngành nông, lâm nghiệp chiếm 6,7%; công nhân khai thác 12,04%, vận tải và thông tin liên lạc 0,91%, cơ khí và sửa chữa 2,07% còn lại là các ngành khác (1%). Trong số 77,28% công nhân công nghiệp chế biến có 17,9% công nhân sản xuất thực phẩm và đồ uống; 8,6% sản xuất trang phục; 16,0% sản xuất sản phẩm từ gỗ và lâm sản; 27,2% sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại; 29,3% sản xuất sản phẩm kim loại, ngoài ra là các ngành chế biến khác. Trong số công nhân ngành nông lâm nghiệp có 5,3% công nhân trồng trọt,


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34074/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

g định hướng XHCN. Họ nhất trí cao với việc từ bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, ủng hộ việc tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, lao động trong các doanh nghiệp nhà nước mặc dù biết điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi cá nhân; luôn nêu cao tinh thần vượt khó khăn và đã góp phần tạo nên những thành tựu quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Thời gian qua, vấn đề nâng cao trình độ lý luận chính trị cho công nhân được Đảng bộ và các cấp chính quyền tỉnh quan tâm đưa vào chương trình hoạt động thường xuyên của Liên đoàn lao động tỉnh, song kết quả vẫn còn nhiều hạn chế.
Bảng 2.3: Trình độ chính trị của công nhân Thái Nguyên tính đến 2004
Đơn vị tính: %
Toàn tỉnh
Khu vực kinh tế
Giới tính
Quốc doanh
Ngoài quốc doanh
Nam
Nữ
Tổng số
100%
100%
100%
100%
100%
1. Chưa qua các lớp chính trị
65,72
60,40
81,31
65,11
73,1
- Chưa học
50,71
50,40
60,71
52,39
54,1
- Không có điều kiện đi học
13,31
9,60
18,23
11,08
17,5
- Không đi học
1,0
0,4
2,37
1,64
1,5
2. Đang học ở các lớp chính trị
2,1
2,4
1,82
1,94
1,90
3. Đã qua các lớp chính trị
32,18
37,2
16,87
32,95
25,0
- Sơ cấp
25,32
29,84
12,16
23,53
20,55
- Trung cấp chính trị
6,23
7,28
4,52
8,61
4,02
- Cao cấp chính trị (tương đương)
0,63
1,08
0,19
0,81
0,43
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Thương binh - Xã hội tỉnh Thái Nguyên.
Trước đổi mới công nhân chủ yếu lao động sản xuất trong các doanh nghiệp quốc doanh cùng với nó là các tổ chức Đảng và đoàn thể như tổ chức cơ sở Đảng, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, nữ công... được xây dựng và hoạt động tương đối hiệu quả. Bước vào thời kỳ đổi mới với việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhiều thành phần kinh tế ra đời các tổ chức đảng, đoàn thể rất khó thâm nhập và hoạt động có hiệu quả trừ tổ chức công đoàn. Hơn thế nữa, trong điều kiện cạnh tranh về việc làm thu nhập nên rất nhiều công nhân ít quan tâm đến, thậm chí coi nhẹ rèn luyện ý thức chính trị, giai cấp. Chính điều này, giải thích vì sao trong đội ngũ công nhân Thái Nguyên vẫn còn một bộ phận không nhỏ hạn chế về nhận thức chính trị, về ý thức giác ngộ giai cấp, nhận thức chưa đầy đủ về các tổ chức trong hệ thống chính trị, chưa có nhận thức đúng về nhu cầu, về lợi ích lâu dài của mình trong tiến trình xây dựng và phát triển xã hội mới...
Qua số liệu điều tra trên cho thấy, số công nhân chưa học qua một lớp lý luận chính trị nào chiếm tới 65,72%, trong đó chưa học chiếm tới 50,71% và không có điều kiện đi học 13,68%. Số hiện đang học các lớp bồi dưỡng chính trị chiếm tỷ lệ rất thấp (2,1%). Số đã qua các lớp học chính trị là 32,18%, song chủ yếu là sơ cấp chính trị 25,32%, trong đó chủ yếu là đang làm việc trong các Công ty nhà nước được đào tạo từ trước và đa số là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tỷ lệ trên còn thấp hơn nữa. Ví dụ không qua các lớp chính trị chiếm tới 81,31% mà chủ yếu là chưa đi học, nếu có thì cũng chủ yếu là sơ cấp chính trị, trình độ rất thấp. Vì thế, trong quá trình điều tra xã hội học có những câu trả lời về đường lối, chủ trương, pháp luật của Nhà nước, về sứ mệnh giai cấp công nhân... hầu như không đúng hay không có ý kiến. Vì sao lại có tình trạng như vậy? có thể do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chưa tuyên truyền hiệu quả hay quan tâm chưa đúng mức đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm nâng cao ý thức chính trị cho công nhân nhất là khu vực kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nguồn bổ sung vào đội ngũ công nhân chủ yếu là học sinh phổ thông, tuổi đời còn rất trẻ chưa từng trải qua đấu tranh trong lao động sản xuất và chiến đấu cho độc lập dân tộc.
- Đời sống còn khó khăn do thiếu việc làm và phải cạnh tranh nên ít có thời gian tham gia hoạt động xã hội, có tư tưởng ngại học tập chính trị.
- Diễn biến phức tạp của thế giới và sự sụp đổ của hệ thống XHCN cùng với âm mưu diễn biến hòa bình cũng là một nguyên nhân làm suy giảm lòng tin của công nhân.
- Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức có quyền quan liêu, cửa quyền, tham nhũng - là nguyên nhân chủ yếu khiến công nhân thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và các đoàn thể nhân dân.
Tất cả những hạn chế ấy cần được khắc phục trong thời gian sớm nhất, có như vậy công nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng XHCN mới có thể thành công.
2.1.2.3. Về tham gia các tổ chức đảng và đoàn thể
- Tổ chức đảng và tổ chức đoàn thanh niên:
Tính đến thời điểm 2004, số công nhân là đảng viên, đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ rất thấp, nhất là trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên so với giai đoạn 1986-1998 đã xóa bỏ được tình trạng trắng đảng viên và đoàn viên trong hai khu vực kinh tế này.
Hiện tại số đảng viên trong đội ngũ công nhân chỉ chiếm gần 10% (9,92%) chủ yếu là trong khu vực kinh tế nhà nước (14,89%). Đây là số đảng viên thuộc lớp thợ lành nghề còn lại từ trước đổi mới. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chỉ chiếm 4,94%. Số công nhân là đoàn viên thanh niên cũng chỉ chiếm 40,2% trong đó khu vực kinh tế nhà nước cũng chiếm số đông (49,5%), khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 30,5%) [9, tr.40]. Nếu so sánh với trước đổi mới thì tỷ lệ này tăng không đáng kể, trong doanh nghiệp nhà nước tỷ lệ này không những không tăng mà còn giảm do giảm biên chế và giải thể cũng như cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Một thực tế nữa là số công nhân tuổi đời còn trẻ không có nguyện vọng tham gia vào các tổ chức này. Mặt khác một số tổ chức cơ sở đảng, đoàn ở tỉnh Thái Nguyên hoạt động kém hiệu quả, chỉ mang tính hình thức; đảng viên và đoàn viên thanh niên cũng chưa thật gương mẫu trong lao động sản xuất cũng như trong đời sống hàng ngày.
- Tổ chức công đoàn:
Theo Báo cáo tổng kết của Liên đoàn lao động tỉnh trong 5 năm 1998 đến 2003 việc xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở và công tác phát triển đoàn viên rất được chú trọng. Chưa tính các doanh nghiệp mới thành lập do số lượng công nhân còn ít và chưa ổn định thì có tới 89,78% số công nhân lao động trong các đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia công đoàn, 90% các doanh nghiệp đã thành lập các công đoàn cơ sở và con số này đến 2004 tiếp tục được tăng lên. Sở dĩ công tác phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở ở tỉnh đạt kết quả cao là ngoài sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thì hoạt động của bản thân công đoàn cơ sở trong bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người lao động, trong tuyên truyền đường lối chủ trương, pháp luật của nhà nước tương đối thành công, nhất là trong giải quyết tranh chấp lao động. Theo kết quả điều tra sơ bộ hầu hết số công nhân được hỏi về hoạt động của công đoàn cơ sở đều trả lời công đoàn đã đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng cho...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status