Tiểu luận Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU - Giải pháp phát triển - pdf 12

Download Tiểu luận Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU - Giải pháp phát triển miễn phí



Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU .1
NỘI DUNG .2
I - Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. .2
1 ) Vai trò của hoạt động xuất khẩu .2
2 ) Vai trò của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam .2
II - Tình hình hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Viẹt Nam sang thị
trường Châu âu .4
1 ) Thị trường EU và hàng dệt may Việt Nam .4
1.1 Thị trường EU .4
1.2 cách xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị
trường EU .4
2 ) Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU.6
2.1 Kim ngạch xuất khẩu .6
2.2 Quản lý và thực hiện hạn ngạch dệt may vào thị trương EU .7
2.3 Khó khăn và thuận lợi .8
III - Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may .10
1 ) Cải thiện môi trường đầu tư .10
2 ) Chính sách về nguyên liệu và phát triển sản phẩm .11
3 ) Công tác quản lý hạn ngạch hàng dệt may vào thị trường EU .12
4 ) Đầu tư nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm xuất
khẩu sang thị trường EU .13
5 ) Tăng cường khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư .14
KẾT LUẬN.15
MỤC LỤC . .16
TÀI LIỆU THAM KHẢO .17
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34114/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

n. Từ đó góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình chính trị xã hội.
Hàng dệt may còn có vị trí đặc biệt quan trọng với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, trong điều kiện buôn bán với các nước đang ngày càng được mở rộng, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, hàng dệt may luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta, đem lại nguồn thu ngoại tệ tương đối lớn để mua máy móc thiết bị,HĐH đất nước. Mặt khác sự phát triển ngành dệt may đang góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn, thông qua tăng trưởng sản xuất bông, đay, tơ tằm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp.
II - TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU.
1. Thị trường EU và hàng dệt may Việt nam
1.1.Thị trường EU.
EU là một thị trường rộng lớn với khoảng hơn 375 triệu người tiêu dùng, bao gồm 15 quốc gia nên nhu cầu về hàng hoá rất đa dạng và phong phú, đặc biệt đối với hàng dệt may có tính mùa vụ và thời trang cao. Tuy có sự khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa thị trường của các quốc gia song 15 nước trong khối EU đều nằm ở khu vực tây và Bắc âu nên có những tương đồng về kinh tế và văn hoá. Trình độ phát triển kinh tế của các nước này khá đồng đều nên người EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng. Người tiêu dùng EU có những sở thích và thói quen sử dụng hàng của những hãng nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng và uy tín lâu đời nên sử dụng những mătj hàng này có thể yên tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Những sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ít danh tiếng hay những nhãn hiệu ít biết đến sẽ rất khó tiêu thụ ở thị trường này.
EU là một cộng đồng kinh tế hùng mạnh và là trung tâm văn minh lâu đời của nhân loại. Mức sống của dân cao và tương đối đồng đều nên họ yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an toàn. Vì thế cạnh tranh về giá cả không hẳn là một biện pháp tối ưu khi xâm nhập thị trường này.
1.2 cách xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU.
Dựa trên đặc điểm và quá trình phát triển của mình, nhành dệt may Việt Nam đã đi vào thị trường thế giới trong đó có EU theo hai cách: gia công xuất khẩu theo hiệp định và xuất khẩu trực tiếp.
a- Hình thức gia công xuất khẩu theo hiệp định.
Theo hình thức này để nguyên phụ liệu trở thành thành phẩm phải trải qua ba trung tâm như ba mắt xích của quá trình sản xuất, đó là: nhà sản xuất- người đặt hàng- người tiêu dùng. Trong đó người đặt hàng giữ vai trò trung gian. Các nước trung gian nhận đơn đặt hàng của khách hàng và tổ chức điều hành, tiếp thị, phân phối và các nước nhận gia công tổ chức giáp nối với mẫu mã và nguyên vật liệu được cung cấp sẵn, phát triển dần từ hình thức may gia công đến các hình thức sản xuất khác với các công đoạn phức tạp hơn, giá trị gia tăng cao hơn.
Hiện nay, hơn 70% hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU dưới hình thức này. Một thực tế có thể thấy ngay là qua trung gian, các nhà sản xuất và công nhân phải chấp nhận giá công rất thấp. Trung bình các nhà sản xuất chỉ nhận được khoảng 20% tính trên giá thành xuất khẩu, còn 80% thuộc về người đặt hàng và các công ty trung gian cung cấp nguyên phụ liệu và mẫu mã. Ngoài ra, chúng ta còn mất quyền chủ động trong kinh doanh. Mặc dù vậy, gia công xuất khẩu vẫn là cách quan trọng để hàng dệt may Việt Nam tham gia vào thị trường EU. Ưu điểm có thể thấy rõ của cách này là độ rủi ro ít. vốn đầu tư đòi hỏi không nhiều. Hơn nữa, do nhu cầu giải quyết việc làm, ngành dệt may vẫn tiếp tục khuyến khích thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu phù hợp với việc phân bổ hạn ngạch.
b-Hình thức xuất khẩu trực tiếp
Đây là kiểu tổ chức sản xuất chỉ bao gồm chủ đặt hàng và người sản xuất. Theo cách này, giá trị gia tăng tạo ra cao hơn cách gia công trong tam giác sản xuất. Giá trị gia tăng bao gồm chi phí nhân công và chi phí nguyên phụ liệu. Các nhà sản xuất Việt nam có thể thoả thuận với chủ đặt hàng về việc sử dụng nguyên phụ liệu trong nước có thể sản xuất ra.
Hiện nay, tỷ lệ xuất khẩu hàng dệt may vào EU theo hình thức này còn quá nhỏ , chỉ chiếm từ 20%-30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường này. Tăng lượng xuất khẩu theo giá FOB là mục tiêu của ngành bởi bán hàng theo hình thức này đem lại lợi nhuận cao. Thị trường EU nổi tiếng là khó tính và đòi hỏi hàm lượng chất xám cao trong sản phẩm, phần lợi nhuận lớn nằm trong các công đoạn đòi hỏi chất xám đó. Bên cạnh đó xuất khẩu theo hình thức này giúp cho các nhà sản xuất có thể tiếp cận trực tiếp với thị trường, nắm được nhu cầu thị hiếu và các xu hướng, tránh được tính mùa vụ và những bị động mà hình thức gia công gặp phải. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp và người tiêu dùng bắt đầu biết được hàng dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, muốn xuất khẩu hàng dệt may theo cách này các doanh nghiệp Việt Nam phải nắm chắc các thông tin về thị trường, về các nhà cung cấp nguyên phụ liệu, thông tin khách hàng...Chính sự yếu kém trong công tác thông tin hiện nay là nguyên nhân dẫn đến thực trạng tỷ lệ hàng dệt may xuất khẩu trọn gói theo giá FOB thấp. Trong thời gian tới khắc phục sự yếu kém này.
2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU.
2.1 Kim ngạch xuất khẩu:
Từ khi hiệp định VN-EU về hàng dệt may chính thức có hiệu lực vào năm 1993, gía trị sản phẩm công nghiệp dệt may tăng nhanh rõ dệt làm thay đổi bộ mặt ngành dệt may nước ta. Kim ngạch xuất khẩu có sự gia tăng nhanh chóng, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1993- 1998 là 42,65%,(riêng năm 1992 chỉ đạt 161tr USD thì đến năm 1993 là 259tr, tức là tăng55,3%/năm), cao hơn 2 lần tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân cả nước cùng thời kỳ, tỷ trọng kim nhạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU thường chiếm khoảng 34%-38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tại thị trường hạn ngạch chiếm 39%, tăng 3% so với cùng kỳ năm 1998, trong đó kim ngạch xuất khẩu sang EU chiếm 80% thị trường hạn ngạch. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may VN vào EU vẫn có sự tăng trưởng qua các năm: năm1994 là 298trUSD, năm 1995 là 350trUSD, năm 1996 khi hiệp định được chính thức ký kết, số mặt hàng dệt may bị quản lý đã giảm từ 106 Cat xuống còn 29 Cat, kim ngạch xuất khẩu tăng 1,68 lần so với năm 1993(kim ngạch năm 1996 là 420trUSD).
Hiệp định buôn bán hàng dệt may VN-EU giai đoạn 1998-2000 được ký kết tháng 11/1997 cho phép nâng hạn ngạch từ VN sang EU tăng 40% so với giai đoạn 1993-1997 với mức tăng trưởng từ 3-6%/ năm, số mặt hàng quản lý giảm xuống còn 29 Cat, kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng và đạt khoảng 602 trUSD thị trường EU chiếm 41,52% trong năm 1998. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước đạt 1,7 tỷ USD thì riêng EU đã chiếm khoảng 620trUSD, chi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status