Tiểu luận Vai trò của mỹ thuật trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông - pdf 12

Download Tiểu luận Vai trò của mỹ thuật trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông miễn phí



Là một giáo viên mỹ thuật phải nắm vững nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học, cách thức hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, bíêt cách tiếp nhận thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét của học sinh và phương pháp dạy học của mình, kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ti hay chủ quan thoả mãn, hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tíêp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá kết quả học tập để các em học mỹ thuật có hiệu quả và đạt được những lợi ích từ việc học mỹ thuật đem lại bản thân người giáo viên cần có sự đầu tư bài bản về chương trình và quan trọng là nội dung giảng dạy phù hợp với sự phát triển của từng lứa tuổi. Phương pháp học không những dựa trên nguyên tắc giáo dục mỹ thuật cơ bản mà còn khai thác tối đa yếu tố sáng tạo và sự phát triển cá nhân, các em được học từ những thứ đơn giản nhất, rồi nâng cao dần cấp độ theo khả năng, nhận thức của từng học sinh.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34039/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ nói "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa" và không phải ngẫu nhiên mà sự nghiệp giáo dục nước ta hiện nay được coi là quốc sách hàng đầu, con người xã hội chủ nghĩa đã trở thành mục tiêu hàng đầu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay thời đại của công nghệ hội nhập và phát triển nhân loại đều hướng đến chân trời tri thức mà hạt nhân là giáo dục, thước đo quan trọng cho năng lực sáng tạo của mỗi người trong nền kinh tế tri thức, là tốc độ tư duy, khả năng biến đổi thông tin thành kiến thức và kiến thức tạo ra giá trị. Là một bộ phận hợp thành của giáo dục xã hội, giáo dục thẩm mỹ không thể đứng ngoài hay tách biệt khỏi quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông. Thế nhưng để đào tạo con người phát triển toàn diện đáp ứng với yêu cầu và thách thức của hội nhập và phát triển, thì con người của thời đại phát triển phải có đủ: tri thức, đạo đức, sức khoẻ và thẩm mỹ, luôn biết cảm nhận được cái đẹp và biết tự tạo ra cái đẹp cho bản thân mình và cuộc sống. Trong giáo dục mỹ thuật dù dạy ở trường chuyên nghiệp hay trường phổ thông thì mục tiêu chung cũng đều hướng đến cái đẹp, cái giá trị thẩm mỹ thông qua môn mỹ thuật, người học có thể cảm nhận được cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp!
Với thời đại hiện nay nhiều phương tiện kỹ thuật ra đời, nhằm phục vụ cho lợi ích con người và cuộc sống, trong giáo dục nước ta việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh, lấy học sinh là trung tâm, giáo viên là người tổ chức các bài học đòi hỏi học sinh phải tư duy, phân tích, lập luận, tổng hợp để có kết quả tốt: "Học để biết học để làm người và học để sống với nhau".
Là sinh viên năm thứ 3 khi được học môn phương pháp dạy - học mỹ thuật tui muốn tìm hiểu những vấn đề để phục vụ cho việc dạy tốt, học tốt ở trường phổ thông để tích lũy thêm kinh nghiệm trau dồi kiến thức chuẩn bị cho cuộc hành trình trở thành giáo viên trong tương lai của mình.
2. Mục đích lựa chọn đề tài
Giáo dục mỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong nền giáo dục hiện nay, nhưng vấn đề đáng quan tâm ở đây là dạy mỹ thuật như thế nào? với môn mỹ thuật trong trường trung học cơ sở có những phân môn như: Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, thường thức mỹ thuật. Vậy làm sao để học sinh hứng thú với môn mỹ thuật? làm sao để học sinh không cảm giác nhàm chán và khô khan? đó là phụ thuộc ở người giáo viên, giáo viên nắm vững kiến thức điều hoà tốt các phương pháp dạy học kết hợp với sự sáng tạo trong dạy học, làm được như vậy người giáo viên sẽ làm chủ được mọi kiến thức và tình huống trong giảng dạy, thông qua đó học sinh sẽ cảm giác được sự thích thú khi học môn mỹ thuật.
NỘI DUNG
I. VAI TRÒ CỦA MỸ THUẬT TRONG VIỆC GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG.
Giáo dục mỹ thuật là sự nghiệp của quần chúng, của các thầy giáo, cô giáo và học sinh, tuy nhiên mỗi cấp học lại có nội dung và hình thức riêng trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Vậy mỹ thuật là gì?
1. Mỹ thuật
Có nhiều cách hiểu về mỹ thuật, mỗi cách diễn giải theo lối riêng, có cách ngắn gọn, có cách giải thích dài, dù sao cũng cung cấp được những thông tin bổ ích giúp chúng ta chắt lọc tổng hợp để hiểu khái niệm này theo cách của mình.
Mỹ thuật là loại hình nghệ thuật tạo nên các tác phẩm trên mặt phẳng (tranh) bằng đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt, trong không gian, bằng các hình khối, sáng tối, đậm nhạt.
Mỹ thuật là loại hình nghệ thuật gồm các ngành cơ bản như: hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc và mỹ thuật ứng dụng.
Mỹ thuật là nghệ thuật của con mắt (nghệ thuật của thị giác) nhìn nhận cái đẹp bằng con mắt.
Theo họa sỹ: Nguyễn Phan Chánh: mỹ thuật là cách tạo ra cái đẹp, tùy thuộc vào khả năng tư duy, sáng tạo, thị hiếu thẩm mỹ và cảm thụ của người tạo nên nó, cũng như vậy cách diễn đạt này còn làm sáng tỏ hơn cho phương pháp dạy - học mỹ thuật ở phổ thông dạy học sinh cách sáng tạo ra cái đẹp theo khả năng, ý thích của mình, chứ không áp đặt, dập khuôn sao chép theo một công thức chung nào đó.
2. Vai trò của mỹ thuật trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông.
Trước hết khi dạy học sinh môn mỹ thuật thì người giáo viên phải dạy cho học sinh biết và hiểu về cái đẹp.
Có nhiều cách hiểu về cái đẹp bởi nhận thức, khuynh hướng, sở trường, quan niệm và cảm nhận của mỗi người, đó là hình dáng, màu sắc, không chú ý đến tương quan của chúng trong chỉnh thể, do vậy thường bị sự hào nhoáng, màu mè sặc sỡ bên ngoài cuốn hút đánh lừa, còn có người lại t hiên về nội dung mà bỏ qua hình thức biểu hiện.
Cái đẹp do mỹ thuật tạo nên đem lại cho con người khoái cảm thẩm mỹ, niềm vui, tình yêu đôi lứa cuộc sống, sự thanh thản về tâm hồn, đồng thời cũng đem đến cho con người nỗi buồn, niềm thương nhớ, nó tác động đến tâm tư tình cảm, khiến cho con người phải suy nghĩ, hành động theo quy luật của cái đẹp, yêu mến, trân trọng bảo vệ cái đẹp, chống lại những gì xấu xa, ác độc, vì vậy mỹ thuật có tác dụng rất to lớn trong việc giáo dục con người "lấy cái đẹp để giáo dục".
Trong thực tế giáo dục mỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng bởi vì giáo dục mỹ thuật không chỉ khuyến khích sự sáng tạo của học sinh mà còn bởi giáo dục mỹ thuật giúp phát triển đặc điểm và năng lực xã hội của học sinh, khuyến khích học sinh tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức qua việc xây dựng các phương pháp sư phạm và kế hoạch giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, học sinh không phải và theo cách sao chép đơn thuần mà được tự do phát triển năng khiếu, vẽ theo ý tưởng riêng, tư duy theo nhiều góc độ.
Theo tui giáo dục mỹ thuật là cách thông minh và bổ ích cho sự phát triển của bộ não, đặc biệt học mỹ thuật cho học sinh ở mọi lứa tuổi, giúp phát triển cá nhân, thể chất, tinh thần, tư duy logic, sáng tạo, ngôn ngữ, kỹ năng, xã hội, hỗ trợ học sinh thành công ở trường học và cuộc sống, học sinh nào yêu thích môn mỹ thuật sẽ có cơ hội tốt hơn cho sự phát triển trí tưởng tượng, sự tự tin biểu cảm, sáng tạo và suy nghĩ của mình về mọi thứ các em trải nghiệm ở trường học, xã hội nơi các em tiếp xúc.
CHƯƠNG II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NỘI DUNG CỦA MÔN MỸ THUẬT Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.
1. Mục tiêu và nhiệm vụ
Ngày nay cái đẹp đã trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người, tất cả phục vụ cho con người đều cần đẹp về cả hình thể màu sắc và khi cuộc sóng ngày càng cao thì cái đẹp lại càng trở nên quan trọng, có thể nói nó đóng góp một phần đáng kể vào phát triển nền kinh tế quốc dân. Với mục tiêu là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, chức năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ ngh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status