Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự - pdf 12

Link tải miễn phí luận văn

Trong đời sống dân sự diễn ra hàng ngày hàng giờ, hầu hết các trường hợp chủ thể quan hệ pháp luật dân sự đều tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự từ khi cam kết, thỏa thuận và thực hiện những quyền nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự. Tuy nhiên do tính chất phong phú, đa dạng của giao lưu dân sự cũng như do vài lý do khách quan, chủ quan của chủ thể quan hệ pháp luật dân sựmà trong những trường hợp nhất định chủ thể xác lập thực hiện giao dịch dân sự cần có sự giúp đỡ của người khác, phải thông qua hành vi của một người khác. Vì thế để đảm bảo cho mọi chủ thể có thể tham gia quan hệ pháp luât dân sự và khác phục điều trên mà chế độ thay mặt đã ra đời. Nội dung của chế độ thay mặt này được quy định cụ thể chi tiết trong BLDS 2005.Nhận thấy vấn đề Đại diện là một chế định truyền thống và quan trọng của Luật dân sự nên em xin phép được chọn đề tài số 5 cho bài tập lớn học kì này .
Đê 5 : Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự .
Vì kiến thức và sự hiểu biết của em còn vô cùng hạn chế nên khó tránh khỏi những sai sót nên em mong thầy cô thông cảm và giúp đỡ để em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình .

I) Khái niệm và phân loại Đại diện.
1)Khái niệm .
Đại diện là một chế định truyền thống của Luật Dân sự , thể hiện tính linh hoạt mềm dẻo trong cách thức tham gia vào giao dịch dân sự của các chủ thế .Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng , ngoài cá nhân còn có pháp nhân , hộ gia đình , tổ hợp tác ,.., nhà nước CHXHCN Việt Nam .Đối với các chủ thể mang quyền lợi có tính cộng đồng thì việc tham gia quan hệ pháp luật dân sự bắt buộc phải thông qua hành vi của người thay mặt .Đối với cá nhân , bên cạnh việc có thể tự mình trực tiếp tham gia ký kết vào những giao dịch dân sự thì các chủ thể còn có thể tham gia một cách gián tiếp và được hưởng lợi ích cũng như có nghĩa vụ từ các giao dịch đó thông qua một người khác , gọi là người thay mặt .Chế định này còn là phương tiện pháp lý hữu ích đối với các cá nhân mà theo quy định của pháp luật không thể trực tiếp tham gia giao dịch dân sự ( Như người mất năng lực hành vi , bị tòa tuyên bố mất năng lực hành vi , vv..).
Theo Khoản 1 điều 139 BLDS 2005 quy định : “ Đại diện là việc một người ( sau đây gọi là người thay mặt ) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được thay mặt ) xác lập thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện”.
Tóm lại , Đại diện là một quan hệ pháp luật dân sự bao gồm hai bên chủ thể là bên thay mặt và bên được thay mặt . Quan hệ thay mặt là căn cứ để làm phát sinh thêm một quan hệ ( giao dịch dân sự ) tiếp theo là quan hệ giữa người thay mặt với người thứ ba theo ý chí của người được thay mặt và vì lợi ích của người được thay mặt .Mọi cá nhân đều được pháp luật bảo vệ quyền tham gia xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua người khác . Tuy nhiên cá nhân không được người khác thay mặt cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập thực hiện giao dịch đó .VD: không công nhận cho cá nhân ủy quyền cho người khác thay mặt đến văn phòng công chứng , vv…


2) Đặc điểm của quan hệ Đại diện .
Ngoài các đặc điểm cảu quan hệ pháp luật dân sự nói chung , quan hệ thay mặt có những đặc điểm riêng sau đây :
- Đại diện làm phát sinh hai mối quan hệ cùng tồn tại song song đó là quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài . Quan hệ bên trong là quan hệ giữa người thay mặt và người được thay mặt , quan hệ bên ngoài là mối quan hệ giữa người thay mặt và người thứ ba . Thực tế còn tồn tại một mối quan hệ về lợi ích và trách nhiệm giữa người được thay mặt và người thứ ba ( còn gọi là mối quan hệ gián tiếp).
-Người đại điện xác lập quan hệ với người thứ ba là nhân danh người được thay mặt chứ không phải nhân danh chính họ.Do vậy người thay mặt phải giới thiệu tư cách pháp lý của mình với người thứ ba để người này hiểu được hai vấn đề trước khi xác lập giao dịch đó là : thứ nhất , ai là người người trao đổi lợi ích hay chịu trách nhiệm về hậu quả của giao dịch với họ ; thứ hai là thẩm quyền của người thay mặt đến đâu và đưa ra cơ sở chứng minh như hợp đồng ủy quyền hay các bằng chứng khác vv…
- Mục đích người thay mặt xác lập quan hệ với người thứ ba là vì lợi ích của người được thay mặt .Lợi ích và quyền lợi trong quan hệ với người thứ ba được chuyển cho người được đại diện. Vậy người đại điện có được lợi ích gì ?
Trong quan hệ thay mặt theo ủy quyền , có thể họ được hưởng thù lao , tiền công theo thỏa thuận . Còn với thay mặt theo pháp luật thì chỉ có nghĩa vụ theo pháp luật chứ người thay mặt không được hưởng lợi ích vật chất cụ thể từ quan hệ này –Người thay mặt là nhân danh người được thay mặt và thẩm quyền của họ bị giới hạn trong phạm vi thay mặt theo thỏa thuận hay theo quy định của pháp luật nhưng họ vẫn có sự chủ động trong khi tiến hành công việc cần thiết để đạt được mục đích là vì lợi ích của người được thay mặt .

3) Các hình thức Đại diện .

Đại diện có hai hình thức trong pháp luật dân sự là :
+ thay mặt theo pháp luật .
+ thay mặt theo ủy quyền .
Mục Lục
Lời mở đầu

Nội Dung
I) Khái niệm và phân loại Đại diện.

1)Khái niệm .

2) Đặc điểm của quan hệ Đại diện .

3) Các hình thức Đại diện .
3.1) Đại diện theo pháp luật .
3.2) Đại diện theo ủy quyền .
3.3) So sánh 2 loại thay mặt : giữa thay mặt theo ủy quyền và thay mặt theo pháp luật .

II) Phạm vi thay mặt .

1)Phạm vi đại diện

2) Trường hợp không có thẩm quyền thay mặt và vượt quá phạm vi thẩm quyền thay mặt .

III) Chấm dứt thay mặt .

1 ) Chấm dứt thay mặt theo pháp luật .

2 ) Chấm dứt thay mặt theo ủy quyền .

IV)Kết Luận .


Tvn3HcU7pMVTm11
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status