Tiểu luận Sự đấu tranh giữa tư tưởng của các nhà triết học và các trường phái triết học - pdf 12

Download Tiểu luận Sự đấu tranh giữa tư tưởng của các nhà triết học và các trường phái triết học miễn phí



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG CHÍNH 3
I. Sự đấu tranh giữa tư tưởng của các nhà triết học và các trường phái triết học. 3
II. Cuộc đấu tranh tư tưởng trong bản thân các trường phái triết học, các nhà triết học. 13
III. Ý nghĩa phương pháp luận. 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34025/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ở phái Vaisesika hậu kỳ, Bràhman trong triết học Vedànta.
Tất cả đều đưa ra những quan điểm nhằm bênh vực cho giáo lý duy tâm hoang đường của đạo Bàlamôn tư tưởng thay mặt cho tầng lớp , đẳng cấp trên gồm các tăng lữ, lễ sư hay vương công vua chúa. Phủ nhận khả năng nhận thức của con người trước tự nhiên và thế giới khách quan cũng không nằm ngoài mục đích đó.
Đối lập với những trường phái trên là một bộ phận các tư tưởng mang tính "tà giáo" không chính thống mà thay mặt là các trường phái triết học mang tính duy vật cao như Lokayata, phật giáo hay đạo Jaina. Bằng những quan điểm của mình về thế giới như mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều được tạo nên bởi bốn yếu tố : Đất, nước, lửa, không khí; ý thức là thuộc tính cố hữu của vật chất (Lokayata) cũng như mọi vật biến đổi không ngừng không do vị thần nào sáng tạo ra (Phật giáo). hay quan điểm không thừa nhận thượng đế, coi vật chất tạo bởi các nguyên tử vô cùng nhỏ bé, cách hấp dẫn, kết hợp với nhau theo nhiều dạng khác nhau tạo nên sự đa dạng của vật chất ( Jaina). Tất cả đều nhằm phủ nhận những quyền năng giả tạo của kinh Véda và Upanisad "Các kinh Véda và Upanisad chỉ là tác phẩm của bọn điên khùng, bọn hề, bọn xỏ lá và lũ quỷ ác" qua đó cũng nói lên tiếng nói phản kháng của những tầng lớp thấp hơn đối với sự thống trị của nhà nước quân chủ chuyên chế lấy tôn giáo làm chiếc gậy điều khiển xã hội. Tương tự như vậy, Trung Hoa cổ đại với sự phát triển khá sớm dù còn sơ đẳng của tri thức khoa học cả về tự nhiên và xã hội cũng như sự hình thành và mất đi của các triều đại phong kiến Ân, Chu dẫn đến sự hình thành của các cát cứ phong kiến trong thời Xuân Thu, đã là mảnh đất cho những hệ tư tưởng khác nhau cùng sinh sôi và phát triển. Những triết gia thời kỳ " Bách gia chư tử" này của Trung hoa cổ đại đều đứng trên lập trường của giai cấp, tầng lớp mình để bênh vực cho nó cũng như phê phán, lật đổ những quan niệm, ý tưởng, trật tự xã hội đối lập khác bằng việc tranh luận, phê phán đả kích lẫn nhau. Nhưng nổi lên trên tất cả ta vẫn thấy ở đây sự đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Nếu thế giới quan duy tâm, tôn giáo dưới triều đại Ân - Thương, Tây chu được chính trị hoá, nâng lên thành hình thái ý thức xã hội biện hộ cho vai trò thống trị của nhà nước chuyên chính thị tộc. Những tư tưởng " nhận dân"," hưởng dân", "trị dân " được giải thích là " Vâng mệnh trời" " thuận theo ý trời", nếu trái với "mệnh trời " là có tội đã được các giai cấp quý tộc thời này lợi dụng triệt để đề đề cao quyền uy của mình cũng như nhấn chìm mọi sự phản kháng của nhân dân. Tuy nhiên, với trình độ nhận thức và đời sống xã hội còn thấp kém thời kỳ này ta vẫn thấy nổi lên những tiếng nói phản kháng, với sự xuất hiện của những tư tưởng triết học duy vật mang tính chất phác cho rằng con người có thể tự quyết định vận mệnh cuả mình, " chỉ cần con người ra sức sản xuất nông nghiệp và tiết kiệm tiền của thì có thể đề phòng được mọi thiên tai, bất trắc và bệnh tật"- Tang Văn Trọng hay " Đạo trời thì xa, đạo người thì gần.." - Tử Sản hay những cố gắng trong việc giải thích các hiện tượng của tự nhiên trong " Kinh Dịch" đã phần nào thể hiện được cuộc đấu tranh giữa hai trường phái triết học, hai hệ tư tưởng từ thủa sơ khai này. Khi xã hội Trung hoa chuyển sang giai đoạn phát triển mới với việc tồn tại của các cát cứ phong kiến - Thời Xuân thu, sự biến động lớn lao của xã hội đã mang đến sự phát triển của các trao lưu triết học khác nhau và cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong hệ thống triết học Trung Hoa lại bước sang một giai đoạn mới với những đặc điểm mới. Những quan điểm duy tâm của các nhà triết học xuất thân từ những lớp quý tộc, quân tử vẫn nhằm một mục đích duy nhất là củng cố địa vị của giai cấp quý tộc và bảo vệ nhà nước của nó. Khổng Tử, Mạnh Tử và sau này là Trang Tử với tầng lớp xuất thân là quý tộc hay dòng dõi hoàng tộc triết học của họ vẫn thể hiện một nội dung chính " Mệnh trời". " Sống chết có mệnh, giầu sang do trời " - Khổng tử, hay các quan niệm chẳng có gì mà không do mệnh trời , cái tâm do trời phú, chính quyền do trời ban ra, vũ trụ vạn vật đều tồn tại trong ý thức của trời - Mạnh tử, đạo trời là tự nhiên vốn có, cái 'không ' là nguồn gốc của thế giới - Trang tử. Thêm vào đó là sự phủ định khả năng của con người trong nhận thức cũng như cải biến thiên nhiên, " Đối với dân việc gì cần làm thì cứ sai khiến người ta làm không nên giảng giải vì có giảng giải dân cũng không thể hiểu"- Khổng tử. Hay những quan điểm của Trang tử : Con người không làm gì được trước mọi biến hoá của sự vật khách quan , chỉ có thể phục tùng tuyệt đối tính chất biến hoá của thế giới vạn vật, cách phân chia hạng người của Mạnh tử : Người lao tâm và Người lao lực. Tất cả đều nhằm múc đích biện hộ cho trật tự đẳng cấp xã hội phong kiến, coi sự đối lập giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột là trật tự hợp lý, vĩnh viễn. Nói như vậy không có nghĩa trong những luận thuyết của các ông chỉ mang nặng tính duy tâm tôn giáo mà trong bản thân nó ta cũng vẫn thấy những quan điểm tiến bộ thể hiện dù manh nha những quan điểm duy vật và đâu đó sự xuất hiện của phép biện chứng sơ khai, những nội dung này sẽ được làm rõ ở phần sau.
Bên cạnh những quan niệm nghiêng về chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, vẫn nổi lên trong thời kỳ này một số những quan điểm mang đậm tính duy vật mà tác giả của nó xuất thân từ những tầng lớp " Tiểu nhân". Mặc tử với trường phái Mặc gia, đạo gia của Lão Tử...họ đã phần nào nói lên tiếng nói của những người sản xuất nhỏ(Mặc gia) cũng như phản ánh tư tưởng của người nông dân công xã dưới thời Xuân thu - Chiến Quốc ( Đạo gia). Nội dung chính trong quan điểm của họ là chống lại thuyết " Thiên mệnh" của Nho gia - mọi phúc hoạ may rủi thành bại trong cuộc sống đều do chính hành vi con người gây ra tất cả đều do sức ta chưa đủ, lực ta chưa mạnh tuyệt nhiên không phải do mệnh trời như Nho gia quan niệm - Mặc gia. Vai trò của con người trong nhận thức thế giới cũng được các nhà triết học này khẳng định, học thuyết "Tam biểu" của Mặc tử coi trọng kinh nghiệm trong nhận thức, những chủ chương chống lại thuyết bất khả tri và học thuyết nguỵ biện của Trang tử của phái Hậu Mặc, sự khẳng định khả năng của con người có thể nhận thức được thế giới qua "Đạo và Đức", tìm ra được sự đồng nhất giữa ý thức chủ quan và tự nhiên khách quan trong quá trình nhận thức chân lý của Lão Tử rồi tiến tới phủ định xã hội có giai cấp , phủ định quan hệ trên dưới sang hèn chỉ trích bọn quan lại là kẻ trộm cướp. Tất cả là những tiếng nói bênh vực cho quyền lợi của nhân dân lao động và cũng đã thấy được ở họ sức mạnh cải tạo xã hội.
Nếu do đặc điểm về mặt văn hoá cũng như đặc trưng của cách sản xuất ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status