Tiểu luận Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ý nghĩa và bài học lịch sử - pdf 13

Download Tiểu luận Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ý nghĩa và bài học lịch sử miễn phí



Bài học lịch sử Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
-Đây là cuộc tấn công có nhiều nét đặc sắc và sáng tạo. Sáng tạo trong việc xác định hướng tấn công chủ yếu và tìm cách đánh mới. Lần đầu tiên chúng ta đồng loạt tiến công vào hầu hết các đô thị: 4/6 thành phố; 37 thị xã và hàng trăm thị trấn. Sáng tạo trong nghệ thuật chọn thời cơ chiến lược nhằm tạo ra bước ngoặt chiến lược cho cuộc chiến tranh. Năm 1968 là thời điểm rất nhạy cảm về chính trị đối với nước Mỹ - năm bầu cử Tổng thống. Sáng tạo trong chọn thời cơ tấn công, tấn công vào dịp tết Nguyên đán - đúng giao thừa và cũng là thời điểm địch dễ chủ quan, sơ hở. Thực tế, khi ta tấn công, địch hoàn toàn bị bất ngờ. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo chúng ta đã phạm sai lầm chủ quan trong việc đánh giá tình hình, đã đề ra yêu cầu chưa sát với thực tế. Đặc biệt là sau đợt tấn công trong Tết Mậu Thân, ta đã không kiểm điểm, rút kinh nghiệm kịp thời, không đánh giá đúng tương quan lực lượng giữa ta và địch cũng như âm mưu đối phó của chúng, chủ trương tiếp tục mở các đợt tiến công vào đô thị khi không còn điều kiện và yếu tố bất ngờ "là sai lầm về chỉ đạo chiến lược, để địch gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất".
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33895/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

bộ binh tiến công quân nguỵ ở Lâm Xuân Đông và yểm trợ cho đặc công đánh tàu địch trên sông Cửa Việt.
- Cùng ngày giờ trên, được pháo binh chi viện cho bộ binh tiến công quân nguỵ ở Lâm Xuân Đông và yểm trợ cho đặc công đánh tàu địch trên sông Cửa Việt.
- Cùng ngày giờ trên, được pháo binh chi viện, tiểu đoàn 7 trung đoàn 66, sư đoàn 304 nổ súng tiến công quận lý Hướng Hoá do một đại đội Bảo an nguỵ phòng giữ, tại đây có cơ quan hành chính nguỵ quyền huyện và dân dồn về khoảng 10.000 người. Trận mở đầu diễn ra tương đối thuận lợi, đại bộ phận quân địch bị tiêu diệt, quân ta chiếm và làm chủ quận lỵ, một số tên đích chạy thoát về cụm cứ điểm Tà Cơn. Cùng đêm, tiểu đoàn 6 trung đoàn 2 tiến công quân địch ở điểm cao 832 không thành công, phải chuyển sáng bao vây kiềm chế địch.
- 21 – 1 – 1968, một đại đội Bảo an địch từ Quảng Trị cơ động bằng trực thăng, đổ bộ xuống ngã ba Khu Bốc (đông bắc quận lỵ Hướng Hoá 2 km) liền bị quân ta tiêu diệt.
- 23- 1- 1968, bộ tư lệnh chiến dịch đường số 9 hạ quyết tâm tiêu diệt cứ điểm Huội San và giao nhiệm vụ này cho tiểu đoàn 1 trung đoàn 24 sư đoàn 304 được tăng cường 1 đại đội xe tăng lội nước (PT76). Cứ điểm này nằm án ngữ trên đường số 9 sát biên giới Việt Lào do tiểu đoàn BV 33 nguỵ Lào phòng giữ. Cách đánh là bao vây toàn cụm, dùng lực lượng bộ binh và xe tăng đánh thẳng vào trung tâm Tà Mây nơi đóng chỉ huy sở của địch, rồi từ đó tỏa ra đánh tiêu diệt toàn cụm cứ điểm. Quân ta làm chủ cụm cứ điểm Huội San trong đêm nhưng do bao vậy không chặt nên 400 tên địch đã rút chạy về được Tà Cơn cũ
- 24 - 1 – 1968, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 1 lính thủy đánh bộ Mỹ đánh vào chốt Hoàng Hà (trên đường 9 khu Đông) bị tiêu diệt 200 tên. - Đêm 31 - 1- 1968, trung đoàn 48 bộ binh thuộc sư đoàn 320 tiến công quận lỵ Cam Lô (Quảng Trị) không thành công.
Đợt I (30 - 1 – 1968 đến 28 - 3 - 1968)
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt nổ ra vào đêm 30 rạng 31 tháng 1 năm 1968 (Ngày mồng một Tết Mậu Thân).
Từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau các lực lượng vũ trang nhân dân ta bất ngờ tiến công rộng khắp vào 6 thành phố lớn, 44 thị xã, hàng trăm quân lỵ, chiếm một số nơi, phát động quần chúng nổi dậy, đập tan bộ máy nguỵ quyền cơ sở ở nhiều vùng nông thôn.
- Đêm 30 - 1 - 1968 (đêm 29 rạng ngày 30 tết), các lực lượng vũ trang nhân dân ở khu 5 và Tây Nguyên tiến công bằng bộ binh, đặc công, pháo kích vào các tỉnh lỵ, thị trấn căn cứ Mỹ - nguỵ; Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 nguỵ ở Đà Nẵng, Hội An, sân bay đà Nẵng, sân bay Non Nước, Nha Trang, Đắc Lắc, Plây cu, Quy Nhơn (Bình Định).
- 31 - 1 - 1968 (Đêm 30 rạng mồng 1 Tết), tiến công bằng bộ binh, đặc công, pháo kích vào các tỉnh, thành phố Quảng Trị, Huế, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Phong Định, Vĩnh Long, Cần Thơ.
- 1 - 2 - 1968 (Đêm 1 rạng ngày 2 Tết), các lực lượng vũ trang nhân dân tiếp tục đánh vào các tỉnh lỵ khác: Kiến Hoà, Định Tường, Gò Công, Kiên Giang, Vĩnh Bình, Bình Dương, Tuy Hoà, Biên Hoà, Tuyên Đức, Châu Đốc, An Xuyên.
- 2 - 2 - 1968 (Ngày 2 Tết), hoạt động của các lực lượng vũ trang nhân dân trên toàn miền có phần dừng lại, một số nơi còn bám trụ ở trong thành phố: Huế, Sài Gòn, Buôn Ma Thuột, Kon Tum, Mỹ Tho, Vĩnh Long. Các nơi khác phân tán lực lượng trong nhân dân, hay rút ra vùng ven, bám trụ đánh địch.
- 3 - 2- 1968 (Ngày 3 Tết), tiếp tục mở các cuộc tiến công bằng bộ binh, đặc công vào quân địch ở thị xã Kiến Tường và Long Khánh.
- 4 - 2 – 1968, hoạt động tiến công của các đơn vị bắt đầu giảm, riêng tại Huế, ta còn chiếm giữ trong thành nội, chiến sự diễn ra rất ác liệt. Tại Sài Gòn, lực lượng của ta đã rút ra vùng ven.
- 5 - 2 – 1968, lực lượng của ta ở tỉnh Gò Công mở cuộc tiến công vào tỉnh lỵ này.
- 7 - 2- 1968, địch bắt đầu mở cuộc phản kích quyết liệt trên nhiều hướng vào nội thành Huế. Cứ điểm làng Vây do một tiểu đoàn biệt kích nguỵ phòng giữ đã bị trung đoàn 24 (thiếu) thuộc sư đoàn 304 được tăng cường xe tăng PT76 tiêu diệt. 400 tên địch chết tại chỗ, 253 tên bị bắt sống (có 5 tên Mỹ) chỉ có 72 tên sống sót trốn chạy về Tà Cơn. Ta thu toàn bộ vũ khí. Trong ngày, ta pháo kích vào tỉnh lỵ Phước Long.
- 9 - 2- 1968, lực lượng vũ trang ta ở tỉnh Lâm Đồng pháo kích vào khu ở của phái đoàn M.A.C.V. ở quận lỵ Di Linh.
- 10 - 2 – 1968:
+ Tại mặt trận đường số 9, ta bắt đầu vây hãm cụm cứ điểm Tà Cơn.
+ Tại Huế, cuộc chiến đấu chống quân địch pháo kích diễn ra vô cùng ác liệt tại Cửa Hữu và Bắc Cầu Bạch Hổ.
+ Tại Sài Gòn - Chợ lớn, địch liên tiếp mở các cuộc lục soát trong nội thành và hành quân tại thành vùng ven
+ Tại các thị xã, thị trấn khác trên toàn miền, lực lượng ta lần lượt rút ra vùng ven hoạt động.
+ Cũng trong ngày, ta pháo kích thị trấn Sa Đéc và tỉnh lỵ Long An. - 14 - 2- 1968, một lữ đoàn thuộc sư đoàn 82 dù từ Mỹ sang miền Nam Việt Nam. - 17 - 2 – 1968, lực lượng vũ trang nhân dân trên toàn miền Nam lại tiếp tục tiến công bằng bộ binh, đặc công, pháo kích vào 47 thị trấn, các cơ sở của quân đội Mỹ, ngụy và chư hầu. Sau pháo kích, ta tiến công bằng bộ binh vào: Cầu Bình Lợi, Thủ Đức, vùng Tân An, Bắc Gò Công, Định Tường, Kiến Hòa, Châu Đốc. Tại tỉnh lỵ Phan Thiết, quân địch bị thiệt hại nghiêm trọng. Các cuộc pháo kích đáng chú ý nhất là: sân bay Tân Sơn Nhất, phái bộ viện trợ Hoa Kỳ, Nha cảnh sát Đô thành trên đường Trần Hưng Đạo, đài ra đa Phú Lâm. Tiến công lần thứ hai vào thành phố Đà Lạt. Chiếm giữ khu vực An Thành, Du Sinh, Nam Thiệp và những ngày sau, đánh quân địch đến tăng viện.
- 25 - 2 – 1968, sau pháo kích ta có tiến công bằng bộ binh vào tỉnh lỵ An Xuyên. Cũng trong ngày, một lực lượng bộ binh và đặc công đột nhập vào Hóc Môn và Phú Thọ Hòa. Trong đêm 25 tháng 2 năm 1968, quân ta rút ra khỏi thành Huế, sau 25 ngày đêm anh dũng chiến đấu tại đó.
- 5 - 3 – 1968, các lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam lại mở cuộc tiến công mới vào nhiều thành thị và các cơ sở của Mỹ - ngụy tại miền Nam. Tại quận lỵ Quán Lòng (Tức là Cà Mau), địch bị thiệt hại nặng nề nhất. Ta pháo kích vào sân bay Cam Ranh, làm hư hại nhẹ đường băng.
- 11 - 3 – 1968, địch dùng 75 sư đoàn và 2 chiến đoàn (5 vạn quân) mở cuộc hành quân "Quyết thắng" càn quét 5 tỉnh: Gia Định, Long An, Biên Hòa, Bình Dương, Hậu Nghĩa. Trong cuộc hành quân này, địch bị hủy diệt 2.055 tên, 118 xe tăng, xe bọc thép bị phá hủy.
+ Tại Hậu Giang, địch mở chiến dịch "Trương Công Định"
+ Tại giới tuyến, địch mở cuộc hành quân Mắc áctơ có sư đoàn 4 Mỹ và khu chiến thuật 23 tham gia.
+ Tại Quảng Tín, Quảng Ngãi, địch mở các cuộc hành quân kéo dài hơn 1 tháng, nhằm mục đích tảo thanh và đẩy lực lượng chủ lực của ta ra xa.
- 13 - 3 – 1968, Tổng thống Giônxơn qu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status