Tiểu luận Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam - pdf 13

Download Tiểu luận Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam miễn phí



 
MỤC LỤC
 
PHẦN MỞ ĐẦU
 
1.Y nghĩa đề tài nghiên cứu
2.Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3.Mục đích nghiên cứu
4.Phương pháp sử dụng
5.Bố cục
 
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : Định nghĩa, bản chất ,vai trò ,đặc điểm
Những yếu tố phát triển công nghiệp hoá ,hiện đại hoá
1.Định nghĩa,bản chất ,vai trò,đặc điểm:
1.1 Định nghĩa
1.2 Bản chất
1.3 Vai trò
1.4 Đặc điểm
2.Những yếu tố phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
2.1 Tại sao nước ta lại đặt vấn đề phát triển CNH,HĐH
2.2 Những yếu tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước
 
Chương 2:Nội dung của công nghiệp hoá- hiện đại hoá
ở Việt Nam
1.Điều kiện trong nước và quốc tế để Việt Nam phát triển và hội nhập với thế giớ
2.Hệ thống các quan điểm phát triển bền vững
3.Mục tiêu của CNH
4.Nội dung cơ bản của CNH-HĐH ở nước ta hiện nay
4.1 Những nội dung cơ bản của CNH-HĐH trong thời kì quá độ lên CNXH
4.2 Những nội dung cụ thể của CNH-HĐH ở nước ta trong những name trước mắt
4.3 Các giai đoạn phát triển của CNH-HĐH
5)Một số giải pháp chủ yếu thúc nay quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam trong giai đoạn mới
5.1 Hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là giải pháp đột phá quan trọng hàng đầu để nay mạnh CNH-HĐH rút ngắn theo hướng hiện đại ở nước ta
5.2 Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH
5.3 Dổi mới phát triển khoa học và công nghệ
5.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước
KẾT LUẬN
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34582/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ắc đã hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung:Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh, Hà Bắc, Việt Trì, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hóa,Vinh…
Đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nhân kỹ thuật tăng khá nhanh, là vốn quý, là yếu tố quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa ở thời kì này và các thời kì kế tiếp. Năm 1975 so với 1955 , số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học tăng hơn 129 lần, cán bộ có tình độ trung học chuyên nghiệp gấp hơn 84 lần; công nhân kĩ thuật năm 1975 tăng gấp 6 lần 1960.Tỉ lệ các bộ khoa học kĩ thuật , nghiệp vụ trong tổng số công nhân viên chức đã tăng từ 2% (1955) đến 3,5% (1960) và 19,5% (1975).Tỷ lệ công nhân kỹ thuật đã tăng từ 17% năm 1960 lên 53,4% (1975). Riêng trong công nghiệp năm 1975 đã có trên 8000 cán bộ đại học, 20000 cán bộ trung học chuyên nghiệp và khoảng 210000 công nhân kĩ thuật
Năm 1975 đất nước thống nhất. Sự hợp nhất giữa 2 miền có cơ sở kinh tế rất khác nhau về nguyên lý, mục tiêu và cơ sở kinh tế, hoàn cảnh, điều kiện trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi so với đầu những năm 1960 cho phép và đòi hỏi phải có chiến lược công nghiệp hóa mà Đại hội Dảng lần thứ III đã xác định vẫn giữ nguyên và thực hiện trên phạm vi cả nước. Đại hội Dảng lần thứ IV (12/1976) chỉ rõ:” điều đó có nghĩa quyết định là phải thực hiện CNHXHCN, tạo ra một cơ cấu kinh tế công –nông nghiệp hiện đại. Con đường cơ bản để tạo ra cơ cấu ấy là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát trine nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” . Đại hội cũng đề ra một nhiệm vụ cho kế hoạch 5 năm (1976-1980) là” tạo ra một bước phát triển vượt bậc về nông nghiệp, phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm; phát huy năng lực sẵn có và xây dựng thêm nhiều cơ sở mới về công nghiệp nặng, đặc biệt là cơ khí”
Do đó chủ trương nôn nóng, chủ quan duy ý như trên, cộng với những sai lầm trong chỉ đạo, trong cơ chế và chính sách nên trong thời kì 1976-1980 nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, cơ cấu kinh tế ngày càng trở nên bất hợp lý và mất cân đối nghiêm trọng, nông nghiệp yếu kém không đáp ứng được yêu cầu trong nước, công nghiệp nặng đầu tư lớn nhưng không phát huy được tác dụng. Thời kì 1976-1980: tổng sản phẩm xã hội chỉ tăng bìng quân 1,4%, thu nhập quốc dân chỉ tăng 0,4% trong khi đó dân số tăng 2,24% một năm; sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm chỉ tăng 0,6%, trong đó công nghiệp quốc doanh giảm 2,6% ; sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 1,9% một năm. Trước tình hình đó từ hội nghị Trung uơng 6 (khóa IV) năm 1979 và tiếp đó là đại hội V của Đảng đã nhận thấy can phải nhận thức đúng hơn vị trí của nông nghiệp và phải bố trí lại cơ cấu sản xuất và điều chỉnh cơ cấu đầu tư.Đại hội Đảng lần thừ V (1982) đã xác định:” Nội dung chính của CNHXHCN trong 5 năm (1981-1985) và những năm 80 là tập trung sự phát triễn mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu đưa nông nghiệp lean sản xuất lớn XHCN, ra sức đẩy mạnh sản xuất hxua61ttie6u dùng, tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng”. Sự điều chỉnh, thay đổi bước đầu trong nhận thức và chủ trương đã có tác dụng nhất định đến phát triển kinh tế-xã hội và công nghiệp hóa. Bình quân hàng năm thời kì 1981-1985 sản xuất công nghiệp tăng 9,5%; sản xuất nông nghiệp tăng 5,3%; cơ cấu nông nghiệp trong thu nhập quốc dân vẫn được tăng từ 20,2% (1980) lên 30 %(1985)
4.32)Giai đoạn 1986 đến nay
Đây là giai đoạn có sự đổi mới toàn diện và đồng bộ cả về nhận thức, quan điểm và về tổ chức chỉ đạo thực hiện. Đại hội lần thứ VI đã xác định rõ những quan điểm và chủ trương , phương hướng đổi mới kinh tế – xã hội ở nước ta trong chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ lean chủ nghĩa xã hội. Đại hội chỉ rõ: “ Tiếp tục xây dựng những tiền đề can thiết cho nay mạng công nghiệp hoá XHCM trong chặng đường tiếp theo” và “ trước mắt là trong kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 phải thực sự tập trung sức người, sức của thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về long thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu…” Thực hiện 3 chương trình mục tiêu ấy thực chất đó cũng làchuyển hướng chiến lược công nghiệp hoá từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang lấy nông nghiệp , công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng tâm.
Từ những quan điểm và chủ trương đổi mới trên, Đảng và Nhà nước đã cụ thể hoá bằng cơ chế và thành các chính sách, biện pháp thực hiện, đáng kể nhất đó load:chính sách phát triển kinh tế nhiều thanh phần, chính sách đối ngoại và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính sách tài chính – tiền tệ kiềm chế lạm phát, chuyể cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế hị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Nhờ vậy mặc dù có “cú sốc” lớn là Liên Xô và các nước XHCN Đông Aâu tan rã làm mất đi khoản viện trợ khoảng 1 tỷ đô la/ 1 năm ,bằng gần 7 % GNP và mất do thị trường không chuyển đổi mặc dù Mĩ vẫn gay khó khăn với việc tiếp tục chính sách cấm vận, nhưng nền kinh tế đã vượt qua trạng thái suy giảm, giảm lạm phát đáng kể , điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý hơn tiếp tục công nghiệp hoá . Lạm phát too mức 3 con số: 1986: 587,5%; 1987: 416,7%; 1988: 410,9% giảm xuống còn 2 con số: 1989: 30%; 1990: 52,8%. Trong thời kì 1986- 1990 tốc độ tăng bình quân hàng name của tổng sản phẩm xã hội: 4,8%; thu nhập quốc dân: 3,9%, giá trị tổng sản phẩm công nghiệp : 5,25%, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp 3,5%, giá trị xuất khẩu: 28%. Cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp trong thu nhập quốc dân sản xuất đã có sự điều chỉnh: công nghiệp: 30%(1985); 23%(1990), còn nông nghiệp 47,3% (1985); 46,6% (1990)
Cơ cấu công nghiệp bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng thích hợp có hiệu quả hơn. Năm 1976 trong cơ cấu gái trụ tổng sản lượng công nghiệp ngành điện lực chỉ chiếm 9,65%; hoá chất phân bón, cao su: 8,26%, năm 1990 so với năm 1976 thì chỉ số phát triển công nghiệp của nước ta load : 2,12 lần, trong đó: điện lực 2,96 lần, cơ khí 3,52 lần, hoá chất, phân bón, cao su: 2,13 lần
Giữa các ngành công nghiệp nhóm A và công nghiệp nhóm B Đã bước đầu có sự điều chỉnh trong sự phát triển theo hướng chú trọng thích đáng hơn đến phát triển các ngành công nghiệp nhóm B để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước và để sử dụng tốt các nguồn lực: vốn, kĩ thuật truyền thống, lao động. Công nghiệp nhóm A chiếm 33,8%(thời kì 1976 – 1980); 33,5%( thời kì 1981 – 1985) và 32,9% (1990). Tương ứng với các thời kì đó công nghiệp nhóm B chiếm tỉ trọng 66,2%; 66,5%; 61,7%.
Công nghiệp ngoài quốc doanh phát triển khá, lực lượng sản xuất bước đầu được giải phóng. Khu vực công nghiệp quốc doanh sau thời gian phải đương đầu với các thử thách quyết liệt khi chuyển sang cơ chế tưởng chừng không vượt qua nổi (năm 1989 gỉam 2,5% so với 1988) nhung đến năm 1990 công nghiệp quốc doanh đã thích nghi dần với cơ chế mới moat số ngành, một số cơ sở chủ yếu load quốc doanh Trung uơng đã khôi phục được sản ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status