Thực trạng sử dụng vốn tại công ty xà phòng Hà Nội - pdf 13

Download Đề tài Thực trạng sử dụng vốn tại công ty xà phòng Hà Nội miễn phí



Đối với TSCĐ dùng trong SXKD tại công ty, tuy công ty đầu tư xây dựng mới nhà cửa vật kiến trúc nhưng một số nhà kho cũ đã xuống cấp vẫn chưa được công ty nâng cấp. Máy móc thiết bị của công ty chỉ là những dây chuyền lắp ráp trong nước chưa được đầu tư đồng bộ có chiều sâu. Bên cạnh đó đối với các thiết bị công cụ công ty mới chú trọng đầu tư các thiết bị phục vụ cho công tác quản lý trong khi đó các thiết bị kiểm tra chất lượng đã lạc hậu nhưng chưa được đầu tư mua mới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mức tiêu thụ sản phẩm truyền thống của công ty bị giảm đi, chất lượng không đồng đều, chủ yếu chỉ tiêu thụ ở vùng sâu vùng xa. Cho nên trong những năm tới công ty cần chú trọng đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động vực lại hoạt động SXKD của công ty nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34514/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

n có những biện pháp cụ thể đầu tư vào TSCĐ đảm bảo yêu cầu sản xuất và cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường.
2.2.2.Thực trạng sử dụng vốn lưu động.
Chịu ảnh hưởng của đặc điểm ngành nghề kinh doanh nên trong cơ cấu VKD của công ty, tỷ trọng VLĐ gần tương đương tỷ trọng VCĐ. Tính đến cuối năm 2002, tổng VLĐ của công ty là 66.041.477.313đ chiếm 49,37% trong tổng VKD, tăng 13.739.525.119đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 20,8% so với đầu năm.
Để thấy rõ tình hình sử dụng VLĐ của công ty, trước hết ta xem xét cơ cấu VLĐ của công ty theo số liệu của bảng 04:
Bảng 04: Cơ cấu vốn lưu động ở công ty Xà phòng Hà Nội
Đơn vị tính: Đồng
Tên chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
Chênh lệch
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
STĐ
%
1. Vốn bằng tiền
24,155,556,678
46.18
37,198,848,848
56.33
13,043,292,170
54.00
3. Các khoản phải thu
16,905,157,131
32.32
18,421,984,310
27.89
1,516,827,179
8.97
4. Hàng tồn kho
7,719,404,628
14.76
10,277,646,731
15.56
2,558,242,103
33.14
5. TSLĐ khác
3,521,833,759
6.73
142,997,426
0.22
(3,378,836,333)
(95.94)
Tổng cộng
52,301,952,196
100.00
66,041,477,315
100.00
13,739,525,119
26.27
Qua số liệu ở bảng ta thấy:
-Vốn bằng tiền của công ty tính đến thời điểm 31/12/2002 là 37.198.848.848đ, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng VLĐ 56,33%, tăng 13.043.292.170đ tương ứng với tỷ lệ tăng 54%. Hơn nữa, tỷ trọng vốn bằng tiền đã tăng lên so với đầu năm.
- Các khoản phải thu cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng VLĐ. Đầu năm là 16.905.157.131đ, cuối năm là 18.421.984.320đ. Như vậy các khoản phải thu đã tăng lên 1.516.827.179 đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,97%.
- Ngoài ra, TSLĐ khác của công ty tính đến thời điểm 31/12/2002 là 142.977.426đ tương ứng với tỉ lệ giảm là 95,94% do các khoản thế chấp kí quĩ, kí cược ngắn hạn năm 2002 đã giảm 3.374.380.400đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 100%. Nguyên nhân là trong năm 2002, do tạo được độ tin cậy với bạn hàng trong các hoạt động nhập khẩu vật tư, nguyên liệu nên công ty không bắt buộc phải thanh toán bằng hình thức L/C mà có thể sử dụng các hình thức khác như D/P, TTR. Do đó không cần ký quĩ, ký cược.
Nhìn chung kết cấu vốn lưu động của công ty là chưa hợp lí, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn, nhất là lượng vốn bằng tiền của công ty để ứ đọng quá lớn vì thế trong thời gian tới công ty cần có những giải pháp để sử dụng hiệu quả hơn VLĐ.
2.2.3. Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh.
Trên đây là thực trạng của VCĐ và VLĐ hay chính là thực trạng về VKD của công ty. Nhưng để có cái nhìn tổng thể về thực trạng vốn kinh doanh của Công ty xà phòng Hà Nội chúng ta cần xem xét cơ cấu vốn kinh doanh và nguồn vốn qua bảng sau:
Bảng 05: Vốn và nguồn vốn kinh doanh ở công ty Xà phòng Hà Nội
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
Chênh lệch
Số tiền
TT(%)
Số tiền
TT(%)
STĐ
%
1. Vốn kinh doanh
118,502,645,378
100.00
133,757,724,066
100.00
15,255,078,688
12.87
- Vốn cố định
66,200,693,182
55.86
67,716,246,751
50.63
1,515,553,569
2.29
- Vốn lưu động
52,301,952,196
44.14
66,041,477,315
49.37
13,739,525,119
26.27
2. Nguồn vốn
118,502,645,378
100.00
133,757,724,066
100.00
15,255,078,688
12.87
- Nguồn vốn CSH
86,627,104,206
73.10
116,678,959,707
87.23
30,051,855,501
34.69
- Nợ phải trả
31,875,541,172
26.90
17,078,764,359
12.77
(14,796,776,813)
(46.42)
Tính đến ngày 31/12/2002, tổng vốn kinh doanh của công ty có 133.757.724.066đ, so với 31/12/2001 tăng 15.255.078.688đ tương ứng với tỉ lệ tăng 12,87%. Qui mô vốn kinh doanh của công ty đã tăng hơn so với năm 2001 chủ yếu là do sự tăng lên của vốn lưu động. Cụ thể:
- Vốn lưu động của công ty tính đến thời điểm 31/12/2002 là 66.041.477.315đ chiếm tỷ trọng 49,37% trong tổng số vốn kinh doanh, so với thời điểm 31/12/2001 đã tăng lên 13.739.525.119đ tương ứng với tỉ lệ tăng là 26,27%.
- Vốn cố định của công ty tính đến ngày 31/12/2002 là 67.716.246.751đ , chiếm 50,63% so với thời điểm 31/12/2001 tăng 1.515.553.569đ tương ứng với tỉ lệ tăng 2,29%. Nguyên nhân làm tăng vốn cố định là trong năm 2002, công ty đã xây dựng và mua sắm mới một số thiết bị như: nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị công cụ quản lí phục vụ cho hoạt động của công ty.
Cùng với sự biến động về cơ cấu vốn, nguồn hình thành vốn của công ty cũng có sự biến động.
- Đối với nợ phải trả: nợ phải trả của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn và có một phần nhỏ là nợ dài hạn, hoàn toàn không có nợ khác. Tổng nợ phải trả của công ty tính đến 31/12/2002 là 17.078.764.359đ chiếm tỷ trọng là 12,8% trong tổng nguồn vốn. So với thời điểm 31/12/2001, nợ phải trả đã giảm 14.796.776.815đ với tỷ lệ giảm là 46,42%. Nợ phải trả của công ty giảm chủ yếu là do giảm các khoản nợ ngắn hạn, trong đó phải trả cho người bán giảm 13.198.727.394đ.
- Nguồn vốn chủ sở hữu (CSH): tính đến thời điểm 31/12/2002, nguồn vốn CSH của công ty là 116.678.959.707đ chiếm tỷ trọng 87,2%, trong đó vốn do ngân sách nhà nước cấp là 53.459.842.768đ, còn lại 63.219.116.939đ là vốn do công ty tự bổ xung. So với thời điểm 31/12/2001, nguồn vốn CSH của công ty đã tăng 30.051.855.501đ, với tỷ lệ tăng là 34,69%.
Kết cấu của nguồn vốn thay đổi đã có tác động tích cực đến khả năng tự chủ tài chính của công ty như sau :
Bảng 06: Phân tích khả năng tự chủ tài chính của công ty Xà phòng Hà Nội
Chỉ tiêu
ĐVT
31/12/2001
31/12/2002
Chênh lệch
1. Hệ số vốn CSH
%
73.10
87.20
14.10
2. Hệ số nợ
%
26.90
12.80
-14.10
Qua bảng 06 ta thấy hệ số vốn CSH của công ty đã tăng là 14,1% và hệ số nợ giảm 14,1%. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của công ty ngày càng tăng cao. Xét trên lý thuyết thì việc hệ số nợ càng thấp bao nhiêu thì khả năng rủi ro tài chính sẽ giảm bấy nhiêu . Tuy nhiên khi hệ số nợ cao thì chủ sở hữu càng có lợi vì khi đó chủ sở hữu chỉ phải đóng góp 1 lượng vốn ít nhưng được sử dụng 1 lượng tài sản lớn hơn. Do đó công ty có thể tận dụng nó như 1 chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận.
Để tìm hiểu sâu hơn, chúng ta đi vào xem xét khoản phải thu và phải trả nợ của công ty qua bảng 07 (trang bên).
Thông qua số liệu ở bảng 07 ta thấy tại thời điểm 31/12/2001, số vốn công ty chiếm dụng được lớn hơn số vốn công ty bị chiếm dụng là 11.424.026.563đ. Nhưng đến 31/12/2002, số vốn công ty chiếm dụng được lại nhỏ hơn số vốn công ty bị chiếm dụng là 3.801.647.675đ. Nguyên nhân là:
- Lượng vốn của công ty bị chiếm dụng tính đến 31/12/2002 là 18.421.984.310đ tăng lên 1.516.827.179đ với tỷ lệ tăng là 8,97%. Việc tăng lên là do trong năm 2002 để mở rộng thị trường tiêu thụ về khu vực phía Nam đồng thời để thu hút khách hàng công ty đã sử dụng chính sách kéo dài thời gian bán chịu.
- Lượng vốn công ty chiếm dụng được tính đến ngày 31/11/2002 là 14.620.336.635đ giảm so với 31/12/2001 là 13.708.847.059đ với tỷ lệ giảm xuống là 48,39%. Tuy nhiên lượng vốn chiếm dụng được này không thuộc sở hữu của công ty nên khi sử dụng loại vốn này công ty phải cẩn trọng. Mặt khác nó lại là 1 nguồn vốn có lợi vì khi sử dụng nó công ty không phả...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status