Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam: lí luận và thực tiễn vấn đề - pdf 13

Download Đề tài Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam: lí luận và thực tiễn vấn đề miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .5
NỘI DUNG .7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC .7
1.1. Tính tất yếu phải cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước ở nước ta .7
1.1.1. Doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu đổi mới Doanh nghiệp nhà nước 7
1.1.2. Yêu cầu đổi mới Doanh nghiệp nhà nước .7
1.1.2.1. Phát triển kinh tế và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm 7
1.1.2.2. Phát triển kinh tế đòi hỏi xoá bỏ bao cấp đổi với Doanh nghiệp nhà nước .8
1.1.2.3. Cạnh tranh với khu vực tư nhân .8
1.1.3. Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước 9
1.1.3.1. Khái niệm về Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước .9
1.1.3.2. Cổ phần hoá là giải pháp cải cách doanh nghiệp tối ưu ở nước ta trong giai đoạn hiện nay .9
1.2.Cơ sở lí luận và thực tiễn cổ phần hóa DNNN .11
1.2.1.Cơ sở lí luận của cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước .11
1.2.1.1.Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước theo quan điểm của C.Mác.11
1.2.1.2.Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước theo quan điểm của Đảng và Nhà nước 14
1.2.2.Thực tiễn cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước 16
1.3. Kinh nghiệm cổ phần hóa DNNN của một số nước trên thế giới .18
1.3.1.Cổ phần hóa DNNN ở Trung Quốc .18
1.3.2.Cổ phần hóa DNNN ở một số nước khác .20
1.3.3. Một số điều rút ra từ cổ phần hóa ở một số nước trên thế giới .21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA DNNN Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA .23
2.1. Tiến trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam .23
2.1.1. Giai đoạn 1 (6/1992-4/1996) CPH tự nguyện .24
2.1.2. Giai đoạn 2 (5/1996-5/1998) Mở rộng chương trình thí điểm .26
2.1.3. Giai đoạn 3(6/1998-5/2002) Tăng tốc chương trình CPH .27
2.1.4. Giai đoạn 4 (6/2002-nay) .28
2.2. Đánh giá chung về quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam .32
2.2.1. Những thành tựu 33
2.2.1.1. Những thành tựu mang tính định lượng .33
2.2.1.2. Thành tựu của cổ phần hóa DNNN đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa và tác động của nó tới việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động .35
2.2.1.2.1. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hóa .35
2.2.1.2.2. Về huy động vốn 36
2.2.1.2.3. Về giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động .37
2.2.2. Những hạn chế .38
2.2.2.1. Hạn chế lớn nhất của việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa là tốc độ cổ phần hóa còn chậm .38
2.2.2.2. Vốn Nhà nước trong các Doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá còn nhỏ và việc huy động vốn trong quá trình chưa được nhiều, thời gian tiến hành cổ phần hoá một doanh nghiệp còn quá dài 40
2.2.2.3. Cơ chế chính sách cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa chưa đầy đủ, việc thực hiện chính sách đối với người lao động còn những bất cập .41
2.2.2.4. Sự chỉ đạo của các cấp còn chưa chặt chẽ 42
2.2.2.5. Công tác tuyên truyền, vận động cung cấp những kiến thức cần thiết về quá trình cổ phần hóa vẫn còn bị xem nhẹ, nên chưa tạo ra được sự quan tâm hưởng ứng tích cực của xã hội .42
2.2.2.6. Những hạn chế, trì trệ từ phía các doanh nghiệp .43
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.44
3.1. Bối cảnh mới .44
3.2. Yêu cầu của vấn đề Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện mới . 45
3.3. Giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DNNN .46
KẾT LUẬN .51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .52
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34499/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

n cải cách kinh tế nhưng không chấp nhận loại bỏ sở hữu Nhà nước. Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là những nước thực hiện cách này.
Chấp nhận xóa bỏ quyền sở hữu Nhà nước. Các nước thực hiện cổ phần hóa theo khuynh hướng này là Philippin và Xrilanca. Người ta cho rằng quyền sở hữu thuộc Nhà nước hay tư nhân không quan trọng, họ chỉ cần doanh nghiệp nào mang lại lợi ích thiết thực cho các thành viên trong doanh nghiệp và cho xã hội.
Dù còn nhiều khác biệt song các bước tiến hành cổ phần hóa các DNNN ở hầu hết các nước thuộc khu vực này đều có những nét tương đồng:
Lập kế hoạch cổ phần hóa bao gồm: Đánh giá thực trạng và tiềm năng của doanh nghiệp, đề xuất loại hình mà doanh nghiệp thích hợp.
Xem xét các khía cạnh luật pháp những văn bản luật nào liên quan trực tiếp đến loại hình hoạt động của doanh nghiệp. Các hợp đồng mà xí nghiệp đã đăng ký thực hiện chúng đến đâu vấn đề tổ chức và quản lý sản xuất cả trước và sau khi cổ phần hóa. Các quan hệ công việc, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới hợp đồng công việc. Các vấn đề về vốn, kể cả vốn cố định và lưu động, những khoản tín dụng nguồn vốn và khả năng, năng lực sản xuất của doanh nghiệp và các vấn đề liên quan.
Vấn đề cuối cùng là về thuế và vấn đề tài chính càn xử lý doanh nghiệp đã giải quyết đến đâu và còn những vướng mắc gì.
1.3.3. Một số điều rút ra từ cổ phần hóa DNNN ở một số nước trên thế giới.
Sự phát triển ồ ạt DNNN và không xác định được quy mô hợp lý của khu vực này là một gánh nặng cho kế hoạch đầu tư ở nhiều nước. Điều này vượt quá sức chịu đựng của nhiều nền kinh tế. Bởi vậy cổ phần hóa DNNN là điều không thể tránh khỏi.
Để tiến hành cổ phần hóa có hiệu quả ở các nước hầu hết người ta lập các ủy ban cơ quan chuyên trách quốc gia, cơ quan đó phải gồm những người được giao thực quyền.
Hình thức cổ phần hóa rất phong phú. Cách làm nhiều nước rất mềm dẻo dễ chấp nhận trong điều kiện có nhiều giới còn e ngại hay chống đối. Những bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ việc nghiên cứu cổ phần hóa ở các nước trên thế giới là:
Cổ phần hóa phải được nghiên cứu toàn diện. Nó không phải là mục đích tự thân mà là một bộ phận trong một chương trình cải cách rộng lớn hơn. Nhằm thúc đẩy bố trí tốt hơn các nguồn lực, khuyến khích cạnh tranh tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, phát triển thị trường vốn.
Việc nghiên cứu thiếu thận trọng các phương án lựa chọn trước khi hành động có thể dẫn đến những sai sót tốn kém nhiều, chương trình bán xí nghiệp mới chỉ chú trọng đến hiệu quả thu hồi trước mắt nhưng lại chưa quan tâm tìm cách bảo đảm tài chính lâu dài.
Trong trường hợp thị trường vốn chưa phát triển thậm chí còn yếu kém thì việc cổ phần hóa cần thận trọng và phải cụ thể hóa trong chủ trương bán một phần tài sản, điều kiện tài chính là tiên quyết, nếu không trong tình trạng nền kinh tế sẽ bất thường. Nhiều nước đã thu hẹp thị trường tài sản của mình bằng cách giới hạn hay loại trừ sự tham gia của người nước ngoài, xây dựng một chiến lược cổ phần hóa và phân loại xí nghiệp quốc doanh.
Cũng nên tham khảo cách mà các nước mà mới đây là Trung Quốc thực hiện với các doanh nghiệp tầm cỡ. Chính phủ các nước này thuê một công ty định giá. Việc định giá được xác định trên cơ sở giá thị trường của doanh nghiệp (maket cap), chứ không phải giá thị trường của tài sản cố định. Mức giá này sẽ dao động trong mức giá trần và sàn, nhà đầu tư được đăng ký mua tự do trong khoảng giá nhất định. Sau đó, Chính phủ sẽ đưa ra cơ cấu của cổ đông doanh nghiệp, chú trọng tới nhà đầu tư nhỏ lẻ và cán bộ công nhân viên. Áp dụng giá trần và sàn sẽ tránh được việc đấu giá nhiều lần do nhà đầu tư bỏ cuộc gây nên, kéo dài cổ phần hóa doanh nghiệp.
Việc cổ phần hóa yêu cầu phải có các cán bộ có trình độ quản lý một chương trình cổ phần hóa là công việc phức tạp trong khi các quan chức Chính phủ chưa có đầy đủ các năng lực cần thiết. Mặt khác Nhà nước thường ở thế yếu trong thương lượng các xí nghiệp không hấp dẫn, lại thiếu thông tin, thiếu kinh nghiệm trong việc bán tài sản. Trong những trường hợp như vậy thường thấy là tài sản bị đánh giá thấp hơn giá trị thực tế của nó. Cuối cùng điều cần có là sự công khai và lòng tin tưởng của quần chúng đối với chương trình cổ phần hóa.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA
2.1. Tiến trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam
Cổ phần hóa là một phần quan trọng trong cải cách hệ thống DNNN của nhiều quốc gia trên thế giới kể từ đầu thập niên 80 của thế kỉ XX ở Việt Nam, Cổ phần hóa DNNN là một quá trình tìm tòi thử nghiệm và từng bước tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai. Trong quá trình đó Đảng ta không ngừng đổi mới tư duy, từng bước chỉ đạo đúng đắn Cổ phần hóa góp phần sắp xếp, củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả của hệ thống DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian từ 1960 đến 1990 tức là trước thời điểm thực hiện cổ phần hóa, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều biện pháp nhằm cải tiến quản lý xí nghiệp quốc doanh. Trong thời kỳ đổi mới ý tưởng về cổ phần hóa DNNN đã được hình thành khá sớm. Từ hội nghị Trung ương 3 (khóa VI) về đổi mới cơ chế quản lý đã nêu: “ Nếu không đủ điều kiện để củng cố và không cần thiết duy trì hình thức quốc doanh thì chuyển sang hình thức sở hữu khác (kể cả cho tập thể, tư nhân thuê), hay giải thể, trước hết là những xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng không thuộc loại thiết yếu, xí nghiệp dịch vụ trang bị kỹ thuật thấp, bị thua lỗ thường xuyên. Những biện pháp cải cách tương đối có giá trị đột phá qui định trong quyết định số 21/HĐBT ngày 14-11-1987 của hội đồng bộ trưởng. Nếu tính về số lượng các văn bản đượn ban hành thì vấn đề đổi mới DNNN chiếm vị trí hàng đầu trong hệ thống chính sách và pháp luật ở nước ta. Quyết định 21/HĐBT đã đề cập tới việc tiến hành thí điểm cổ phần hóa DNNN và giao cho bộ tài chính chủ trì. Nhưng do điều kiện thị trường chưa phát triển tồn tại quá lâu trong cơ chế cũ nên từ Trung ương đến cơ sở chưa hiểu hết vấn đè phức tạp này do đó chưa thống nhất về quan điểm. Ở giai đoạn này thì cổ phần hóa là một vấn đề mới đối với thực tiễn quản lí DNNN ở nước ta. Đầu năm 1990 trên cơ sở đánh giá kết quả sau 5 năm đổi mới, Hội đồng bộ trưởng đã ban hành quyết định số 143/HĐBT ngày 10/5/1990 về chủ trương nghiên cứu làm thử xí nghiệp quốc doanh sang công ty cổ phần. Tuy vậy đến năm 1992 cả nước chưa cổ phần hóa được doanh nghiệp nào. Một trong những nguyên nhân của tình trạnh này là quyết định 143/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng đặt ra quá nhiều mục tiêu không rõ ràng dễ gây hiểu nhầm đối với các doanh nghiệp và người lao động. Đến đại hội XII Đảng ta lại chủ trương thực hiệ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status