Đề án Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, lý luận và thực tiễn ở Việt Nam - pdf 13

Download Đề án Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, lý luận và thực tiễn ở Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 2
I. Lý luận chung về cổ phần hoá 2
1. Quan niệm về sở hữu trong nền kinh tế thị trường. 2
2. Xã hội hoá sở hữu tư nhân trong quá trình phát triển kinh tế thị trường 2
II. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước - sự lựa chọn tất yếu 2
1. Sự ra đời cổ phần 2
2. Sự phát triển của các công ty cổ phần. 2
3. Vai trò công ty cổ phần trong nền kinh tế hiện đại 2
4. Đặc điểm của công ty cổ phần 2
5. Vì sao phải cổ phần hóa? 2
6. Kinh nghiệm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở một số nước 2
CHƯƠNG II: DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
VÀ THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ 2
1. Thực trạng doanh nghiệp Nhà nước trong bước chuyển sang
kinh tế thị trường 2
1.1. Quá trình hình thành doanh nghiệp Nhà nước 2
1.2. Nguyên nhân của thực trạng 2
2. Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam 2
3. Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam 2
3.1. Thực trạng 2
3.2. Nguyên nhân 2
CHƯƠNG III: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM - GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CỔ PHẦN HOÁ DNNN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 2
1. Quan điểm thực hiện chương trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta 2
2. Giải pháp để đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN ở nước ta. 2
3. Mục tiêu cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước trong
giai đoạn hiện nay ở nước ta. 2
4. Những yếu tố tác động đến quá trình cổ phần hoá DNNN ở nước ta 2
5. Một số kết quả ban đầu của việc thực hiện cổ phần hoá 2
PHẦN KẾT LUẬN 2
Tài liệu tham khảo 2


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34383/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

h xí nghiệp cổ phần mở. Cổ phần của các xí nghiệp này được bán rộng rãi để thu lại phiếu tư nhân hoá đã phát cho nhân dân.
ở cấp xí nghiệp, để thực hiện cổ phần hoá, ban giám đốc cùng với tập thể công nhân sẽ soạn thảo ra một kế hoạch tư nhân hoá, phương án chia quyền lợi cho người lao động, cách thức và tiến trình bán cổ phiếu, có thể bán đấu giá cổ phiếu khống chế hay các nhóm cổ phiếu khác.
ở cấp Nhà nước, chương trình có nêu ra một số phương án phân chia quyền lợi cho người lao động.
Người lao động được chia 25% cổ phiếu ưu đãi không mất tiền và có quyền mua 10% cổ phiếu, có quyền biểu quyết với giá giảm 30% so với giá danh nghĩa. Lãnh đạo xí nghiệp có thể mua 5% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết.
Công nhân có thể mua 51% cổ phiếu có quyền biểu quyết theo những điều kiện do Nhà nước quy định.
Công nhân có thể mua 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết giảm giá 30%, và một nhóm công nhân có quyền mua 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết theo những điều kiện đặc biệt, không giảm giá nếu họ không chịu trách nhiệm không để cho xí nghiệp bị phá sản. Phương án này chỉ được áp dụng với những xí nghiệp có quy mô trung bình (vốn cơ bản từ 1 đến 50 triệu rúp) không phải cổ phần hoá bắt buộc.
6.3.2. Kinh nghiệm cổ phần hoá ở Trung Quốc.
Thực tế cho thấy quá trình tư nhân hoá ở Trung Quốc bắt đầu vào những năm đầu thập niên 80. Quá trình này bắt đầu trước hết từ những nhận thức của giới lãnh đạo Trung Quốc khi có sức ép cả bên trong lẫn bên ngoài. Song cần nhấn mạnh rằng, những tham vọng để đạt tới mục tiêu của chương trình 4 hiện đại hoá được giới lãnh đạo quan tâm đặc biệt. Từ ngày 22 đến 25/8/1987, tại Hàng Châu (Sơn Tây), Chính phủ tổ chức hội nghị thảo luận về 3 năm thực hiện cổ phần hoá. Chỉ tính riêng trong 5 tỉnh thành phố (Thẩm Dương, Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Thiểm Tây) đã có trên 1.500 xí nghiệp quốc doanh cổ phần hoá với tổng số vốn lên đến hàng chục tỉ nhân dân tệ. Có được kết quả như vậy Trung Quốc đã tiến hành cổ phần theo hình thức sau:
Cơ cấu cổ phần: cơ cấu cổ phần của doanh nghiệp bao gồm cổ phần Nhà nước, cổ phần cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và cá nhân ngoài doanh nghiệp.
Chế độ cổ phần hữu hạn: vốn cổ phần của các xí nghiệp này do những xí nghiệp Nhà nước, tập thể và tư nhân đóng góp. Những xí nghiệp tham gia liên hiệp xã hội cổ phần có thể dùng tài sản dưới những hình thái khác nhau như tiền vốn, tài sản cố định để đóng góp cổ phần.
Chế độ cổ phần hỗn hợp: cổ phần của các xí nghiệp là sự hỗn hợp cổ phần trong nội bộ và cổ phần ngoài xã hội. Chúng bao gồm cổ phần Nhà nước, cổ phần xí nghiệp, cổ phần các tổ chức kinh doanh và cổ phần cá nhân.
+ Xác định cổ phần: Việc xác định cổ phần nhằm làm rõ vai trò sở hữu của người sở hữu cổ phần. Căn cứ vào vốn đầu tư để chia quyền sở hữu cổ phần. Tổng số cổ phần được phân chia làm 4 loại: cổ phần Nhà nước, cổ phần xí nghiệp, cổ phần xã hội và cổ phần cá nhân. Cổ phần Nhà nước chủ yếu là chỉ tài sản được hình thành do đầu tư của Nhà nước vào những xí nghiệp thuộc sở hữu toàn dân, bao gồm tài sản cố định, vốn lưu động do Nhà nước cấp. Cổ phần xí nghiệp nói chung là chỉ tài sản được hình thành từ lợi nhuận để lại cho xí nghiệp. Cổ phần xã hội là cổ phần mà các tầng lớp xã hội ở ngoài xí nghiệp đã mua. Cổ phần cá nhân mà cá nhân trong xã hội và nhân dân mua bằng những thu thập cá nhân từ nguồn vốn nhàn rỗi của họ.
+ Về phân phối lợi nhuận: Nhìn chung có 3 cách phân phối:
Lợi nhuận hình thành trước hết phải trả các khoản vay của ngân hàng, sau đó căn cứ vào các luật thuế để nộp các loại thuế cho Nhà nước. Phần lợi nhuận còn lại phân phối cho các quỹ căn cứ vào số lượng các quỹ và tỉ lệ cụ thể cho mỗi quỹ do Hội đồng quản trị quyết định có liên quan của Nhà nước.
Hạ thấp mức thuế doanh thu, phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế, trả nợ sẽ đem phân bổ cho các quỹ.
Lợi nhuận thực hiện còn lại của xã hội được phân bổ cho các quỹ sau khi nộp thuế, tiền phạt (nếu chiếm dụng vốn của Nhà nước hay của các xí nghiệp khác), trả nợ và trả lãi ngân hàng.
+ Phân phối lợi tức cổ phần: cơ bản đều căn cứ vào tỉ lệ cổ phần để chia lợi tức được hưởng khi hoạt động kinh doanh có lãi và chịu thiệt hại tổn thất khi bị thua lỗ. Lợi tức được phân chia dưới dạng một khoản thu nhập cố định hay dưới dạng biến động phụ thuộc vào khối lượng lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Cơ chế quản lý DNNN: cổ phần hoá trên cơ sở giữ lại nguyên trạng chủ sở hữu là Nhà nước. Trong các công ty cổ phần, các cổ đông bao gồm Nhà nước, tập thể và các cá nhân. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn và trung bình, Nhà nước vẫn giữ số cổ phần khống chế.
6.4. Một số điểm rút ra từ kinh nghiệm cổ phần hoá ở các nước trên thế giới
Kinh nghiệm cổ phần hoá ở một số nước trên thế giới như đã trình bày ở trên đặc biệt là Trung Quốc, một nước gần chúng ta về địa lý, có nhiều điểm tương đồng về con người, tự nhiên và xã hội, cùng thuộc nhóm các nước XHCN, có thể gợi ý một số vấn đề mang tính khái quát cho quá trình tiến hành cổ phần hoá các DNNN ở nước ta.
Tính phổ biến của quá trình cổ phần hoá:
Trong những năm 1980, quá trình chuyển đổi sở hữu Nhà nước đã trở thành một hiện tượng kinh tế trên toàn thế giới. Chỉ tính từ năm 1984 đến năm 1991, trên thế giới đã có 250 tỉ USD tài sản Nhà nước đem bán, chỉ riêng năm 1991 đã chiếm khoảng 50 tỉ USD. Làn sóng cổ phần hoá được khởi đầu từ vương quốc Anh vào cuối những năm 1970, sau đó quá trình này lần lượt diễn ra ở tất cả các nước công nghiệp phát triển với nhiều hình thức phong phú.
Bị ảnh hưởng bởi quá trình cổ phần hoá ở các nước có nền kinh tế tiên tiến, các nước đang phát triển cũng gia nhập vào xu hướng cổ phần hoá đang diễn ra phổ biến trên thế giới. Đến nay đã có hơn 80 nước đang phát triển với mọi loại tư tưởng chính trị và kinh tế khác nhau đều xây dựng và thực hiện các kế hoạch cổ phần hoá một cách tích cực.
Nếu quá trình cổ phần hoá ở các doanh nghiệp Nhà nước ở nhiều nước tư bản và đang phát triển nhằm vào việc thu hẹp sự can thiệp trực tiếp, kém hiệu quả của Nhà nước và trao lại quyền đó cho thị trường và cho khu vực tư nhân thì đối với các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở nền kinh tế chỉ huy, dưới chính thể mới, vấn đề chuyển đổi sở hữu Nhà nước đã trở thành một thử thách chủ yếu đối với cam kết của Nhà nước trong việc tạo ra một hệ thống kinh tế thị trường và khu vực kinh tế tư nhân mà trước đây nó không được phép tồn tại và hoạt động. Sự khắc phục những hiện tượng trì trệ trong nền kinh tế do hoạt động kém hiệu quả của khu vực kinh tế Nhà nước, thâm hụt ngân sách kéo dài và gánh nặng nợ của Nhà nước ngày càng tăng đã buộc các Chính phủ có khu v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status