Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỞ ĐẦU 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 11
1.1 HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 11
1.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế 11
1.1.1.1 Khái niệm, hình thức và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế 11
1.1.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu, đặc điểm và biểu hiện mới của hội nhập kinh tế quốc tế 19
1.1.1.3. Tính hai mặt của hội nhập kinh tế quốc tế 28
1.1.2. Sự cần thiết của vai trò nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế 34
1.2 NỘI DUNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 39
1.2.1 Những lý thuyết chủ yếu về vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế và xu hướng điều chỉnh chức năng của nhà nước trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. 39
1.2.1.1.Những lý thuyết kinh tế chủ yếu về vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế. 39
1.2.1.2 Xu hướng điều chỉnh chức năng của nhà nước trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 44
1.2.2 Nội dung vai trò của Nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế 48
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế 55
1.3. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG Á VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 61
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc về nâng cao vai trò của Nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế. 61
1.3.2 Kinh nghiệm của một số nước Đông Á khác về vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế 66
1.3.3 Những bài học kinh nghiệm màViệt Nam có thể tham khảo 70
Chương 2 : THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 76
2.1. HIỆN TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG THỜI GIAN QUA 76
2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế 76
2.1.2. Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế song phương và đa phương 83
2.1.2.1 Nhà nước tích cực mở rộng quan hệ kinh tế song phương 83
2.1.2.2 Nhà nước nỗ lực mở rộng quan hệ kinh tế đa phương 84
2.1.3.1. Cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước 91
2.1.3.2 Thừa nhận và khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 95
2.1.3.3 Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các loại thị trường 97
2.1.3.5 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế 102
2.1.3.6. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. 108
2.2 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG THỜI GIAN QUA 113
2.2.1.Những tác động tích cực của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế 113
2.2.2.Những hạn chế trong vai trò nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế và những nguyên nhân của những hạn chế đó. 129
Chương 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 138
3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC, QUAN ĐIỂM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 138
3.1.1 Bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước 138
3.1.2 Những cơ hội và thách thức sau khi Việt Nam gia nhập WTO 147
3.1.2.1 Những cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO. 147
3.1.2.2. Những thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO 149
3.1.3 Quan điểm về nâng cao vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế. 152
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 161
3.2.1 Tiếp tục triển khai tích cực chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, hội nhập sâu và đầy đủ hơn với kinh tế quốc tế. 161
3.2.2Tận dụng cơ hội do hội nhập mang lại, đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 167
3.2.3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp với những quy định của WTO và thông lệ quốc tế để thực hiện các cam kết 172
3.2.4. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế theo hướng thị trường để thích ứng với yêu cầu hội nhập sâu với kinh tế quốc tế. 175
3.2.5. Tiếp tục đổi mới chức năng và cách quản lý kinh tế của Nhà nước thích ứng với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế 187
3.2.6. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập kinh tế mang lại hiệu quả cao 193
3.2.7 Giải quyết tốt những vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình hội nhập kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội 199
KẾT LUẬN 204
TÀI LIỆU THAM KHẢO 206
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan. Vào những thập niên cuối của thế kỷ XX xu thế này phát triển mạnh mẽ đã lôi cuốn ngày càng nhiều các quốc gia tham gia. Bất kỳ quốc gia nào không muốn bị gạt ra ngoài lề của dòng chảy phát triển đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó. Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, mà phải tham gia vào quá trình đó, tiến cùng thời đại.
Đảng ta với bản chất cách mạng và tư duy chính trị nhậy bén đã quyết tâm tiến cùng thời đại, đề ra chủ trương, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Nhà nước đã tích cực triển khai thực hiện chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng. Nhờ vậy, nước ta đã từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Cho đến nay, nước ta đã quan hệ chính thức với 169 nước, quan hệ buôn bán với 224/255 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, trong đó có tất cả các nước lớn, các trung tâm kinh tế thế giới; tham gia hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); tham gia diễn đàn kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC); là thành viên sáng lập Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM). Cùng với các nước ASEAN ký Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc; ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Ấn Độ, ASEAN-Úc và Niew Zealand. Sau 11 năm kiên trì đàm phán ngày 01/01/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đó là những bước quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập sâu với kinh tế thế giới và khu vực. Nhà nước phải giải quyết một loạt vấn đề: thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế và các cam kết với WTO, chỉ có như vậy, mới tận dụng được những cơ hội do hội nhập mang lại; tham gia tích cực vào sự hình thành AEC; chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc ký các hiệp định thương mại tự do song phương; đẩy mạnh cải cách kinh tế theo hướng thị trường, điều chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của WTO và thông lệ quốc tế để tạo những tiền đề tiên quyết cho hội nhập kinh tế và thực hiện các cam kết; điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện biến đổi trong nước và quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế để hội nhập kinh tế đem lại hiệu quả cao. Giải quyết những vấn đề lớn và phức tạp đó trách nhiệm trước hết thuộc về nhà nước, vì vậy, cần nâng cao vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế.
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay còn chưa thấy một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về nâng cao vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế thực sự cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tế. Vì vậy, tui chọn vấn đề “Nâng cao vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” làm đề tài luận án.
2-Tình hình nghiên cứu
Trước hết, văn kiện các kỳ Đại hội của Đảng thể hiện quá trình nhận thức, chủ trương, chính sách của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Sau nữa, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có đề cập đến vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế ở những phương diện nhất định. Xin nêu một số công trình tiêu biểu trong số đó có liên quan đến đề tài luận án:
*GS-TS Dương Phú Hiệp và TS Vũ Văn Hà: “Toàn cầu hóa kinh tế”. Nxb KHXH, H, 2001. Công trình này đã phân tích cơ sở của toàn cầu hóa kinh tế; các đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa kinh tế; hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: thuận lợi, khó khăn, các quan điểm cần quán triệt khi đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.


p15svpvzi9LjY17
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status