Nội dung dạy học môn Địa lí khối 12 mức độ trung bình - yếu – kém - pdf 13

Link tải miễn phí luận văn
TÀI LIỆU SỐ 2
NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH- YẾU – KÉM
HỌC KÌ 1

Chủ đề 1:
Bài 1:VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
I. Kiến thức:
1. Công cuộc đổi mới là 1 cuộc cải cách toàn diện về kinh tế- xã hội:
_Bối cảnh
_Diễn biến: 3 xu thế phát triển nền kinh tế - xã hội.
_Thành tựu:
+ Thoát khỏi khủng hoảng kéo dài, đẩy lùi lạm phát, kiềm chế 1 con số.
+Tốc độ tăng trưởng khá cao.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: CNH- HĐH.
+ Xoá đói giảm nghèo, đời sống vật chất , tinh thần: cải thiện.
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực:
- Bối cảnh
- Thành tựu :
+ Thu hút vốn đầu tư .
+ Hợp tác kinh tế - KHKT,khai thác tài nguyên , bảo vệ môi trường .....
+ Ngoại thương phát triển , xuất khẩu: dệt may, thiết bị điện tử, tàu biển, gạo ......
3. Định hướng chính.
II. Kĩ năng:
Phân tích biểu đồ ( H 1.1, H1.2) bảng số liệu (Bảng 1)

Chủ đề 2: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ , PHẠM VI LÃNH THỔ
1.Kiến thức:
a.Vị trí địa lí:Atlat tr 4,5
_ Rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm ĐNA.
_ Hệ toạ độ trên đất, trên biển.
b.Phạm vi lãnh thổ:
_ Vùng đất : đất liền , đảo, quần đảo. Tổng diện tích, nước giáp trên đất liền , trên biển. Chiều dài biên giới đất liền , trên biển.
_ Vùng biển : nước tiếp giáp, chủ quyền trên biển 1 triệu km.Gồm :nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
_ Vùng trời: không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên lãnh thổ.
c.Ý nghĩa:
@. Tự nhiên :
_ Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
_ Phân hoá đa dạng: tự nhiên (Bắc Nam, núi đồng bằng, biển hải hải đảo)
_ Phong phú tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật.
_ Khó khăn: thiên tai( bão, lũ lụt , hạn hán)
@ Kinh tế:
_ Nằm ngã tư hàng hải, hàng không quốc tế( giao lưu , phát triển kinh tế)
@ Văn hoá, xã hội:
_ Chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển khu vực ĐNA.
@ An ninh quốc phòng:
_Vị trí đặc biệt quan trọng khu vực ĐNA. Biển Đông rất quan trọng xây dựng phát triển KT và bảo vệ đất nước.
2.Kĩ năng:
_ Xác định vị trí trên bản đồ ĐNA và Thế Giới

Bài 3 : Thực hành : VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM.

Kĩ năng: Vẽ lược đồ Việt Nam có hình dạng tương đối chính xác: đường biên giới, đường bờ biển, sông lớn, đảo, quần đảo.

Bài 4-5 : LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ.
1.Kiến thức:
_Trình bày đặc điểm 3 giai đoạn phát triển tự nhiên Việt Nam.
@ Giai đoạn Tiền Cambri:là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam với các đặc điểm:
_ Là giai đoạn cổ nhất , kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ, diễn ra trong khoảng 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 542 triệu năm.
_Diễn ra trong phạm vi hẹp ( núi cao Hoàng Liên Sơn, Trung Trung Bộ)
_ Điều kiện cổ địa lí còn sơ khai đơn điệu( khí quyển:amoniac, điôxit cacbon, nito, hiro, oxi.Sinh vật: tảo , động vật thân mềm).
@ Giai đoạn cổ kiến tạo:là giai đoạn tạo địa hình cơ bản, có tính quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên, với các đặc điểm:
_ Diễn ra trong thời gian khá dài, tới 477 triệu năm, trải qua 2 đại cổ sinh, trung sinh.
_ Có nhiều biến động mạnh mẽ nhát trong lịch sử phát triển tự nhiên:
+ Nhiều khu vực chìm ngập dưới biển ( trầm tích), nâng lên ( uốn nếp) vận động tạo núi.
+ Diễn ra nhiều nơi : thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, khối Kon Tum, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Nam Trung Bộ. Đi liền đứt gãy động đất, phun trào macma..
+ Hình thành khoáng sản:đồng , sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quí.
_ Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới nước ta rất phát triển: hoá đá san hô tuổi Cổ sinh, hoá đá than tuổi Trung sinh.
+ Về cơ bản, đại bộ phận lãnh thổ đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo.
@ Giai đoạn Tân Kiến Tạo:là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta :
_ Diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta:
+Bắt đầu cách đây 65 triệu năm và tiếp diễn đến nay.
_ Chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi Anpơ - Himalaya và những biến đổi khí hậu có qui mô toàn cầu:
+ Bắt đầu kĩ Neogen, cách đây 23 triệu năm, đến nay.
+Chụi tác động vận động tạo núi Anpo- Himalaya: uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma,...
+Băng hà , biển tiến, biển lùi,...
_ Tiếp tục hoàn thiện điều kiện tự nhiên, làm cho có đặc điểm và diện mạo như ngày nay.
2.Kĩ năng:
_ Sử dụng H5 : xác định sự phân bố các loại đá trong 3 giai đoạn.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN
Bài 6-7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
1.Kiến thức:
@. Đặc điểm chung của địa hình: Atlat tr 6, 7
+Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
. ¾ diện tích là đồi núi, ¼ diện tích là đồng bằng.
. Đồng bằng, núi thấp(dưới 1000m) chiếm 85% , núi cao trên 2000m chiếm 1%.
+ Cấu trúc địa hình đa dạng:
. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, 2 hướng chính:( TBĐN từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã, hướng vòng cung núi Đông Bắc, Nam Trường Sơn)
+ Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Địa hình chụi tác động mạnh mẽ của con người.
@. Các khu vực địa hình:
+ Khu vực đồi núi:4 vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. Atlat tr 6,7.
* Vùng núi Tây Bắc:
_ Vị trí: nằm giữa sông Cả và sông Hồng.
_ Đặc điểm:
+ Địa hình cao nhất , có sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng TBĐN.
+ Có 3 mạch núi chính :
. Phía Đông: dãy Hoàng Liên Sơn.
. Phía Tây: núi cao trung bình chạy dọc biên giới Việt Lào.
. Ở giữa thấp hơn: núi xen kẻ sơn nguyên , caonguyên đá vôi: Phong Thổ, Mộc Châu, Ninh Bình, Thanh Hóa. Xen kẻ là thung lũng sông: sông Đà, Mã, Chu, cùng hướng TB_ĐN.
*Vùng núi Đông Bắc:
_ Vị trí: nằm tả ngạn sông Hồng.
_ Đặc điểm:
+ Chủ yếu là đồi núi thấp, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
+ Nổi bật 4 cánh cung lớn hình rẽ quạt: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, quy tụ ở Tam Đảo.
+ Địa hình cacxto tạo thắng cảnh nối tiếng.
+ Núi cao trên 2000m thượng nguồn sông Chảy.
+ Giáp biên giới Việt- Trung địa hình cao núi đá vôi.
+ Trung tâm : núi thấp 500-600m , giáp đồng bằng đồi trung du thấp dưới 100m.
+ Sông chạy theo hướng vòng cung : sông: Cầu , Thương ,Lục Nam.
* Vùng núi Bắc Trường Sơn:
_ Vị trí : phía Nam sông Cả đến đèo Hải Vân .
_ Đặc điểm:
+ Núi song song và so le : hướng TB- ĐN. Cao 2 đầu thấp ở giữa.
+ Phía Bắc : núi Tây Nghệ An, phía Nam: núi Tây Thừa Thiên Huế.
+ Giữa : núi đá vôi Quảng Bình, núi thấp Quảng Trị.
+ Cuối cùng : núi đâm ngang ra biển: dãy Bạch Mã.
* Vùng núi Nam Trường Sơn:
_ Vị trí: phía nam dãy Bạch Mã đến vĩ tuyến 110 B.
_ Đặc điểm:
+ Khối núi , cao nguyên, sơn nguyên đất đỏ badan theo hướng Bắc- Tây Bắc, Nam Đông Nam.
+ Phía Đông : khối núi Kom Tum, cực Nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao.
+ Phía Tây: cao nguyên Kom Tum, Play ku, Đắk Lak, Mơ Nông...bằng phẳng. Bán bình nguyên xen đồi.
+ Bất đối xứng 2 sườn Đông Tây rất rõ.
* Bán bình nguyên và trung du:ĐNB thềm phù sa cổ 100m, phủ badan200m.
+ Khu vực đồng bằng:
Đồng bằng châu thổ sông: ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu Long.
* Đồng Bằng Sông Hồng: do phù sa sông Hồng , Thái Bình bồi đắp.
_ Diện tích 1500km2.
_ Có hệ thống kênh đê ngăn lũ, vùng trong đê không được phù sa bồi đắp .
_ Ít chụi tác động của thủy triều.
*Đồng Bằng Sông Cửu Long: do sông Tiền, Hậu bồi đắp.
_ Diện tích 40000km2 .
_ Có hệ thống kênh rạch chằng chịt, được phù sa bồi đắp hằng năm .
_ Chụi tác động mạnh của thủy triều.
Đồng bằng ven biển: miền Trung : do phù sa biển bồi đắp, đất nhiều cát ít phù sa .
_Diện tích 15000 km2 .
_ Hẹp ngang bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam ,Tuy Hòa . Chia thành 3 dải : cồn cát đầm phá, thấp trũng, đồng bằng).
@ Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội:
* Khu vực đồi núi:
_ Thế mạnh:
+ Khoáng sản: kim loại, phi kim loai , vật liệu xây dựng.... nguyên liệu, nhiên liệu cho công nghiệp.
+ Rừng, đất trồng: nông – lâm.
+ Thủy năng: thủy điện.
+ Du lịch: tham quan, nghĩ dưỡng ,sinh thái.
_ Hạn chế: giao thông , khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế.Thiên tai.....
* Khu vực đồng bằng:
_ Thế mạnh : Phát triển nông nghiệp nhiệt đới, khoáng sản, lâm sản, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp, thương mại, phát triển giao thông bộ, sông.
_ Han chế: thiên tai......
2. Kĩ năng:
Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam:
- Trình bày đặc điểm nổi bật về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai, thực động vật.
- Xác định và ghi đúng trên lược đồ các dãy núi, cao nguyên đá vôi, cao nguyên badan, sông chính.
- Phân tích biểu đồ khí hậu, bảng số liệu về khí hậu của 1 số địa điểm (HN, Huế, TPHCM).

Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
1.Kiến thức:
@. Khái quát về biển Đông:Atlat tr 6,7
_ Rộng , diện tích 3,477 triệu km2 , lớn thứ 2 trong Thái Bình Dương.
_ Biển tương đối kín.
_ Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
@. Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam:
+ Khí hậu:nhờ biển Đông mà khí hậu Việt Nam mang đặc tính của khí hậu hải dương , điều hòa hơn.
+ Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển:
. Địa hình ven biển đa dạng: vịnh cửa sông, cồn cát ,........
. Hệ sinh thái đa dạng và giàu có: rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo...
@. Tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển: phong phú:
. Khoáng sản:trữ lượng lớn và giá trị nhất:dầu khí: Nam Côn Sơn- Cửu Long, Thổ Chu – Mã Lai, sông Hồng. Muối ở Nam Trung Bộ.
. Hải sản: giàu thành phần loài và năng suất sinh học cao.
@. Thiên tai:nhiều thiên tai:bão, sạt lỡ bờ biển, cát bay , cát chảy.
2. Kĩ năng:
Xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí các vịnh biển : Hạ Long, Xuân Đài, Đà Nẵng, Vân Phong, Cam Ranh. Các vịnh này thuộc tỉnh, thành phố nào.

Bài 23: Thực hành:
PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤN NGÀNH TRỒNG TRỌT
- Tính được tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng.
- Tính được cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt .
- Vẽ được biểu đồ đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng.
- Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt.

Bài 24: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
I. Kiến thức: Qua bài học, học sinh cần hiểu và trình bày được:
1/- Những thuận lợi và khó khăn (về mặt tự nhiên kinh tế, xã hội) trong khai thác và nuôi trồng thủy sản của nước ta.
- Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản.
+ Biết được ngành thủy sản đang có bước phát triển đột phá.
+ Các tỉnh có nghề cá phát triển mạnh.
+ Các vùng nuôi nhiều thủy sản.
2/- Hiểu được vai trò của ngành lâm nghiệp; về kinh tế về môi trường, …
- Tài nguyên rừng nước ta giàu có nhưng đang bị suy thoái, chất lượng hệ sinh thái rừng giảm.
- Tình hình phát triển và đặc điểm phân bố lâm nghiệp.
II. Kĩ năng:
- Vẽ biểu đồ, phân tích số liệu thống kê về lâm, ngư nghiệp.
- Sử dụng Atlat trong lâm nghiệp, thủy sản. Xác định được các khu vực sản xuất, khai thác các vùng nuôi thủy sản quan trọng.

Bài 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
I. Kiến thức:
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta: tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử.
- Biết được sự phân hóa các điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất, khí hậu, …) tạo ra cái nền chung cho sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.
- Biết được trên cái nền chung, sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp các nhân tố: tự nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ thuật và lịch sử có những tác động khác nhau.
- Nêu được 7 vùng nông nghiệp của nước ta.
- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản về: điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa sản xuất của từng vùng nông nghiệp.
- Biết và nêu được những xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta.
+ Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp.
+ Phát triển kinh tế trang trại.
+ Phát triển thành các vùng chuyên canh nông nghiệp.
II. Kĩ năng:
- Dựa vào Atlat trong nông nghiệp; nêu được sự phân hóa một số sản phẩm nông nghiệp (lúa, cà phê, cao su, chè, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản) và sản phẩm chuyên môn hóa của từng vùng nông nghiệp.

Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I. Kiến thức:
Qua nội dung bài học, học sinh cần:
- Hiểu và trình bày được: cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đa dạng và đang có sự chuyển dịch.
- Hiểu và trình bày được: cơ cấu thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất công nghiệp đang có sự thay đổi sâu sắc.
- Hiểu và trình bày: cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ có sự phân hóa, các khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao và giá trị sản xuất lớn.
- Giải thích được nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế, trong sản xuất công nghiệp.
II. Kĩ năng:
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế trong sản xuất công nghiệp.
- Dựa vào Atlat trong công nghiệp chung trình bày được sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp.

Bài 27: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
I. Kiến thức:
Hiểu và nêu được đặc điểm phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.
- Công nghiệp năng lượng:
+ Tình hình phát triển, phân bố: công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu (than, dầu, khí)
+ Tình hình phát triển và phân bố: công nghiệp điện lực
+ Tình hình phát triển và phân bố: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
+ Tình hình phát triển và phân bố: công nghiệp chế biến các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản.
II. Kĩ năng:
- Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu thống kê về công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
- Dựa vào Atlat trong công nghiệp để phân tích, trình bày đặc điểm của một số trung tâm công nghiệp và phân bố của các ngành công nghiệp trọng điểm. Nêu được các sản phẩm chuyên môn hóa của 3 trung tâm công nghiệp lớn trên cả nước.

Bài 28: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
I. KIẾN THỨC:
1. Trình bày được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
2. Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Nhân tố bên trong (Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội) có ảnh hưởng rất quan trọng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Nhân tố bên ngoài (thị trường, hợp tác quốc tế) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
3. Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước
Đặc điểm phân bố của điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp
II. KỈ NĂNG:
Dựa vào Atlat nhận xét sự phân bố của tổ chức lãnh thổ công nghiệp, xác định được một số điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.

UjN0gx4NL6Hz298
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status