Việt Nam tham gia WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA): hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may - pdf 13

Download Đề tài Việt Nam tham gia WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA): hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may miễn phí



MỤC LỤC
 
I. Giới thiệu chung 44
II. Cam kết thương mại của Việt Nam về dệt may trong các hiệp định thương mại 55
A. WTO và các hiệp định có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngành dệt may 55
B. Cam kết thuế quan của một số thị trường chính 1010
C. Quyền lợi và nghĩa vụ cam kết của ngành dệt may Việt Nam 1212
III. Xuất khẩu hàng dệt may: Hiện trạng và triển vọng 1515
A. Xuất khẩu hàng dệt may và vai trò trong thời gian qua, đặc biệt từ khi gia nhập WTO 1515
B. Một số phân tích đối với ngành dệt may của Việt Nam 1818
C. Tiếp cận các thị trường xuất khẩu chính trong thời gian tới 2121
D. Đánh giá về tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 2424
E. Vai trò của Chính phủ và Hiệp hội trong quá trình phát triển ngành dệt may nói chung và xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may nói riêng 2727
1. Các biện pháp chung 2727
2. Các biện pháp trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 3030
IV. Các vấn đề đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam 3131
V. Kết luận và khuyến nghị 3737
A. Kết luận 3737
B. Khuyến nghị 3838
C. Đề xuất một số chương trình hành động 4141
Tài liệu tham khảo 4443
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33270/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

chính đều giảm (từ Hồng Kông giảm 21%, từ In-đô-nê-xi-a giảm 2,9%, từ Thái Lan giảm 25,6%, từ Ấn Độ giảm 7,7%). Tuy nhiên, hàng dệt may Việt Nam xuất vào thị trường này vẫn tăng 18% về lượng và chỉ giảm 4,5% về giá trị.
Tại thị trường châu Âu - chiếm khoảng 20% giá trị xuất khẩu dệt may, các doanh nghiệp đã cải thiện chất lượng và mở rộng dịch vụ hỗ trợ cho nhà nhập khẩu cũng như tuân thủ quy chế mới về an toàn cho người tiêu dùng. Nhờ đó, giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 đạt xấp xỉ 1,25 tỷ USD, chỉ giảm 3,5% trong điều kiện nhập khẩu chung vào thị trường này giảm hơn 11% so với cùng kỳ năm trước.
Tại thị trường Nhật Bản - thị trường lớn thứ ba của ngành dệt may Việt Nam, thông qua VJEPA, các doanh nghiệp đã tăng cường hoạt động xúc tiến hợp tác đầu tư, thương mại với đối tác Nhật Bản. Nhờ đó kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này không ngừng tăng trưởng (năm 2008 tăng 12% và 9 tháng đầu năm 2009 tăng 15,3 %). Đây là kết quả đáng ghi nhận trong điều kiện nền kinh tế Nhật Bản cũng bị suy giảm nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực để xúc tiến các thị trường mới. Trong 9 tháng đầu năm 2009, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc đã tăng 50%, vào Ảrập Xeut tăng 23%, vào Thụy Sĩ tăng 12,7%, vào các nước ASEAN tăng 7,8%, v.v.
Tại thị trường nội địa, nhiều doanh nghiệp đã tập trung đổi mới toàn diện chiến lược phục vụ cho người tiêu dùng. Các biện pháp đã và đang được thực hiện bao gồm đầu tư mạnh hơn vào nghiên cứu thị trường, thị hiếu, tăng cường công tác thiết kế thời trang và sản phẩm mới, tổ chức dây chuyền sản xuất chuyên biệt phù hợp, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị tại các thành phố lớn kết hợp với chương trình đưa hàng về nông thôn và tăng uy tín thương hiệu. Những biện pháp này cũng thể hiện nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến lược lấy nội địa làm thị trường cơ bản để tồn tại và vượt qua suy thoái của nhiều doanh nghiệp.
Một số phân tích đối với ngành dệt may của Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam có thể tận dụng một số điểm mạnh. Trước hết, trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%. Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn, và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và Nhật Bản chấp nhận.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt.
Cuối cùng, Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn thể hiện được xu hướng tăng trong giai đoạn 2000-2007, mặc dù có giảm mạnh trong năm 2008 (Hình 1).
Hình 1: FDI vào ngành dệt may: số dự án và số vốn đầu tư (triệu USD) trong 1988-2008
Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam.
Cuối cùng, Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng mở rộng tiếp cận thị trường cho hàng xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn thể hiện được xu hướng tăng trong giai đoạn 2000-2007, mặc dù có giảm mạnh trong năm 2008 (Hình 1).
Hộp 3: Một số điểm mạnh của ngành dệt may Việt Nam
Trang thiết bị được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%;
Xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới;
Việt Nam tạo được sự hấp dẫn đối với các thương nhân và nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy vậy, ngành dệt may vẫn còn những điểm yếu nhất định. May xuất khẩu phần lớn theo cách gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo cách FOB thấp, hiệu quả sản xuất thấp.
Trong khi đó, ngành dệt và công nghiệp phụ trợ còn yếu, phát triển chưa tương xứng với ngành may, không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng xuất khẩu để cung cấp cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao. Như đã phân tích ở trên, tính theo giá so sánh, giá trị sản phẩm của ngành dệt luôn tăng chậm hơn so với giá trị sản phẩm của ngành may mặc, cho thấy sự phụ thuộc của ngành may mặc đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu.
Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chính quy mô nhỏ đã khiến các doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có thể cung ứng cho một thị trường nhất định. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cách thâm nhập thị trường và/hay chuyển đổi sang thị trường khác. Những khó khăn, ít nhất là ban đầu, trong việc chuyển đổi định hướng sang thị trường nội địa trong thời điểm các thị trường xuất khẩu chính như Hoa Kỳ, EU đều gặp suy thoái kinh tế chính là những dẫn chứng tiêu biểu.
Mặt khác, kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài bản, năng suất thấp, mặt hàng còn phổ thông, chưa đa dạng. Năng lực tiếp thị còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được thương hiệu của mình, chưa xây dựng được chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp.
Hộp 4: Một số điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam
Chủ yếu làm gia công, hiệu quả thấp;
Quy mô sản xuất nhỏ;
Kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật yếu kém, năng suất thấp, thiếu chiến lược dài hạn.
Ngành dệt may có thể tận dụng một số cơ hội để phát triển xuất khẩu trong thời kỳ hiện nay. Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới cho các doanh nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các nước phát triển.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt may. Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng đã tham gia ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở cả cấp độ song phương (như Hiệp định đối tác thương mại Việt - Nhật) và đa phương (như các hiệp định trong khung khổ của ASEAN như ACFTA, AKFTA, ASEAN-Úc-Niu Dilân, v.v).
Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, và mở ra n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status