Đề án Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ - pdf 13

Download Đề án Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ miễn phí



Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương I 3
Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu thuỷ sản 3
sang thị trường Mỹ. 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ. 3
1. Khái niệm về xuất khẩu 3
2. Lợi ích của xuất khẩu. 4
3. Nhiệm vụ của xuất khẩu. 5
II. Thị trường Mỹ và các nhân tố ảnh hưởng tới việc xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ. 6
1. Đặc điểm thị trường Mỹ nói chung và thị trường thuỷ sản Mỹ nói riêng. 6
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ. 12
2.1 . Khó khăn. 12
2.2. Thuận lợi 19
Chương II 21
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM 21
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ. 21
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM. 21
1. Tình hình phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam 21
2. Kết quả xuất khẩu ngành thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua. 28
II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ. 34
1. Kim ngạch xuất khẩu 34
2. Cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu: 35
III. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA QUA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ. 37
1. Những thành tựu đạt được. 37
2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân 42
Chương III 46
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ. 46
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 46
II. BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ. 47
1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường Mỹ. 47
2. Tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Mỹ. 48
3. Xây dựng và phát triển thương hiệu cho thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. 51
4. Các giải pháp hành chính - thủ tục từ phía Nhà nước. 52
5. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên trong ngành thuỷ sản. 55
6. Nâng cao khả năng cạnh tranh mặt hàng thuỷ sản. 56
7. Quản lý tốt việc đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. 58
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33235/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

u, địa điểm đầu tư chưa thật tốt gây ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư, làm chậm quá trình đầu tư. Mặt khác chất lượng tư vấn lập dự án và thiết kế, xây lắp chưa cao, việc thẩm định các dự án đầu tư vẫn chưa làm tốt dẫn tới báo cáo nghiên cứu khả thi chất lượng thấp, tổng dự toán nhiều, dự án cao hơn tổng mức đầu tư, công tác đấu thầu còn kém và thiếu kinh nghiệm. Từ đó dẫn đến việc triển khai một số dự án còn quá chậm, chi phí phát sinh lớn. Trong việc đóng mới và cải hoán tàu thuyền khai thác xa bờ còn tồn tại nhiều bất cập dẫn tới hiệu quả đầu tư không cao. Đó là những vấn đề mà ngành cần khắc phục trong những năm tới.
Về công nghệ chế biến:
Công nghệ chế biến là khâu quan trọng trong chu trình sản xuất, nuôi trồng chế biến và kinh doanh thuỷ sản. Hoạt động chế biến trong 15 năm qua đã được đánh giá là có hiệu quả, góp phần tạo sự khởi sắc cho ngành thuỷ sản trong sự đa dạng hoá các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. Nếu như năm 1986 cả nước có trên 40 nhà máy chế biến thuỷ sản với công suất chế biến 210 tấn thành phẩm/ngày thì sau 15 năm đổi mới, năm 2002 đã có khoảng 266 nhà máy ( tăng 86,64%, tăng bình quân 5,8%/năm)- với công suất chế biến hơn 1.500 thành phẩm/ngày. Trong đó có 77 nhà máy có thành phẩm xuất khẩu vào EU và có hơn 100 đơn vị áp dụng HACCP đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ. Theo Thứ trưởng Bộ thuỷ sản- Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, trong 3 năm qua tổng đầu tư vào lĩnh vực chế biến thuỷ sản của Việt Nam là trên 2000 tỷ đồng, trong đó nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản của ta hiện đã ngang với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới. Nhờ đó mà trong 5 năm qua tốc độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản Việt Nam khá cao so với con số hiện thực năm 1996. Trong năm 2000, tổng sản lượng khai thác đạt 1.280.590 tấn tăng 33,05%, sản lượng nuôi trồng đạt 723.110 tấn tăng 75,94% với kim ngàch xuất khẩu đạt 1,475 tỷ USD tăng tới 120,14% so với năm 1996. Năm 2001 sản lượng khai thác đạt 1.347.800 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 879.100 tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,75 tỷ USD tăng 19,32% so với năm 2000.
Không những thế, tỷ trọng hàng chế biến có giá trị gia tăng cũng tăng lên đáng kể, đạt khoảng 19,75% gía trị xuất khẩu năm 2001. Tuy nhiên số lượng cơ sở chế biến chỉ chiếm khoảng 28,95% tổng số nhà máy chế biến thuỷ sản hiện nay ở Việt Nam. Mặt khác, cũng theo các nguồn tin từ Bộ thuỷ sản thì trong số 266 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu hiện nay, số nhà máy được xây dựng vào thập niên 90 chiếm vào khoảng 30%, số còn lại được xây dựng vào thập niên 80 và sớm hơn nên đều đã lạc hậu, xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của các thị trường mới khó tính như thị trường Mỹ.
Trước tình hình đó nên cuối năm 2000, Bộ thuỷ sản đã gấp rút tổ chức kiểm tra phân loại toàn bộ các xí nghiệp đông lạnh cả nước để phân loại có hướng xử lý, theo đó có 94 nhà máy đạt loại A và B đủ tiêu chuẩn chế biến sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay, số còn không đủ tiêu chuẩn. Vì vậy, bắt đầu từ năm 2002, chắc chắn sẽ xuất hiện những khó khăn gay gắt về sự mất cân đối giữa yêu cầu xuất khẩu thuỷ sản ngày một tăng cao và cơ sở vật chất chế biến thuỷ sản xuất khẩu đã xuống cấp không thay thế kịp. Như vậy theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc xây dựng những nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh mới với đầu tư trang thiết bị hiện đại đưa vào hạt động năm 2002 là rất lý tưởng và cần thiết, trở thành điều kiện cần để đưa ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản Việt nam phát triển bền vững, có nhiều cơ hội xâm nhập vào thị trường và phát triển nhanh trước khi ngành xuất khẩu thuỷ sản cả nước đạt trạng thái cân bằng vào năm 2010.
b. Những đóng góp của ngành thuỷ sản Việt Nam những năm đối với nền kinh tế quốc dân.
Trong những năm qua, ngành thuỷ sản Việt Nam với sự phát triển vượt bậc của mình đã đóng góp cho nền kinh tế quốc dân những lợi ích to lớn, xứng đáng là một trong những ngành chủ đạo của nền kinh tế nước ta ngành thuỷ sản phát triển, trước hết đã góp phần tích cực sử dụng lao động, giải quyết tình trạng việc làm trong toàn xã hội. Đặc trưng của ngành này là sử dụng nhiều lao động và tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi theo mùa vụ ở nông thôn, cơ cấu lao động đa dạng gồm cả lao động tay chân đơn thuần đến lao động có kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.. Chính vì vậy đã thu hút một lực lượng lao động đông đảo, góp phần to lớn đẩy lùi tình trạng dư thừa lao động trong xã hội, đặc biệt là ở khu vực nông thôn - một khu vực chiếm đến 80% lao động của nền kinh tế Việt Nam. Ngành thuỷ sản đã đem lại cho nền kinh tế quốc dân một nguồn thu to lớn. Theo số liệu từ Bộ thuỷ sản: năm 1999 tổng sản lượng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng là 1.827.310 tấn, năm 2000 là 2.003.000 tấn năm 2001 là 2.310.000 tấn, năm 2002 là 2.769.000 tấn, năm 2003 là 3.286.000 tấn. Tưởng rằng với sự tăng lên về quy mô, sản lượng đó là sự tăng nhanh về số lượng người lao động trong ngành, cụ thể: năm 1999 có 3380 nghìn lao động thì đến năm 2000 là 3.400 nghìn lao động, năm 2001 là 3.650 nghìn lao động, năm 2002 là 3.689 nghìn lao động và năm 2003 ngành thuỷ sản đã có số lượng lao động lên tới 3.760 nghìn người. Chính sự phát triển của ngành thuỷ sản cũng đã đem lại hiệu quả to lớn trong việc đẩy lùi các vấn đề xã hội nóng bỏng hiện nay trong nông thôn như cờ bạc, rượu chè.. xuất phát từ nạn thất nghiệp và góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập nâng cao đời sống người dân.
Ngành thuỷ sản trong những năm gần đây đã tận dụng tốt những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng cho nền kinh tế nước ta và phát huy cao độ những lợi thế đó phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nước ta có bờ biển dài 3.260 km với hơn 12 cửa sông, diện tích phần lục địa hơn 2 triệu km2 và mạng lưới kênh rạch, sông ngòi chằng chịt. Nếu không phát triển ngành thuỷ sản thì chúng ta đã đánh mất một nguồn lợi vô cùng to lớn.
Ngành thuỷ sản phát triển đã thực sự kéo theo sự tăng trưởng của một loạt các ngành khác làm sống động nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Các ngành dịch vụ, xuất khẩu, công nghiệp đóng tàu, sản xuất phụ phẩm phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản là những ngành trực tiếp được “hưởng lợi” to lớn từ sự sống dậy của thuỷ sản Việt Nam trong những năm gần đây. Có thể chứng minh điều này qua một vài số liệu cụ thể từ Bộ thuỷ sản Việt Nam: năm 2000 ngành thuỷ sản sử dụng số tàu thuyền là 79.769 chiếc, năm 2001 là 74900 chiếc, năm 2002 là 76.100 và năm 2003 là 78.860 chiếc. Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng thuỷ sản cũng tăng lên nhanh chóng hàng năm với hàng tỉ USD thu được từ lĩnh vực này và có triển vọng sẽ còn tiếp tục đạt được những con số lớn hơn khi nền kinh tế chúng ta hội nhập sâu rộng vào công cuộc khu vực hoá, qu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status