Tiểu luận Thực trạng lạm phát ở nước ta hiện nay - pdf 13

Download Tiểu luận Thực trạng lạm phát ở nước ta hiện nay miễn phí



MỤC LỤC:
Lý do chọn đề tài: 1
Mục đích: 1
Chương I: Lịch sử của đề tài. 2
Chương II: Khái niệm, nguyên nhân và tác động của lạm phát. 5
I. Khái niệm về lạm phát: 5
1. Lạm phát là gì? 5
2. Phân loại lạm phát. 6
3. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế: 8
II. Nguyên nhân gây ra lạm phát: 14
1. Nguyên nhân của lạm phát: 14
2. Ai là người chịu tác động của lạm phát? 15
III.Tác động của lạm phát.: 16
1. Tái phân phối lại thu nhập: 17
2. Tác động đến tăng trưởng kinh tế: 18
3. Các tác động khác đối với lạm phát. 18
Chương III:Thực trạng lạm phát ở nước ta hiện nay 20
I. Thực trạng của lạm phát: 20
II. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng lạm phát ở nước ta hiện nay: 23
III.Một số biểu đồ thể hiện tình hình lạm phát ở nước ta hiện nay. 24
Chương IV: Một số biện pháp hạn chế lạm phát. 27
1. Chính sách siết chặt cung tiền tệ. 27
2. Kiềm chế giá cả. 28
3. Ấn định mức lãi suất cao. 28
4. Giảm chi tiêu của ngân sách. 28
5. Biện pháp hạn chế tăng tiền lương. 29
6. Biện pháp lạm phát chống lạm phát. 30
7. Thực hiện một chiến lược thị trường cạnh tranh toàn cầu. 30
8. Chính sách thu nhập dựa trên thuế. 30
9. Mua lấy một tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát. 30
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33178/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nước và thế giới, về lý thuyết và thực nghiệm có thể tóm tắt như sau:
Lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng.
Về lý thuyết, lạm phát có thể tác động tiêu cực lẫn tích cực lên tăng trưởng kinh tế: Theo Mundell (1965) và Tobin (1965), có mối tương quan tỉ lệ thuận giữa lạm phát và tăng trưởng; hai trường phái Keynes và trường phái tiền tệ đều cho rằng trong ngắn hạn, chính sách nới lỏng tiền tệ kích thích tăng trưởng, đồng thời làm gia tăng lạm phát; đường cong Phillips nổi tiếng về sự đánh đổi giữa mục tiêu lạm phát và thất nghiệp.
- Stagflation nghĩa là suy thoái và lạm phát, tình trạng nền kinh tế vừa có những dấu hiệu của lạm phát, mà cơ bản nhất là giá cả leo thang, tiền mất giá nhưng lại vừa có những biểu hiện của suy thoái như sản xuất đình trệ, thất nghiệp gia tăng, lạm phát cao, tăng trưởng thấp.
- Lạm phát có thể tác động tiêu cực lên tăng trưởng như: dấu hiệu bất ổn kinh tế vĩ mô; tăng sự không chắc chắn của các hoạt động đầu tư; lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối, làm méo mó quá trình phân bổ nguồn lực; lạm phát còn được xem như là một loại thuế đánh vào nền kinh tế.
Các nghiên cứu kiểm nghiệm về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng.
- Nghiên cứu ban đầu (những năm 60) không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nào.
- Giai đoạn sau khủng hoảng dầu hỏa 1973-1974, tìm thấy quan hệ âm giữa lạm phát và tăng trưởng (Fischer, 1993; Bruno và Easterly, 1995; Barro, 1998).
Lạm phát và tăng trưởng trên thế giới.
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng là phi tuyến tính. Lạm phát chỉ tác động tiêu cực lên tăng trưởng khi đạt ngưỡng nhất định nào đó (threshold). Ở mức dưới ngưỡng, lạm phát không nhất thiết tác động tiêu cực lên tăng trưởng, thậm chí có thể tác động dương như lý thuyết Keynes đề cập.
& Kết quả kiểm nghiệm ảnh hưởng ngưỡng của lạm phát
- Nghiên cứu của Khan và Senhadji (2001): 140 nước, giai đoạn 1960-1998. Các nước đang phát triển, ngưỡng lạm phát từ 11-12%/năm.
- Nghiên cứu của Li (2006): Số liệu cho 90 nước đang phát triển, giai đoạn 1961-2004, ngưỡng là 14%/năm.
- Nghiên cứu của Christoffersen và Doyle (1998) tìm ra ngưỡng là 13% cho các nền kinh tế chuyển đổi.
& Kết luận: ngưỡng tiêu cực của lạm phát là từ 11%-14% trở lên.
Tương đồng với nghiên cứu trên, tác giả Tú Anh - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng cho rằng: giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát thường có mối quan hệ nhất định. Tuy nhiên, mức độ gắn kết như thế nào là vấn đề còn tranh cãi. Một số nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định. Fischer (1993) là người đầu tiên nghiên cứu vấn đề này đã kết luận, khi lạm phát tăng ở mức độ thấp, mối quan hệ này có thể không tồn tại, hay mang tính đồng biến, và lạm phát ở mức cao mối quan hệ này là nghịch biến. Một số các nhà nghiên cứu sau này như Sarel (1996), Gosh và Phillips (1998), Shan và Senhadji (2001), và một số các nhà nghiên cứu khác đã cố gắng tìm ra đặc điểm đặc biệt về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Bằng các nghiên cứu khác nhau, họ đã tìm ra một ngưỡng lạm phát, mà tại ngưỡng đó nếu lạm phát vượt ngưỡng sẽ có tác động tiêu cực (tác động ngược chiều) đến tăng trưởng. Theo Sarel, ngưỡng lạm phát là 8%, theo Shan và Senhadji, ngưỡng lạm phát cho các nước đang phát triển là 11-12%, các nước công nghiệp khoảng 1-3%. Gần đây nhất là nghiên cứu của tác giả Khan (2005) đã tập trung nghiên cứu xác định mức lạm phát tối ưu. Kết quả Khan đã tìm ra mức lạm phát tối ưu đối với các nước vùng Trung Đông và Trung Á là khoảng 3,2%.
Học thuyết kinh tế vĩ mô đã khẳng định, nếu sản lượng thực tế vượt sản lượng tiềm năng sẽ làm lạm phát gia tăng. Thực tế 2005-2006, lạm phát thế giới gia tăng, ngoài nguyên nhân giá dầu còn do nền kinh tế nhiều nước phát triển quá nóng.
Lạm phát và tăng trưởng ở Việt Nam.
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam cũng phù hợp với lý thuyết và kết quả kiểm nghiệm trên thế giới. Ở mức lạm phát thấp (thường là một chữ số) thì lạm phát không có tác động tiêu cực lên tăng trưởng. Ở mức lạm phát thấp, gia tăng lạm phát thường gắn liền với tăng trưởng cao hơn (giai đoạn 1992-2007). Tuy nhiên, khi lạm phát đạt đến một ngưỡng cao nhất định, thì lạm phát bắt đầu tác động tiêu cực lên tăng trưởng (giai đoạn trước 1992).
Tuy nhiên, thời gian gần đây, ở Việt Nam xuất hiện thêm quan điểm mới, đó là “tỉ lệ lạm phát tốt nhất là không vượt quá tốc độ tăng trưởng”; đây là quan điểm của ông Lê Đức Thuý, nguyên Thống đốc NHNN khi phát biểu quan điểm này trước Quốc hội: “tui cho rằng một nền kinh tế phát triển bền vững thì lạm phát ở mức thấp hơn tăng trưởng 1-2%. Chẳng hạn GDP năm 2006 là 8% thì lạm phát là 6-7%”. Theo PGS., TS. Nguyễn Ái Đoàn, quan điểm này không có cơ sở lý thuyết rõ ràng, không được khẳng định về mặt lý thuyết, đó là cách phát biểu mang tính ứng dụng trong những điều kiện nhất định; trên thực tế, luận điểm này đã trở thành nền tảng cho việc thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng kéo dài ở Việt Nam và hệ quả tất yếu là lạm phát ở mức báo động; theo đó, quan điểm về một tỉ lệ lạm phát tốt nhất là tỉ lệ lạm phát nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng, thực chất chỉ là một cách phát biểu sai lệch, pha trộn giữa một mức lạm phát mong muốn 1-3% và một mức lạm phát vừa phải còn kiểm soát được, tức là lạm phát dưới hai chữ số đã biến thành mức lạm phát tốt nhất (2); tương đồng với phân tích trên của PGS., TS. Đoàn, Ông Nguyễn Văn Phúc, Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, cũng cho rằng: không có cơ sở khoa học, không có lý thuyết nào đề cập, không có nghiên cứu kiểm nghiệm; ngưỡng tác động tiêu cực của lạm phát không phải là bằng tốc độ tăng GDP.
Quan điểm về lạm phát theo ông Lê Đức Thuý “Ngay ở nước ta, trong điều kiện bình thường, không ít nhà khoa học đã đề nghị tui đẩy lạm phát lên cao hơn để thúc đẩy tăng trưởng. Thậm chí họ cho rằng, nếu Việt Nam muốn tăng trưởng cao thì lạm phát hai chữ số là bình thường. Nhưng với tôi, chừng nào còn được giao nhiệm vụ này, sẽ tiếp tục theo đuổi quan điểm giữ cho lạm phát nằm trong tầm kiểm soát, và tốc độ lạm phát tốt nhất là không vượt quá tốc độ tăng trưởng”. Việc muốn tăng cung tiền, chấp nhận lạm phát là hệ quả trực tiếp của quan điểm về lạm phát như: lạm phát, tăng cung tiền là tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế; có sự đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng, chấp nhận lạm phát để tăng trưởng; hai quan điểm này tuy khác nhau nhưng có tác động bổ sung cho nhau và làm cho các nhà hoạch định chính sách tin rằng lạm phát có lợi hơn là có hại cho nền kinh tế (đặc biệt tỉ lệ lạm phát dưới hai chữ số), lạm phát tăng cung tiền để thêm vốn đầu tư từ ngân sách là giải pháp tốt nhất để đạt mức tăng trưởng nhanh. Cùng quan điểm tăng cung tiền là tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế, ý kiến của ông Vũ Ngọc Nh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status