Nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức ở huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh - pdf 13

Download Khóa luận Nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức ở huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh miễn phí



MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 05
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức 12
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về trí thức 12
1.2. Nội dung xây dựng đội ngũ trí thức theo quan điểm của Hồ Chí Minh 22
Chương 2: Xây dựng đội ngũ trí thức huyện Quảng Xương - Thanh Hoá
dưới sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh 43
2.1. Tinh hình xây dựng đội ngũ trí thức huyện Quảng Xương - Thanh Hoá 43
2.2. Định hướng và một số giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức
Quảng Xương - Thanh Hóa hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh 62
Kết luận 80
Danh mục tài liệu tham khảo 83
Phụ lục 84
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35160/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

rí thức được đào tạo. Vì theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi trí thức sinh ra và trưởng thành trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau, mỗi người đều có những sở trường và sở đoản, cái mạnh và cái yếu nhất định, tuyệt nhiên không ai giống ai. Hồ Chí Minh nhắc nhở: phải thấy cái giới hạn khắc nghiệt của thời gian để tạo nguồn thay thế, bổ sung cho tổ chức những lớp người mới, đủ sức lực và tài năng đảm đương nhiệm vụ theo những yêu cầu mới. Theo Người, cần trí thức nhiều kinh nghiệm, trí thức già, đồng thời rất cần nhiều trí thức trẻ; công việc ngày càng nhiều, càng mới. Một mặt, Đảng phải đào tạo, dìu dắt trí thức trẻ, mặt khác, trí thức già phải cố gắng mà học. Việc đổi mới cán bộ, trí thức phải rất khách quan, công minh, cần lấy việc hoàn thành nhiệm vụ làm căn cứ; phải tổng kết từ phong trào thực tiễn, phát hiện những nhân tố mới, những cán bộ, trí thức trẻ có đức, có tài để trao nhiệm vụ cho họ. Mặt khác cũng cần tạo điều kiện cho số cán bộ, trí thức lớn tuổi, đã công tác quá lâu trong các văn phòng có điều kiện thâm nhập thực tế để khỏi lạc hậu với thực tế.
Vun trồng lòng tự trọng, tự tin cho trí thức, giúp họ sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. Hồ Chí Minh cho rằng: ai cũng có lòng tự trọng, tự tin; không có lòng tự trọng, tự tin là vô dụng. Vì vậy phải xem xét kỹ trước khi cất nhắc; giúp đỡ, vun trồng, khuyên gắng, khích lệ lòng tự tin, tự trọng; kiểm tra, uốn nắn thường xuyên không để “tích tiểu thành đại”. Hễ thấy khuyết điểm thì giúp họ sửa chữa ngay, để vun trồng các thói có gan phụ trách, cả gan làm việc của họ. Đồng thời phải nêu rõ những ưu điểm, những thành công của họ. Làm thế không phải làm cho họ kiêu căng mà cốt làm cho họ thêm hăng hái, thêm gắng sức. Phải vun đắp chí khí của trí thức, để đi đến chỗ “bại cũng không nản, thắng cũng không kiêu”.
Gương mẫu. Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạng đến vai trò của cán bộ cấp trên trong việc dung người nói chung và trí thức nói riêng. Người nhiều lần nhắc nhở đảng viên, cán bộ: muốn lãnh đạo và quản lý mọi người hay cán bộ cấp dưới thì người lãnh đạo phải làm gương trước. Bởi vì: “thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Nếu cán bộ cấp trên không gương mẫu thì làm sao có thể bảo ban, hướng dẫn được cấp dưới, làm sao duy trì được kỷ luật Đảng và trật tự kỷ cương phép nước. Hồ Chí Minh đã kịch liệt phê phán thói nể nang, bênh che cho nhau. Người đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải ghi nhớ rằng mình làm cách mạng là để phục vụ nhân dân, phải luôn ghi tạc trong lòng: lo toan công việc chung trước mọi người, hưởng thụ sau mọi người.
Người nói với các cán bộ trong Chính phủ: “… các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn cần nêu cao cái gương: “Phụng công, Thủ pháp, Chí công, Vô tư” cho nhân dân noi theo”[24; 382]. “… các bạn là viên chức của Chính phủ cộng hoà mà các bạn đã giúp xây dựng nên. Chính thể dân chủ cộng hoà của ta tuy còn trẻ tuổi, nhưng đã chiến thắng nhiều cuộc thử thách, nó đã chứng tỏ rằng quả thật là đầy tương lai. Do đó, nhiệm vụ của các bạn phải tuyệt đối trung thành với chính quyền dân chủ”[24; 380]. Chỉ có như vậy mới thu phục, cảm hoá, giáo dục được cấp dưới và mọi người.
Đổi mới cách lãnh đạo để dùng người, vì việc mà dùng người. Công việc xây dựng và bảo vệ đất nước luôn luôn đổi mới, phát triển. Do đó, phải không ngừng đổi mới cách lãnh đạo để dùng người. Để lãnh đạo được thì phải học hỏi quần chúng nói chung, trí thức nói riêng. Người trí thức có trình độ, có óc sáng tạo, có tư duy lý luận khoa học, người trí thức xuất thân và có trong tất cả các thành phần xã hội. Do đó “người lãnh đạo không nên kiêu ngạo mà nên hiểu thấu”, “một giây, một phút không thể giảm bớt mối liên hệ giữa mình với quần chúng nhân dân, mà đặc biệt là đội ngũ trí thức”, “phải biết lắng nghe ý kiến của những người không quan trọng”.
Thực hiện dân chủ, tự do tư tưởng, tự do sang tạo đối với trí thức. Dân chủ và thực hành dân chủ rộng rãi là nét đặc sắc trong phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh sử dụng, lãnh đạo và quản lý trí thức. Dân chủ đầu tiên là quyền làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc của mình. Người luôn luôn khơi dậy ý thức làm chủ của người trí thức ở xã hội mới và trách nhiệm công dân trong xây dựng đất nước vì chính hạnh phúc của mình. Người nói: “Nhà nước ta ngày nay là của tất cả những người lao động. Vậy công nhân, nông dân, trí thức cách mạng cần nhận rõ rằng: Hiện nay nhân dân lao động là những người làm chủ đất nước ta chứ không phải là người làm thuê cho giai cấp bóc lột như thời cũ nữa. Chúng ta có quyền và có điều kiện để tự tay mình xây dựng đời sống tự do, hạnh phúc cho mình. Nhân dân lao động là những người chủ tập thể, của tất cả những của cải vật chất và văn hoá, đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ”[18; 310].
Dân chủ gắn liền với đoàn kết. Dân chủ của ta là sự phản ánh thành công của chiến lược đại đoàn kết. Thực hiện dân chủ thì đoàn kết càng tăng. Đoàn kết rộng rãi, vững chắc thì càng có điều kiện phát huy dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, để xây dựng, phát huy dân chủ và phát huy sáng tạo của trí thức cần đưa họ vào với phong trào cách mạng, đi sâu vào đời sống nhân dân. Người gọi đó là “một trường học rất rộng, rất tốt” để trí thức vươn lên, học liên hệ với hành, lý luận liên hệ với thực tiễn mà trưởng thành.
Tự do tư tưởng, tự do sáng tạo của trí thức là điều rất nhạy cảm, lại là một vấn đề ở tầm cốt lõi trong mối quan hệ với trí thức. Nó là hòn đá thử trước hết về trình độ và thái độ của kẻ cầm quyền trong xã hội đối với hoạt động tinh thần. Nó cũng là hòn đá thử đối với một nền dân chủ, một xã hội muốn vươn lên tìm con đường phát triển của chân - thiện - mỹ. Khoa học, nghệ thuật có phát triển không? Việc quản lý kinh tế, quản lý xã hội có tiến bộ hay trì trệ? Liêm chính hay tham nhũng, dân trí, đạo đức và văn hóa của xã hội, của đất nước có thăng hoa hay không? … còn tùy thuộc ở thái độ đối với vấn đề tư do tư tưởng, tự do sáng tạo của trí thức như thế nào. Có một thời, có nơi, có người, do không tin trí thức, sợ trí thức đến nỗi bế môn tỏa cảng không cho đi học, không cho giao lưu đối với lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế. Hậu quả là khoa học xã hội, nhân văn và quản lý kinh tế lạc hậu.
Do đó, Hồ Chí Minh đã nêu ra vấn đề Tự do tư tưởng. “Tự do tư tưởng là mọi người có quyền tự do phát biểu ý kiến của mình” về mọi vấn đề của khoa học, văn hóa, của chính trị - xã hội ... để “Tự do tư tưởng hóa ra là tự do phục tùng chân lý”. Nghĩa là chân lý tìm thấy rồi, được chỉ ra rồi thì .... tự do phục tùng, là tự do phục tùng chân lý đồng dạng với tự do không phục tùng ngụy lý. Hồ Chí Minh đã chỉ ra cái làm nền của tự do, đó là ngư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status