Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân trong thời đại mới - pdf 13

Download Đề tài Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân trong thời đại mới miễn phí



MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
A. Cơ sở hình thành quan điểm 3
1. Cơ sở lí luận 3
2. Cơ sở thực tiễn 3
B. Nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân, do dân, vì dân 4
1. Nhà nước của dân 4
3. Nhà nước do dân 8
4. Nhà nước vì dân 9
D. Xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân 11
I. Những thành tựu đã đạt được trong những năm qua 11
1. Về chính trị 11
a. Xây dựng hệ thống chính trị 11
b. Ban hành các pháp chế quy định quyền và nghĩa vụ của công dân .11
2. Về kinh tế 17
3. Về văn hóa xã hội 18
II. Những vấn đề còn tồn tại 19
E. Phương hướng xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân trong thời đại mới 20
I. Nguyên tắc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân trong thời đại mới 20
II. Nội dung của phương hướng 21
1. Bảo vệ nhà nước trước sự chống phá của kẻ thù 21
2. Tăng cường và đổi mới cách lãnh đạo của Đảng 23
3. Kiện toàn bộ máy nhà nước tạo ra cơ chế thông thoáng tạo điều kiện cho người dân sống và làm việc theo pháp luật. 25
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35157/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hộ và giúp đỡ. Nhân dân chính là người thực hiện các chủ trương, đường lối kế hoạch của nhà nước. Dân không chỉ đóng góp tiền của mà đóng góp cả công sức để xây dựng nhà nước đó.
- Nhà nước đó cũng là nhà nước do dân phê bình, xây dựng. Nhân dân là người đóng góp cả trí tuệ để xây dựng, củng cố nhà nước.
Chính vì vậy, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người làm cách mạng là phải cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước của mình Hồ Chí Minh khẳng định: Việc nước là việc của chung, mỗi người phải có trách nhiệm: “Ghé vai gánh vác một phần” quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.
Nhà nước vì dân
Theo Người, nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân gắn liên với việc nhà nước phải làm tất cả để đem lại một cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân.
Xuất phát từ tư tưởng nhân dân là chủ thể quyền lực chính trị, tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh được phát triển thành nhân dân là chủ thể của nhà nước. Vì thế, việc nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước phải được đặt trên cơ sở coi vấn đề Nhà nước là một khía cạnh trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ. Nhà nước, theo Người, là của nhân dân “Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ, đó là do tính chất Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân. Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên. Đồng thời phải tập trung đến cao độ để thống nhất lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Nhân dân sử dụng Nhà nước như một công cụ để thực hiện lợi ích của mình: đối với nhân dân, thì công cụ của nhà nước dân chủ mới (Chính phủ, pháp luật, công an, quân đội,…) là để giữ gìn quyền lợi của nhân dân.
Khi bàn về vai trò của Nhà nước, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm về nhân dân quản lý nhà nước. Điều đáng lưu ý là việc nhà nước tiến hành các hoạt động nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân, thì đồng thời, đó cũng chính là nhằm tạo điều kiện để nhân dân có thể tham gia quản lý nhà nước. Người viết: “… chỉ có chế độ của chúng ta mới thật sự phục vụ lợi ích của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, bảo đẩm mọi quyền lợi của nhân dân, mở rộng dân chủ để nhân dân thật sự tham gia quản lý Nhà nước. Vì vậy, cho nên nhân dân ta đưa hết khả năng làm tròn nhiệm vụ người chủ nước nhà để xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho nước ta mạnh, dân ta giàu”.
Ngoài mục đích phục vụ nhân dân nhà nước ta không còn mục đích nào khác.
Phải làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành như lời Người đã nói trong một chuyến đi Pari: “Cả đời tui chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là làm sao cho dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. “Cả đời tui chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân”.
Hồ Chí Minh còn đưa ra quan điểm để xây dựng nhà nước vì dân
Yêu cầu thiết chế tổ chức:
Nhà nước vì dân là nhà nước lấy việc lo cho dân cụ thể là lo cho những lợi ích thiết thực cho người dân: Ăn, ở, mặc, đi lại… Làm mục tiêu hoạt động cho mình, ngoài ra không có đặc quyền đặc lợi gì.
Nhà nước này xuất phát từ việc lo cho những lợi ích của dân tộc dựa trên đó hoàn thành thuyết chế bộ máy nhà nước.
Về đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong bộ máy nhà nước phải xác định mình là công bộc của dân đ Lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu. Hồ Chí Minh căn dặn: Tất cả những thứ chúng ta dùng hàng ngày đều do dân cung cấp nên phải hết lòng, hết sức phục vụ cho dân, việc gì có lợi ích cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh.
Xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân
Những thành tựu đã đạt được trong những năm qua
Về chính trị
Xây dựng hệ thống chính trị
Cuộc đấu tranh kéo dài 2 thế kỉ với mục đích cuối cùng là giành độc lập dân tộc và chính quyền vào tay nhân dân là thể hiện cao nhất của quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dung một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Bởi vì trong xã hội cũ người dân phải chịu bao khổ đau, mồ hôi và cả nước mắt. Nên chỉ có xoá bỏ chế độ cũ xây dựng chế độ mới mới có thể giải phóng được cho họ để họ có thể sống cuộc sống tốt hơn, cho dù có phải hi sinh trong cuộc đấu tranh giành chính quyền ấy.
Sau khi giành độc lập nhà nước đã ban hành hiến pháp để xác lập chế độ của nhà nước mới. Sau nhiều lần bổ sung sửa đổi, quan điểm của Hồ Chí Minh đã được xác định cụ thể và được cụ thể hoá bằng hiến pháp. Điều 2 hiến pháp 1992 đã quy định rõ: “Nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân vì dân. Tiếp đó là đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa - xã hội phát triển cao nhất của loài người với những đặc điểm cụ thể là: là một nước có trình độ phát triển cao, khoa học kỹ thuật tiên tiến dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu. Con người có cơ hội phát triển toàn diện, làm theo năng lực hưởng theo lao động…”.
Ban hành các pháp chế quy định quyền và nghĩa vụ của công dân
Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến nay, Nhà nước ta đã ban hành 4 bản hiến pháp: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 (được sửa đổi, bổ sung ngày 25/12/2001). Trong hệ thống pháp luật thì Hiến pháp là văn bản có giá trị cao nhất, quy định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của đất nước; trong đó có chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Trong khi một số nước trên thế giới không đưa quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân vào Hiến pháp thì tại Việt Nam, chế định này được đưa vào tất cả các bản Hiến Pháp. Cụ thể là: Chương II Hiến pháp 1946 với tên gọi “Nghĩa vụ và quyền lợi công dân”, chương III Hiến pháp 1959 với tên gọi “Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và tại chương V của Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 với tên gọi “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, Nhà nước Việt Nam đã thể hiện sự tôn trọng con người, củng cố địa vị pháp lý của người làm chủ đất nước.
Hiến pháp 1992 quy định công dân có quyền bình đẳng, sống và học tập, lao động theo Hiến pháp. Có quyền tham gia quản lí và thảo luân các vấn đề của nhà nước. Cụ thể là ngay sau khi giành độc lập ngày 6/1/1946 toàn dân đã tham gia bầu cử thể hiện quyền và nghĩa vụ của mình với lời kêu gọi “Tất cả hãy đến thùng phiếu". Báo Quốc hội in hình Hồ Chủ tịch với lời khuyên của Người: "Khuyên đồng bào nam nữ 18 tuổi trở lên, hôm nay tất cả đều đi bỏ phiếu để bầu những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội đầu tiên của nước ta”. Tiếp tục truyền thống đó trong thời gian tiếp theo, mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng người dân vẫn tiếp tục thể hiện quyền l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status