Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) - pdf 13

Download Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) miễn phí



Vai trò của miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ
 
Các văn kiện Đảng, Nhà nước và sách báo đã đề cập nhiều đến vai trò quyết định của miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Năm tháng trôi qua, kể từ ngày chiến tranh kết thúc đến nay, hiện thực đó càng chứng tỏ đó là một chân lý lịch sử.
 
Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (tháng 7/1954), Trung ương Đảng ta đã sớm xác định nhiệm vụ xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960) của Đảng khẳng định: “.Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà”. Do đất nước tạm bị chia hai miền, mỗi miền thực hiện một chiến lược cách mạng trong những điều kiện không giống nhau, nên khi phân tích vị trí và mối quan hệ giữa hai miền, Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng (khóa III) đã xác định: “Miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với toàn bộ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà; miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, để giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35147/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

sự, chính trị, binh vận; kết hợp ba thứ quân, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp đánh lớn, đánh vừa, đánh nhỏ; thực hiện làm chủ để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ và nắm vững thời cơ mở những trận tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh, tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy đè bẹp quân địch để giành thắng lợi cuối cùng.
Tất cả những hình thức, phương pháp đấu tranh nói trên là một thể thống nhất, có quan hệ hữu cơ với nhau, tạo nên chiến lược tổng hợp và nghệ thuật quân sự của chiến tranh cách mạng Việt Nam. Đó là kết quả rực rỡ của sự vận dụng sáng tạo lý luận về bạo lực cách mạng và khoa học quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, phát triển lên một trình độ mới những kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như của toàn bộ cuộc đấu tranh cách mạng từ khi Đảng ta ra đời.
Đường lối chính trị, quân sự, phương pháp tiến hành cách mạng và chiến tranh cách mạng nói trên đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cực kỳ to lớn để nhân dân ta đánh thắng lực lượng lớn và những cố gắng chiến tranh rất cao của tên đế quốc giàu mạnh nhất, hung bạo nhất trong thời đại ngày nay.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng miền Nam và chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, Trung ương Đảng đã nhận rõ âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ, đánh giá đúng lực lượng so sánh giữa ta và địch và đề ra những chủ trương chiến lược chính xác, sắc bén và linh hoạt để đánh bại những âm mưu và hành động chiến tranh của Mỹ - nguỵ trong từng thời kỳ, đi đến chiến thắng hoàn toàn chiến tranh xâm lược của chúng. Đó là thành công nổi bật về chỉ đạo chiến lược của Trung ương Đảng. Đó cũng là thành công của công tác tổ chức chiến đấu của các cấp bộ Đảng và các cấp chỉ huy quân đội. Song, trong một cuộc chiến tranh mà đế quốc Mỹ vừa đánh vừa dò, vừa đánh vừa thí nghiệm các chiến lược, chiến thuật của chúng, một cuộc chiến tranh leo thang từng bước, không có tiền lệ trong lịch sử, thì việc hiểu địch, hiểu ta là một quá trình nhận thức ngày càng sâu hơn, sát hơn, rõ ràng hơn, chắc chắn hơn, thông qua thực tế chiến đấu và những diễn biến cụ thể của cuộc đọ sức trên chiến trường. Trên cơ sở phương hướng chiến lược đúng, hãy làm đi rồi thực tiễn sẽ cho phép ta hiểu rõ sự vật hơn nữa. Đó là một trong những bài học quan trọng của chúng ta. Cuộc kháng chiến chống Mỹ là một kho kinh nghiệm rất phong phú và quý báu. Sau này, cần tổ chức tốt việc tổng kết cuộc chiến tranh yêu nước của chúng ta để phát triển và hoàn chỉnh lý luận và khoa học quân sự Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới.
Thắng lợi của chúng ta chứng minh rằng trong thời đại ngày nay, khi các lực lượng cách mạng thế giới đang ở thế tiến công, một dân tộc nước không rộng, người không đông, song đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh kiên quyết dưới sự lãnh đạo của một đảng Mác - Lênin có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lại được sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới, thì hoàn toàn có thể đánh bại mọi thế lực đế quốc xâm lược, dù đó là tên đế quốc đầu sỏ.
Thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của cả hai chiến lược cách mạng được tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ với nhau: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, trong đó, như Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng đã chỉ rõ và ngày nay được toàn bộ thực tiễn chứng minh, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, còn cách mạng xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà.
Thật vậy, không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa, suốt mười sáu năm qua, luôn luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt từ năm 1965, khi Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, thì miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địa cách mạng của cả nước, xứng đáng là pháo đài vô địch của chủ nghĩa xã hội.
Trên mặt trận cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền kinh tế quốc dân, miền Bắc đã đạt được những thành tựu đáng tự hào. Thành tựu to lớn nhất là đã thủ tiêu chế độ người bóc lột người; chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức toàn dân và tập thể đã được xác lập một cách phổ biến. Đến năm 1975 trong khu vực sản xuất vật chất, 99,7% tài sản cố định đã thuộc về kinh tế xã hội chủ nghĩa; phần lớn thu nhập quốc dân cũng như sản lượng công nghiệp, nông nghiệp là do kinh tế xã hội chủ nghĩa tạo ra.
Các giai cấp bóc lột đã bị xoá bỏ. Giai cấp công nhân, giai cấp lãnh đạo cách mạng, đã lớn lên cả về số lượng và chất lượng. Nông dân đã trở thành một giai cấp mới, giai cấp nông dân tập thể. Khối liên minh công nông do đó được củng cố trên một cơ sở mới, cao hơn trước. Tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa mà hầu hết được đào tạo dưới chế độ mới ngày càng phát triển. Xã hội miền Bắc đã trở thành xã hội của những người lao động. Sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân ngày một tăng thêm. Các thành phần dân tộc sống bình đẳng, đoàn kết, hoà hợp theo tinh thần của chủ nghĩa xã hội. Phụ nữ bình đẳng với nam giới, đảm đương mọi nhiệm vụ xã hội.
Dưới ánh sáng đường lối của Đại hội lần thứ III của Đảng, thực hiện Nghị quyết của các Hội nghị lần thứ năm, thứ bảy, thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương, chúng ta đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật bước đầu của chủ nghĩa xã hội, theo hướng tiến lên một nền sản xuất lớn hiện đại và một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Trong những năm 1961-1964, vốn đầu tư xây dựng kinh tế gấp 4,5 lần thời kỳ 1955-1957. Đến năm 1964, miền Bắc đã tự bảo đảm được lương thực về cơ bản, tự giải quyết được 90% hàng tiêu dùng, đồng thời đã bắt đầu tạo được nguồn tích luỹ từ trong nước. Nhưng từ năm 1965, miền Bắc phải chuyển hướng kinh tế từ thời bình sang thời chiến, và từ đó đến năm 1975 là thời kỳ chống chiến tranh phá hoại xen kẽ với những thời kỳ ngắn khôi phục kinh tế. Mặc dù vậy, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status