Tiểu luận Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở quyết định bản chất cách mạng và khoa học trong tư tưởng - pdf 13

Download Tiểu luận Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở quyết định bản chất cách mạng và khoa học trong tư tưởng miễn phí



Xuyên suốt các quan điểm trong tư tưởng của Người là tư tưởng độc lập dân tộc và tự do dân chủ. Về vấn đề dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh có nhấn mạnh rằng thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa là đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc và lựa chọn con đường phát triển của dân tộc là đi tới xã hội cộng sản, ấy là cái đích lâu dài. Người từng nói trong cuộc họp thống nhất ba Đảng lúc bấy giờ là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sảng Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn tại Hương Cảng Trung Quốc rằng cương lĩnh của Đảng sau khi thống nhất phải là: Dân tộc độc lập, nhân dân tự do, nhân dân hanh phúc, tiến tới chủ nghĩa xã hội. Và thực tế lịch sử đã cho thấy những tư tưởng, mục tiêu mà Người đề ra đã được thực hiện. Dưới sự lãnh đạo của Người và Đảng, nhân dân ta đã trải qua 45 năm (1930 – 1975) đấu tranh đánh đuổi thực dân xâm lươc Pháp, Nhật, Mỹ dành độc lập tự do, có quyền làm chủ thực sự trên chính tổ quốc của mình.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35072/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

y các giá trị tinh hoa của dân tộc điển hình là lòng yêu nước của nhân dân. Người biết những giá trị tinh hoa dân tộc đó chỉ cần được kết hợp và dẫn dất của những tri thức tiên tiến trên thế giới thì sẽ trở thành sức mạnh vô cùng to lớn. Và qua thực tiễn đã bao lần chứng minh điều đó, tác động vào lòng yêu nước và những bản chất tốt đẹp của mỗi người dân để kêu gọi toàn dân góp sức đánh giặc cứu nước, tạo thành một khối liên minh chặt chẽ cho cách mạng đi đến thắng lợi thành công.
Với những gì đã làm được, TTHCM đã trở thành tài sản quý báu của dân tộc ta và trở thành niềm tự hào cho mỗi người dân đất Việt.
Phần nội dung
I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Yếu tố khách quan
1.1. Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
- Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Cuối thể kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã thi hành một số chính sách đối nội, đối ngoại phản động: tăng cường đàn áp bóc lột ở bên trong và thực hiện bế quan tỏa cảng đối với bên ngoài (2). Chính điều này đã khiến nước ta lúc bấy giờ bị cô lập với nền văn minh tiên tiến của phương Tây mà đặc biệt là thị trường tư bản Tây Âu. Vì thế mặc dù có được một vị trí thuận lợi nhất là đường biển nhưng nước ta vẫn là một nước cùng kiệt nàn, lạc hậu, không đủ tiềm năng về vật chất cũng như tinh thần để đấu chọi với sự “nhòm ngó” của Phương Tây. Về sau, để bảo vệ lợi ích của hoàng tộc, triều Nguyễn đã từng bước khuất phục thực dân Pháp, thừa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
Trong hoàn cảnh triều đình hèn nhược như vậy thì trong nhân dân đã nổi lên những cuộc khởi nghĩa vũ trang anh dũng. Điển hình là phong trào vũ trang Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1885-1895), Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885-1895), cũng trong thời gian này nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám kéo dài đến năm 1913…Tuy các cuộc khởi nghĩa này đã thể hiện được tinh thần yêu nước và chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta nhưng đều thất bại do sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu không đấu chọi được với những thế lực hiện đại, tiên tiến.
Bước sang đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt tay vào cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Việt Nam có nhiều biến chuyển to lớn từ một nước phong kiến sang nước thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội, xuất hiện thêm giai cấp mới là công nhân, tiểu tư sản và tư sản bên cạnh hai giai cấp phong kiến cũ là nông dân và địa chủ. Trong thời gian này, các phong trào giải phóng dân tộc cũng có chuyền dần sang xu hướng dân chủ tư sản. Điển hình các sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu đã có những nỗ lực tìm ra các phương pháp mới xong đều đi vào các ngõ cụt. Như Hồ Chí Minh từng nhận xét cụ Phan Bội Châu muốn dựa vào sức Nhật để đánh Pháp như vậy chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Cụ Phan Chu Trinh với chủ trương yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, điều đó chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thương(3).
Chứng kiến hoàn cảnh đất nước lầm than, nhân dân cơ cực, phong trào yêu nước còn đang loay hoay, khủng hoảng Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng cần tìm một con đường mới. Người đã từng nói với một người bạn học thủa thiếu thời như thế này “tui muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tui sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”(4)
Bối cảnh lịch sử thế giới- Thế giới có những chuyển biến tó lớn.
Lúc này Chủ nghĩa tư bản đang chuyển dần từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang gia đoạn độc quyền đã xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới. Điền hình là đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật đã chiếm một khu vực thuộc địa rộng lớn. Riêng thuộc địa của Pháp là 10,6 triệu Km2 với số dân là 55,5 triệu trong khi diện tích nước Pháp mới là 0,5 triệu Km2 và dân số 39,6 triệu người. Các nước đế quốc đều duy trì các chế độ bóc lột dã man đối với các thuộc địa do vậy đã gây ra sự căm phẫn sâu sắc trong lòng người dân thuộc địa, chính vì thế mà chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa.
Song song với việc khai thác thuộc địa, các nước đế quốc đã tạo cho các dân tộc thuộc địa những phương tiện và phương pháp để tự giải phóng. Phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra sôi nổi trên toàn thế giới, đỉnh cao của phong trào này chính là sự thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga 1917 đã thức tỉnh các dân tộc thuộc địa. Các nước thuộc địa đã nhận thức đươc rằng, đế quốc là có thể đánh thắng được và phải làm cách mạng để chống đế quốc, giải phóng dân tộc mình.
Trong khi phong trào giải phóng dân tộc đang diễn ra mạng mẽ tại các thuộc địa thì phong trào công nhân cũng diễn ra tại các nước đế quốc. Hai phong trào này có mối quan hệ mật thiết với nhau vì có cùng chung một kẻ thù đó là chủ nghĩa đế quốc.
1.2 Những tiền đề về tư tưởng – lý luận
- Gía trị truyền thống dân tộc
Nước ta có một bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước nên những giá trị truyền thống rất đặc sắc và cao quý. Đó là truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất, tinh thần tương thân, tương ái, lòng nhân nghĩa, ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách, thông minh, sáng tạo….
Yêu nước chính là giá trị chủ đạo, cao quý thiêng liêng, là cội nguồn của các giá trị khác đồng thời cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc.
Khi Người lớn lên trong một gia đình nho giáo, có truyền thống yêu nước, gần gũi với nhân dân. Thân sinh của Người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, cụ là nhà nho cấp tiến có lòng yêu nước thương dân sâu sắc, đặc biệt là tư tưởng lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị - xã hội, chính tư tưởng này đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách của Người. Quê hương Nghệ Tĩnh của Người cũng là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, có nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử như là Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu…cả chị và anh trai của Người cũng tham gia hoạt động yêu nước nhưng đều đã bị bắt giam và lưu đày hàng chục năm. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương, của gia đình đã ngấm vào con người Hồ Chí Minh và đó là động lực thúc đẩy Người ra đi tìm con đường đấu tranh đúng đắn cho dân tộc.
Tinh hoa văn hóa nhân loại.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự kết hợp các giá trị văn hóa phương Đông và phương Tây, đó chính là điểm đặc sắc.
Tư tưởng văn hóa phương Đông ảnh hưởng đến Người phải kể đến đầu tiên là Nho giáo. Lớn lên trong một gia đình Nho giáo, Người đã được truyền thụ bao nhiều tư tưởng. Người sớm nhận ra trong Nho giáo có những yếu tố duy tâm lạc hậu, phản động như là phân biệt đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ, khinh thường doanh lơi…mà sau này Người từng phê phán bác bỏ. Nhưng không phủ định tất cả, Người vẫn thấy những...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status