Tiểu luận Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất vào việc phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay - pdf 13

Download Tiểu luận Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất vào việc phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay miễn phí



Trước năm 1986, cơ chế nền kinh tế nước ta vẫn còn quan liêu, bao cấp. Vì thế nó kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất vật chất, tạo cho con người thói ỷ lại. Do đó, nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ là nền kinh tế lạc hậu, trì trệ và kém phát triển.
So với các nước phát triển trên thế giới lúc bấy giờ thì nền kinh tế nước ta đã tụt hậu xa. Trước tình hình đó đặt ra cho Đảng và nhà nước ta yêu cầu cấp bách là phải có một chính sách kinh tế sao cho phù hợp với yêu cầu của thời đại và thúc đẩy được sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12/1976) đã vạch ra đường lối rằng: “đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nước nhà, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội , đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên thành sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới”( Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần IV, nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1976, tr.32
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34963/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ối so với sự vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất.
Trong quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định các quan hệ khác. Địa vị kinh tế của các tập đoàn người trong sản xuất và trong phân phối sản phẩm đều do chế độ sở hữu và các hình thức chiếm hữu đối với tư liệu sản xuất quy định. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã từng tồn tại hai loại hình sở hữu cơ bản đối với tư liệu sản xuất :sở hữu tư nhân (tư hữu) và sở hữu công cộng (công hữu). Sở hữu tư nhân là loại hình sở hữu mà trong đó tư liệu sản xuất tập trung vào trong tay một số ít người , còn đại đa số không có hay có rất ít tư liệu sản xuất. Do đó quan hệ giữa người với người là quan hệ thống trị và bị trị, bóc lột và bị bóc lột. Sở hữu công cộng là loại hình sở hữu mà trong đó tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên của công đồng. Các hình thức sở hữu đó quy định các mối quan hệ về tổ chức quản lí và phân phối sản phẩm, quy định những nét đặc thù của quan hệ kinh tế .
Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất trực tiếp tác động đến quá trình sản xuất, đến việc tổ chức, điều khiển quá trình sản xuất. Nó có thể thúc đẩy hay kìm hãm quá trình sản xuất. Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất do quan hệ sở hữu quyết định và nó phải thích ứng với quan hệ sở hữu. Tuy nhiên có trường hợp, quan hệ tổ chức và quản lý không thích hợp với quan hệ sở hữu, làm biến dạng quan hệ sở hữu. Trong sự tác động lẫn nhau của các quan hệ cấu thành quan hệ sản xuất, quan hệ về tổ chức quản lý và quan hệ phân phối có vai trò rất quan trọng. Quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối có thể góp phần củng cố phát triển quan hệ sản xuatá, cũng có thể làm xói mòn, biến dạng quan hệ sở hữu.
Quan hệ sản xuất mang tính ổn định tương đối trong bản chất xã hội và mang tính phong phú, đa dạng trong hình thức biểu hiện.
2. Quy luật “Quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai măït của cách sản xuất , chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cánh biện chứng, tạo thành quy luật, tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội.
Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động.
Ph. Aêngghen viết: “… giai cấp tư sản … không thể biến những tư liệu sản xuất ấy thành những lực lượng sản xuất hùng mạnh mà lại không biến chúng thành những tư liệu sản xuất xã hội , chỉ có thể được sử dụng chung bởi một số đông người”. C.Mác và Aêngghen: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr.373
Trình độ lực lượng sản xuất trong từng giai đọan lịch sử thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Trình độ lực lượng sản xuất biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ, kinh nghiệm và kĩ năng lao động của con người, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất. Trình độ phân công lao động biểu hiện trình độ của lực lượng sản xuất ở một giai đoạn nhất định của lịch sử sản xuất vật chất.
Gắn liền với một trình độ của lực lượng sản xuất là một tính chất của lực lượng sản xuất. Một tình trạng nhất định của lực lượng sản xuất nói lên cả tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Khi còn sản xuất với những công cụ thủ công, lực lượng sản xuất mang tính chất cá nhân. Nó thể hiện tính chất của tư liệu sản xuất là sử dụng công cụ thủ công và tính chất lao động là riêng rẽ, tách rời nhau. Khi sản xuất bằng máy ra đời, lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa. Nó thể hiện tính chất của tư liệu sản xuất là sử dụng máy móc và tính chất của lao động là do nhiều người sử dụng tư liệu sản xuất ấy theo kiểu phân công mỗi người một bộ phận; sản phẩm làm ra là kết quả hiệp tác của nhiều người. Chỉ đến nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất mới đạt tới tính chất xã hội hóa.
Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Đó là sự kết hợp đúng đắn giữa các yêùu tố cấu thành quan hệ sản xuất; giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất đem lại những cách liên kết có hiệu quả cao giữa người lao động với tư liệu sản xuất. Khi một cách sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất cũng ra đời theo. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” của lực lượng sản xuất. Trong đó, tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển. Điều này có nghĩa là, nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một các tối ưu giữa người lao động với tư liệu sản xuất và do đó lực lượng sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó.
Quan hệ sản xuất được hình thành, đựợc biến đổi, phát triển dưới ảnh hưởng quyết định của lực lượng sản xuất
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lúc này, quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích”của lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến sự thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình đôï phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là cách sản xuất cũ mất đi, cách sản xuất mới ra đời thay thế.
Khi lực lượng sản xuất ở trình độ thấp, công cụ lao động còn thô sơ thì quan hệ sản xuất lúc nàylà quan hệ dựa trên chế độ công xã nguyên thủy. Nhưng với sự ra đời của công cụ bằng kim loại, thủ công với con người lao động đã biết trồng trọt và chăn nuôi, năng suất lao động ngay càng cao hơn,loài người bắt đầu sản xuất ra những sản phẩm thặng dư. Do đó quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công xã nguyên thủy bị tan rã và thay vào đó là quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu chủ nô ra đời. Sự xuất hiện của quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu chủ nô bước đầu phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất lúc bấy giờ đã làm cho quan hệ sản xuất phát triển. Nhưng, loài người vẫn ti...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status