Tiểu luận Thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - pdf 13

Download Tiểu luận Thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh miễn phí



Mục lục :
A _ Lời mở đầu Tr 3
B _ Phần nội dung chính :
I/ Cuộc đời và sự nghiệp giải phóng dân tộc
1.Hoàn cảnh xuất thân và tuổi thơ . Tr 3 _ 4
2.quá trình ra đi tìm đường cứu nước . Tr 4 _ 5
3.Quá trình truyền bá CN Mac- Lenin vào Việt Nam và chuẩn bị về chính trị - tư tường - tổ chức cho việc thành lập Đảng Tr 6 _ 7
4. Hồ chủ tịch và bản tuyên ngôn đôc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chu cộng hoa (1940– 1945 ) Tr 7_ 11
5. Hồ chủ tịch lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) Tr 11-14
6.Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng XHCN và cuộc đấu tranh của toàn dân nhằm thực hiện hoà bình thống nhất đất nước (19540-1965) Tr 14 - 16
7. Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ (1965 – 1969 ) . Tr 16 -18
8.Hồ Chí Minh ra đi vĩnh viễn Tr 18 - 19
II/ Hồ Chí Minh – Một nhân cách lớn :
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện thân đạo đức – văn minh của Đảng và dân tộc ta Tr 19-21
2.Hồ chí Minh – Nhân cách của thời đại Tr 21 -24
3. Hồ Chí Minh hình ảnh của dân tộc .Tr 24 - 25
4. Hồ Chí Minh với thế hệ trẻ .Tr 25 - 26
C _ Phần kết luận Tr 26 - 27
D_ Một số hình ảnh về Chủ Tịch Hồ Chí Minh Tr 28
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34946/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ta từ trước đến nay. Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và có tính chất thời đại của Cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch. sử dân tộc Vìệt Nam, vì nó đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. "Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc".
5.Hoà chuû tòch laõnh ñaïo nhaân daân khaùng chieán choáng thöïc daân Phaùp (1945 -1954) :
Mới giành được chính quyền, chưa có thời gian để tổ chức và củng cố lực lượng của mình nhân dân ta đã phải đối phó với tình hình cực kỳ khó khăn, phức tạp. Nạn đói khủng khiếp do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra vẫn còn đe dọa nhân dân ta. Kinh tế, tài chính nước ta kiệt quệ. Trong khi đó ở miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng thừa lệnh đế quốc Mỹ kéo sang Việt Nam mượn cớ tước vũ khí quân Nhật, kỳ thật là nhằm thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, giúp bọn phản động nước ta lật đổ chính quyền nhân dân, lập một chính phủ phản động làm tay sai cho Mỹ, Tưởng. Bọn phản cách mạng như Việt Nam quốc dân đảng, Phục quốc, Việt Nam cách mạng đồng minh hội, v.v... đòi thay đổi thành phần Chính phủ, thay đổi Quốc kỳ và đòi Hồ Chủ tịch phải từ chức v.v... Ở miền Nam, nấp sau lưng quân đội Anh, thực dân Pháp đã quay trở lại đánh chiếm nước ta một lần nữa. Bọn phản động cũng nổi dậy làm tay sai cho thực dân Pháp, tìm mọi cách chống lại cuộc kháng chiến của đồng bào ta ở miền Nam. Trong lúc vận mệnh của Nhà nước ta như "ngàn cân treo sợi tóc" Hồ Chủ tịch kêu gọi nhân dân tăng cường đoàn kết chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm và đề ra khẩu hiệu kháng chiến đi đôi với kiến quốc. Để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu lúc này là giữ vững chính quyền cách mạng, Hồ Chủ tịch đặt vấn đề phải tổ chức càng sớm càng tốt cuộc tổng tuyển cử, bầu Quốc hội, thành lập Chính phủ chính thức và ban hành Hiến pháp dân chủ, làm cho nhân dân tin tưởng vào chế độ mới. Trước thế giới, chính quyền do dân bầu ra sẽ có một giá trị pháp lý không thể phủ nhận được.Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc tổng tuyển cử tiến hành thắng lợi trong cả nước. Toàn dân ta tỏ rõ sự tín nhiệm đặc biệt đối với Hồ Chủ tịch. Ngày 2 tháng 3 năm 1946, trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội, Người được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Uỷ ban dự thảo hiến pháp được thành lập do Hồ Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo.
Ngày 9 tháng 11 năm 1946, Quốc hội thông qua Hiến Pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, xác nhận quyền làm chủ đất nước và các quyền tự do dân chủ của nhân dân ta. Để mang lại quyền lợi cấp bách và thiết thực cho nhân dân, trước hết là cho công nông, Hồ Chủ tịch đề nghị với Chính phủ bãi bỏ chế độ thuế khóa của thực dân Pháp; ban hành luật lao động, bảo vệ quyền lợi của công nhân; quy định giảm tô cho nông dân, lấy ruộng đất chia cho nông dân. Người phát động chiến dịch tăng gia sản xuất, Tuần lễ vàng, thanh toán nạn mù chữ. Trong thư gửi học sinh nhân dịp khai trường và thư gửi thiếu nhi nhân dịp tết Trung thu, Người căn dặn thiếu niên và nhi đồng phải cố gắng học tập để mai sau xây dựng nước nhà.Theo sáng kiến của Hồ Chủ tịch, tháng 5 năm 1946, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) được thành lập để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, bắt tay với các đảng phái chính trị và các nhân sĩ dân chủ và thân sĩ yêu nước mới gia nhập Mặt trận dân tộc thống nhất. Nhận rõ kẻ thù trước mắt là thực dân Pháp, Người tạm thời hoà hoãn với quân Tưởng, nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi về chính trị và kinh tế để giữ vững chính quyền, rảnh tay đối phó với quân Pháp ở miền Nam. Từ cuối tháng 2 năm 1946, theo lệnh của đế quốc Mỹ, quân Tưởng đã thỏa thuận cho quân Pháp kéo ra miền Bắc thay thế chúng. Để không phải bước ngay vào cuộc chiến đẩu trên phạm vi cả nước chống nhiều kẻ thù cùng một lúc trong khi chưa được chuẩn bị, Hồ Chủ tịch đã cùng với Trung ương Đảng chuyển sang chủ trương tạm thời hoà hoãn với quân Pháp bằng Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946. Nhờ đó, chúng ta đã tống cổ quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, quét sạch bọn tay sai của chúng, đồng thời cũng phá được âm mưu của đế quốc Mỹ. Ngày 31 tháng 5 năm 1946, Hồ Chủ tịch lên đường thăm nước Pháp với tư cách là thượng khách của chính phủ Pháp. Trong thời gian ở nước Pháp, Hồ Chủ tịch đã tranh thủ tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân Pháp hiểu rõ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta, tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân Pháp và nâng cao uy tín của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trên trường quốc tế. Người tỏ rõ thiện chí hòa bình của nhân dân ta trên nguyên tắc bảo vệ chủ quyền và thống nhất của dân tộc ta: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi.Do thái độ ngoan cố và hiếu chiến của thực dân Pháp, cuộc đàm phán chính thức giữa đoàn đại biểu Chính phủ ta do đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu với đoàn đại biểu Chính phủ Pháp tại Phông Ten Nơ Bơ Lô (Fontaine Bleau) không thành công. Hồ Chủ tịch ký Tạm ước ngày 14 tháng 9 năm 1946 với Chính phủ Pháp để tranh thủ thời gian tiếp tục xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc, điều mà Người biết chắc chắn sẽ xảy ra. Trước những hành động xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp, đêm 19 tháng 12 năm 1946, cuộc kháng chiến từ cục bộ đã lan ra khắp nước.Ngày 20 tháng 12 năm 1946, Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc khángchiến: "Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa". "Không Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!"Bất kỳ dàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước"
Để động viên mọi lực lượng kháng chiến, tháng 6 năm 1948, Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi thi đua yêu nước: thi đua diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm; thi đua thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, tiền tuyến thi đua giết giặc, hậu phương thi đua sản xuất và tiết kiệm. Hồ Chủ tịch luôn luôn chăm lo củng cố và phát triển Đảng. Hồ Chủ tịch chỉ rõ Đảng cần mạnh mẽ, trong sạch, kiểu mẫu, toàn Đảng phải nhất trí về tư tưởng, thống nhất về tổ chức và hành động. Cán bộ, đảng viên phải kiên quyết chấp hành đúng mọi chính sách của Đảng và Chính phủ; phải liên hệ mật thiết với quần chúng, đi đường lối...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status