Tiểu luận Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới - pdf 13

Download miễn phí
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ta đang trên đường phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH–HĐH) đất nước. Việc đặt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước là tiêu chí hàng đầu thì một vấn đề không kém phần quan trọng và cần thiết là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì khi một đất nước cùng kiệt nàn, lạc hậu thì cũng đồng nghĩa với đất nước đó sẽ là con nợ, sẽ lệ thuộc, và thậm chí có thể trở thành thuộc địa của những nước khác. Vì thế, để phát triển kinh tế thì chúng ta cần phát huy và tận dụng rất nhiều nguồn lực như: nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân lực, vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến hiện đại…
Sau khi được tìm hiểu môn học đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, dưới sự chỉ dạy tận tình của Thầy giáo bộ môn chúng tui đã phần nào hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của những chính sách, đường lối đúng đắn của Đảng ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt tâm đắc là những đường lối về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con đường giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng cùng kiệt nàn lạc hậu, đưa nước ta trở thành một nước có nền kinh tế vững mạnh, có thể sánh vai cùng các cường quốc năm châu.
Với mong muốn học hỏi và chia sẻ những hiểu biết nhỏ bé của mình về những đường lối chính sách của Đảng vế công nghiệp hóa hiện đại hóa mà chúng tui quyết định chọn đề tài “Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới”
Bằng những phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp từ những tài liệu quý báu mà chúng tui đã tìm được kết hợp với phương pháp biện chứng duy vật…đã giúp chúng tui hiểu sâu sắc hơn về môn học này, đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới cũng như tấm quan trọng của nó. Để hiểu sâu sắc vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu ở phần nội dung.


PHẦN NỘI DUNG
I. Qúa trình đổi mới tư duy về đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa của Đảng
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ chương công nghiệp hóa thời kỳ 1960 - 1985
Đại hội VI của Đảng diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá - lương - tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế nước ta càng trở nên khó khăn (tháng 12-1986, giá bán lẻ hàng hoá tăng 845,3%). Chúng ta không thực hiện được mục tiêu đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn. Nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Tình hình này làm cho trong Đảng và ngoài xã hội có nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi, xoay quanh thực trạng của ba vấn đề lớn: cơ cấu sản xuất; cải tạo xã hội chủ nghĩa; cơ chế quản lý kinh tế. Thực tế tình hình đặt ra một yêu cầu khách quan có tính sống còn đối với sự nghiệp cách mạng là phải xoay chuyển được tình thế, tạo ra sự chuyển biến có ý nghĩa quyết định trên con đường đi lên và như vậy phải đổi mới tư duy.
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thực, nói rõ sự thật, Đại hội đã đánh giá đúng mức những thành tựu đạt được sau 10 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đi sâu phân tích những tồn tại và nghiêm khắc tự phê bình những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng trong 10 năm(1976-1986).
Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học và đánh giá cao quá trình dân chủ hóa sinh hoạt chính trị của Đảng và nhân dân ta trong thời gian chuẩn bị và tiến hành Đại hội.
Đại hội đã đánh giá những thành tựu, những khó khăn của đất nước do cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội tạo ra, những sai lầm kéo dài của Đảng về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm đó, đặc biệt là sai lầm về kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ về hành động đơn giản, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan, là khuynh hướng buông lỏng trong quản lý kinh tế, xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc của Đảng đó là tư tưởng vừa tả khuynh vừa hữu khuynh. Báo cáo chính trị tổng kết thành bốn bài học kinh nghiệm lớn:
Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng "lấy dân làm gốc".
Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Báo cáo xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế- xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo.
2. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa từ Đại hội VI đến Đại hội X
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI họp từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986 tại Hà Nội. Dự đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viên cả nước, 32 đoàn đại biểu của các Đảng và các tổ chức quốc tế
Đại hội đã đánh giá những thành tựu những khó khăn của Việt Nam do cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội tạo ra. Những sai lầm kéo dài của Đảng về chủ trương, chính sách lớn về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của nhũng sai lầm đó, đặc biệt sai lầm về kinh tế là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ về hành động đơn giản, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan là khuynh hướng trong buông lỏng quản lý kinh tế, xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối nguyên tắc của Đảng đó là tư tưởng vừa tả khuynh vừa hữu khuynh.
Mục tiêu cụ thể cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên:
Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy.
Bước đầu tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất
Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Tạo chuyển biến tốt về mặt xã hội
Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh
Đổi mới về kinh tế
Xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
Đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế: cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới về nội dung và cách thức công nghiệp hóa, thực hiện 3 chủ trương kinh tế:
Sản xuất lương thực, thực phẩm
Sản xuất hàng tiêu dung
Sản xuất hàng xuất khẩu
‘‘Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VII’’ hay ‘‘Đại hội đại biểu lần VII của Đảng’’ diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27-6-1991 ở Hà Nội. tham gia đại hội có tất cả là 1176 đại biểu chính thức thay mặt cho 2.155.022 đảng viên cả nước.
Đại hội đã tổng kết đánh giá việc thực hiện đừơng lối đổi mới của đại hội VI, đề ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu, ưu điểm đã đạt được: khắc phục khó khăn, yếu kém mắc phải trong bước đầu đổi mới; ngăn ngừa những lệch lạc phát sinh trong quá trình đó; điều chỉnh bổ sung, phát triển đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước tiến lên.
Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000
Do đổi mới đang bước đầu thực hiện dù đã đạt nhiều thành tựu nhưng làn sóng đổi mới thái quá trên một số lĩnh vực gây ra nguy cơ chệch hướng đi lên xã hội chủ nghĩa và sự cầm quyền của Đảng. Trước làn sóng bất ổn kinh tế chính trị tại Đông Âu và Liên Xô, sự sụp đổ của Hệ thống Xã hội chủ nghĩa và những bất ổn mơpí phát sinh trong quá trình đổi mới, Đại hội VII đã thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 nhằm bình ổn xã hội, phát triển đất nước đưa đất nước thóat ra khỏi khó khăn.


tf4P65Z5xlh4gx7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status