Tổng quan Đông Nam Á - pdf 13

Download Tiểu luận miễn phí

Trang
A -Mở đầu . .1
1. Lí do chọn đề tài .1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.2
3. Mục đích của đề tài . .3
4. Nhiệm vụ của đề tài .3
5. Phương pháp nghiên cứu .3
6. Kết cấu của đề tài .3
B- Nội dung . .4
Chương 1: Khái quát ĐNA thời tiền sử và quá trình thực dân hoá. . .4
1.1.Đông Nam Á thời tiền sử .4
1.1.1.Khái quát vị trí địa lí .4
1.1.2. Đông Nam Á thời tiền sử .6
1.2. Qúa trình TDH và phong trào giải phóng dân tộc của.9
1.2.1. Qúa trình xâm chiếm các quốc gia Đông Nam Á của CNTD.9
1.2.2. Chính sách cai trị- bóc lột của CNTD .15
1.2.3. Phong trào giải phóng dân tộc của các quốc gia ĐNA .19
Chương2: ĐNA sau chiến tranh thế giới thứ 2 và quá trình hội nhập.24
2.1. Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 .24
2.1.1. Qúa trình phát triển kinh tế- xã hội của các nước ĐNA .24
2.1.2. Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh .25
2.2. Qúa trình liên kết khu vực .28
2.2.1. Hợp tác kinh tế-an ninh- chính trị .28
2.2.2 Việt Nam- ASEAN .31
C- Kết luận .34
Tài liệu tham khảo .35
A- MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thoạt nhìn, Đông Nam Á thể hiện sự đa dạng và phân hoá đáng kể. Nhìn kỹ hơn chúng ta thấy những tương đồng tiềm ẩn và sự thống nhất cơ bản. Trong khi các yếu tố chính trị, lịch sử và tôn giáo đã khiến các dân tộc và quốc gia Đông Nam Á hoàn toàn khác biệt nhau, thì về cơ bản các dân tộc này vẫn giữ sự thống nhất nhờ vị trí, khí hậu và nhiều đặc điểm văn hoá nói chung.
Không phải vài thập kỷ nay, khi trở thành một điểm nóng bỏng trong đời sống chính trị của thế giới, mà Đông Nam Á nổi lên như một khu vực địa lí- lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với loài người. Cũng không phải bắt đầu từ chủ nghĩa thực dân hay xa hơn nữa, hay từ phát kiến địa lí, khi các quốc gia có một nền văn minh lâu đời và phát triển trở thành vương quốc già cỗi, nơi các nước thực dân xông đến, tìm cách chiếm đoạt và chia nhau xâu xé, mà Đông Nam Á được quan tâm nhiều hơn của toàn thế giới.
Đông Nam Á vốn có một ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ lịch sử thế giới, từ những bước đi đầu tiên của lịch sử loài người do những điều kiện tự nhiên thuận lợi của khu vưc. Không phải ngẫu nhiên mà mối liên hệ của khu vực này với thế giới, đã được xác lập mấy chục thế kỷ qua. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà xuất hiện ở Đông Nam Á những nhà địa lí, du lịch, nhà truyền giáo hay ngoại giao, của cả phương Đông và phương Tây trong suốt chiều dài lịch sử.
Trước đây người ta thường hiểu tầm quan trọng của Đông Nam Á chủ yếu là ở vị trí địa lí của nó. Khu vực này được coi là hành lang, cầu nối giữa phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản…) với Phương Tây (Ân Độ, Tây Á, Địa Trung Hải…). Thậm chí cho đến gần đây đánh giá lại sự cống hiến về văn hoá và vai trò của lịch sử Đông Nam Á, một số nhà nghiên cứu vẫn coi khu vực này là “ống thông gió” hay “ngã tư đường”. Quan niệm này rõ ràng là chưa đầy đủ. Do những điều kiện riêng về tự nhiên, tộc người, vị trí địa lí và quá trình lịch sử. Đông Nam Á phải được coi là một trung tâm văn minh, trung tâm thu- phát văn hoá, ít ra la ở những giai đoạn nhất định, trung tâm kinh tế (chứ không phải là)một cái chợ chuyên buôn bán hàng hoá nước ngoài.
Ngay nay, Đông Nam Á đang chuyển động theo hướng tích cực, từng bước hội nhập với thế giới.
Trên thực tế, chúng ta vẫn thấy có những quan điểm đánh giá, nhìn nhận Đông Nam Á chưa xứng đáng với tầm vóc của khu vực, hay là xem nhẹ những giá trị vật chất và tinh thần nó. Chính vì vậy, để làm sáng rõ vấn đề này, cũng như tìm hiểu về lịch sử anh hùng chống thực dân giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á, tìm hiểu một Đông Nam Á năng động, tràn đầy sức sống trong thời đại toàn cầu hoá…
Tất cả những vấn đề trên đây cần được nghiên cứu và giải đáp một cách hệ thống, giúp cho việc nhận thức về Đông Nam Á được đầy đủ và hoàn thiện. Chính vì vậy, tui chọn đề tài “Tổng quan Đông Nam Á” làm tiểu luận của mình.


z0EO8QFtUUQZWr2
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status