Bản chất và những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, ý nghĩa của phương pháp luận trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay - pdf 13

Download Tiểu luận Bản chất và những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, ý nghĩa của phương pháp luận trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay miễn phí



MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU 1
Tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn cao hơn là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và sau đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Thực chất, đây là những nấc thang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến động mới trong tình hình kinh tế -chính trị thế giới cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX cho đến nay. 1
B. PHẦN NỘI DUNG 2
I. BẢN CHẤT VÀ BIỂU HIỆN CHỦ YẾU CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC. 2
1.Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước 2
2.Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước 3
2.1Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước 3
2.2 Sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước 3
2.3 Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản 4
3.Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước 5
3.1 Sự phát triển chưa từng có và rộng khắp của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. 5
II.Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở VIỆT NAM 6
1.Lý luận và thực trạng nền kinh tế Việt Nam đối với chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. 6
1.1 Một số quan điểm về chủ nghĩa tư bản độc quyền ở nước ta 6
1.2 Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay 7
2.Các hình thức chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vận dụng ở nước ta. 8
2.1 Liên doanh, liên kết giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa với các chủ sở hữu tư nhân ở trong nước hay ngoài nước. 8
2.2 Thành lập công ty cổ phần, cổ phần hoá xí nghiệp để thành lập xí nghiệp tư bản nhà nước. 9
2.3 Đặc khu kinh tế. 9
2.4 Khu công nghiệp chế biến xuất khẩu (Khu chế xuất). 10
2.5 Cho tư bản trong và ngoài nước, cho nông dân thuê các cơ sở sản xuất kinh doanh và các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu toàn dân 11
2.6 Các tổ chức hợp tác liên doanh với tư cách là các hình thức kinh tế tư bản nhà nước. 11
3. Điều kiện để vận dụng thành công chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ở nước ta. 12
3.1 Tính chất và kết cục của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước phụ thuộc vào tính chất của nhà nước và khả năng điều tiết của nhà nước ấy. 12
3.2 Tăng cường sức mạnh kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa. 12
3.3 Xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp luật. 13
C. KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn cao hơn là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và sau đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Thực chất, đây là những nấc thang mới trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến động mới trong tình hình kinh tế -chính trị thế giới cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX cho đến nay.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, bước phát triển tiếp theo của chủ nghĩa tư bản độc quyền, sinh ra trong Chiến tranh thế giới I, sau là Anh, Pháp, Mỹ và trở thành phổ biến từ sau Chiến tranh thế giới II đến nay.Có thể thấy, những đặc điểm kinh tế của nó đang trở thành đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản đương đại.
Ở Việt Nam, từ sau đại hội VI năm 1986 của Đảng, chúng ta đã thực hiện chính sách mở cửa, mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh toàn cầu hoàn diễn ra mạnh mẽ, khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, kinh tế công nghiệp đang chuyển dần sang kinh tế tri thức, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta đã vận dụng rất linh hoạt, thành công những lí luận về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần.
Vì vậy, dưới góc độ một bài tiểu luận, em xin trình bày "Bản chất và những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, ý nghĩa của phương pháp luận trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay".
Do tầm hiểu biết còn hạn chế nên những tìm hiểu, nghiên cứu của em đôi khi có thiếu sót, chưa phân tích sâu sắc vấn đề, và đây là bài tiểu luận khoa học đầu tiên, vì vậy em kính mong nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô bộ môn


B. PHẦN NỘI DUNG

I. BẢN CHẤT VÀ BIỂU HIỆN CHỦ YẾU CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC.
1.Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư bản thành một thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản
V.I. Lênin chỉ ra rằng: “Bọn đầu sỏ tài chính dùng một mạng lưới dày đặc những quan hệ lệ thuộc để bao trùm hết thảy các thiết chế kinh tế và chính trị… đó là biểu hiện rõ rệt nhất của sự độc quyền ấy”. Trong cơ cấu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, nhà nước đã trở thành một tập thể tư bản khổng lồ. Nó cũng là chủ sở hữu những xí nghiệp, cũng tiến hành kinh doanh, bóc lột lao động làm thuê như một nhà tư bản thông thường.Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ, nhà nước còn có chức năng chính trị và các công cụ trấn áp xã hội như quân đội, cảnh sát, nhà tù, …
Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội chứ không phải chỉ là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản
Bất cứ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định với xã hội mà nó thống trị, song ở mỗi chế độ xã hội, vai trò kinh tế của nhà nước có sự biến đổi thích hợp đối với xã hội đó. Các nhà nước trước chủ nghĩa tư bản chủ yếu can thiệp bằng bạo lực và theo lối cưỡng bức siêu kinh tế. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nhà nước tư sản ở bên trên, bên ngoài quá trình kinh tế, vai trò của nhà nước chỉ dừng lại ở việc điều tiết bằng thuế và pháp luật. Ngày nay, vai trò của nhà nước tư sản đã có sự biến đổi, không chỉ can thiệp vào nền sản xuất xã hội bằng thuế, luật pháp mà còn có vai trò tổ chức và quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, điều tiết bằng các biện pháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất: sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi với điều kiện lịch sử mới.

u8y34X9Ba5931dS
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status