Những giải pháp khắc phục khuyết tật và phát huy mặt tích cực của kinh tế hàng hóa ở nước ta - pdf 13

Download Đề tài Những giải pháp khắc phục khuyết tật và phát huy mặt tích cực của kinh tế hàng hóa ở nước ta miễn phí



Cũng như những nền kinh tế khác trên thế giới vận hành dưới sự chi phối của cơ chế thị trường, nền kinh tế Việt Nam cũng có những khuyết tật không nhỏ.
Thứ nhất, do nền kinh tế Việt Nam không bao giờ là hoàn hảo nên dẽ nảy sinh những vấn đề làm cho cơ chế thị trường kém hiệu quả. Như còn độc quyền điện, nước, giao thông, bưu chính . Đó là hậu quả của chiến tranh và bao cấp mà chúng ta cần khắc phục để cuộc sống của nhân dân được dễ dàng.
Thứ hai, trong thời kì đổi mới và hội nhập các doanh nghiệp phát triển nhanh và nhiều cả về số lượng cũng như quy mô. Khiến cho việc quản lý hết sức khó khăn. Các doanh nghiệp chay theo lợi ích trước mắt mà có thể lam dụng tài nguyên thiên nhiên và những nguồn lực khan hiếm của xã gây những hậu quả hết sức nguy hại cho xã hội. Ví dụ như vì lợi nhuận mà các doanh nghiệp đã nhập khẩu hàng trăm tấn rác được về cảng Sài Gòn. Đây là vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội vào đầu năm 2004.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34819/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hị trường dần dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, sự phân cực của của cải, tác động xấu đến đạo đức và tình người. Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng không tự động mang lại nhưng giá trị chân, thiện, mỹ mà xã hội vươn tới. Cũng tại ở Mỹ, một đất nước vô cùng phát triển về cả kinh tế lẫn khoa học, nhưng lại có hàng loạt những sự kiện mà sinh viên, học sinh, vì quá căng thẳng với cuộc sống cong nghiêp tai nước mình, mà cầm súng xả vào bạn bè thầy cô ngay trong trường mình, rồi cuối cùng tự sát.
Thứ tư, một nền kinh tế do cơ chế thị trường thuần túy điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ và thất nghiệp. Người ta nhận thấy rằng, một nền kinh tế thị trường hiện đại đứng trước một khó khăn nan giải của kinh tế vĩ mô: không một nước nào trong một thời gian giài lại duy trì được một mức lạm phát thấp và đày đủ công ăn việc làm. [2,trg112-113]
Đó là những khuyết tật mà bất cứ một nền kinh tế nào hoạt động dưới sụ điều tiết cua cơ chế thị trường đều gặp phải.
1.3 Bài học kinh nghiệm của các nước, mà tiêu biểu là Trung Quốc trong việc khắc phục những khuyết tật của kinh tế hàng hóa.
Có rất nhiều nét tương đồng với Viêt Nam trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, những gì Trung Quốc đã làm rất có giá trị đối với chúng ta:
Thứ nhất, quyết tâm cải cách, đổi mới trong đường lối và thực hiện.
Hội nghị trung ương 3 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (1978) đã đề ra quyết sách chiến lược là chuyển từ tình trạng kinh tế bị kìm hãm do mặt trái của cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cải cách, mở cửa bằng thể chế kinh tế định hướng thị trường.
Đại hội XVI (2002) đề ra phải "kiên trì lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, không ngừng giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội". Đại hội xác định: "Nhiệm vụ chủ yếu của xây dựng và cải cách kinh tế trong 20 năm đầu của thế kỷ này là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy điều chỉnh chiến lược kết cấu kinh tế, cơ bản thực hiện công nghiệp hóa, đẩy mạnh tin học hóa, xây dựng nhanh hiện đại hóa, duy trì kinh tế quốc dân phát triển nhanh, lành mạnh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân".
Thứ hai, những biện pháp xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường.
Tuy thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã được xác định, nhưng nó còn phải tiếp tục được hoàn thiện. Những thể chế mà Đảng đề ra và tổ chức thực hiện là tiến hành cải cách kinh tế ở nông thôn; đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp quốc hữu theo phương châm "ưu thắng kém thải"; chuyển biến chức năng quản lý kinh tế của chính quyền, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các xí nghiệp; phát triển hệ thống thị trường; kiện toàn hệ thống điều hành vĩ mô; tăng cường chế độ pháp luật của kinh tế thị trường; cải cách về tài chính, thuế, tiền tệ, ngoại thương, ngoại hối, đầu tư, giá cả; thực hiện các chính sách xã hội và việc làm.
Thứ ba, về chế độ phân phối.
Trong công cuộc cải cách mở cửa, Trung Quốc đi sâu thực hiện cải cách chế độ phân phối, căn cứ vào yếu tố sản xuất và yếu tố cống hiến để định ra các hình thức phân phối cho phù hợp, trong đó lấy phân phối theo lao động làm chủ thể, tức "ưu tiên hiệu suất" nhưng cũng "tính đến công bằng"; tăng cường chức năng điều tiết của chính quyền đối với việc phân phối.
Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc thực hiện các chính sách xã hội và công bằng xã hội.
Thứ tư, về thị trường
Lý luận về thị trường đóng vai trò cơ sở trong việc phân bố tài nguyên (hiểu theo nghĩa rộng). Trung Quốc xem đây là bản chất của cuộc cải cách thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Tăng nhanh tốc độ phát triển thị trường sản xuất và thị trường tiêu thụ trở thành nhiệm vụ trọng điểm. Quy phạm hóa trật tự thị trường; từng bước hình thành hệ thống thị trường lớn, thống nhất trong phạm vi cả nước sẽ làm cho các yếu tố sản xuất có thể lưu thông tự do trên thị trường. Tấn công mạnh vào các hiện tượng làm giả, mạo danh và các hành vi xâm phạm quyền lợi chính đáng; xây dựng và kiện toàn kinh tế chữ "tín" và kinh tế pháp chế thị trường; kết hợp đúng đắn giữa đức trị và pháp trị. Hệ thống điều hành vĩ mô chủ yếu áp dụng biện pháp kinh tế và pháp luật. Kinh tế thị trường đòi hỏi cạnh tranh công bằng, bất luận kinh tế công hữu hay kinh tế phi công hữu đều không được hưởng bất cứ một đặc quyền nào.
Thứ năm, vấn đề chủ thể và chủ đạo trong kinh tế thị trường
Trung Quốc lấy chế độ công hữu làm chủ thể, coi đó là chế độ kinh tế cơ bản. Không có chế độ công hữu thì không có chủ nghĩa xã hội, nhưng không có kinh tế phi công hữu thì không có kinh tế thị trường. Từ khi cải cách, mở cửa đến nay, kết cấu chế độ sở hữu ở Trung Quốc có sự chuyển biến lớn.
Không nên hiểu quan điểm lấy chế độ công hữu làm chủ thể một cách giản đơn là lấy kinh tế quốc hữu hay chế độ công hữu truyền thống "nhất đại, nhì công, tam thuần" (tức: một - quy mô lớn, hai - công hữu hóa toàn bộ, ba - thuần túy chủ nghĩa xã hội) làm chủ thể. Chế độ công hữu làm chủ thể chủ yếu thể hiện ở chỗ tài sản công hữu chiếm ưu thế trong toàn bộ tài sản xã hội, và, sức khống chế, địa vị chủ thể của kinh tế quốc hữu đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, các loại hình kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau hoàn toàn có thể phát huy ưu thế của mình, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong cạnh tranh thị trường, thực hiện "dân làm, dân doanh, dân có, dân hưởng".
Thứ sáu, phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển văn hóa, xã hội; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách, đổi mới, ổn định và phát triển.
Việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa liên quan chặt chẽ đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực hiện tốt vấn đề này tức cũng là thực hiện sự đổi mới xã hội sâu sắc. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định theo nguyên tắc "cải cách là động lực, phát triển là mục đích, ổn định là tiền đề". Đó là "ba quân cờ chiến lược gắn bó khăng khít với nhau trên bàn cờ xây dựng hiện đại hóa của Trung Quốc".
Thứ bảy, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế.
Trung Quốc coi việc mở cửa với bên ngoài là một quốc sách cơ bản lâu dài, là con đường tất yếu trong tiến trình đẩy nhanh hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Để xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa thì phải kiên trì mở cửa với bên ngoài. Cục diện mở cửa với bên ngoài đa phương hóa, nhiều tầng nấc, lĩnh vực rộng, thực hiện chiến lược "đi ra thế giới" và "đón thế giới vào". Mở cửa đối ngoại đã thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc phát triển.
Thứ tám, vai trò của Đảng và Nhà nước trong kinh tế thị trường
Trung Quốc thực hiện hiệp thương chính trị do...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status