Các nhân tố tác động đến năng suất lao động - Lý luận và thực tiễn - pdf 13

Download Các nhân tố tác động đến năng suất lao động - Lý luận và thực tiễn miễn phí



Chưa lúc nào vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng ở nước ta như giai đoạn hiện nay. Đất nước đang bước vào một thời kỳ phát triển mới, những cơ hội và thách thức chưa từng có. Nhưng thực trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép tận dụng tốt nhất những cơ hội đang đến, thậm chí, có nguy cơ khó vượt qua những thách thức, kéo dài sự tụt hậu.
Báo cáo khảo sát “200 doanh nghiệp top của Việt Nam” của UNDP – Hà Nội xuất bản tháng 9-2007 cho biết: “Qua phỏng vấn, các chủ doanh nghiệp Việt Nam đều cho rằng (a) họ phải đào tạo lại hầu hết mọi người ở mọi cấp bậc – học nghề, đại học, sau đại học - mà họ nhận vào doanh nghiệp của mình; (b) họ không tin tưởng vào hệ thống đại học và các viện nghiên cứu của trong nước, vì chất lượng giảng dạy thấp; nội dung yếu và lạc hậu; khả năng nghiên cứu thấp; sách vở và thiết bị đều thiếu, không đồng bộ, cũ kỹ, rất yếu về ngoại ngữ, năng lực tổ chức và quản lý thấp ”
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34814/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ưa được rèn luyện tư duy khoa học một cách nghiêm túc, không có sự hiểu biết rộng rãi về sản xuất, không nắm được nghệ thuật quản lý sản xuất thì khó tránh khỏi bị mất phương hướng, bị rơi vào thế bị động, bối rối. Lúc đó, các vấn đề sẽ không được giải quyết dẫn tới sản xuất bị trì trệ, năng suất lao động bị giảm sút.
Phân công lao động gắn liền với chuyên môn hoá sản xuất - kinh doanh, nên mang ý nghĩa tích cực, tiến bộ, và là biểu hiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Các loại phân công lao động xã hội : phân công lao động chung là phân chia nền kinh tế thành các loại sản xuất khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, vận tải...; phân công lao động riêng (phân công lao động đặc thù) là phân chia sản xuất thành những ngành và phân ngành như công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi...; phân công lao động cá biệt là phân công trong nội bộ xí nghiệp. Điều kiện của sự phân công lao động xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Đến lượt nó, phân công lao động xã hội lại là nhân tố phát triển của lực lượng sản xuất.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đòi hỏi lực lượng sản xuất phải thay đổi cho phù hợp. Điều đó có nghĩa là phải có sự phân công lao động một cách hợp lý, giảm lao động giản đơn, lao động cơ bắp mà phải thông qua lao động trí óc. Sự thay đổi về tư liệu sản xuất làm cho lực lượng sản xuất phải phù hợp tương ứng mới có hiệu quả cao. Quá trình phân công lao động phù hợp sẽ làm cho việc sản xuất có hiệu quả hơn, năng suất lao động tăng cao hơn.
Trình độ quản lý và phân công lao động có tác động không nhỏ tới năng suất lao động. Các nhà sản xuất biết quản lý phù hợp thì năng suất của người lao động sẽ tăng, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận.
Hiệu quả của tư liệu sản xuất .
Tư liệu sản xuất là bất kì công cụ nào giúp người lao động biến nguyên liệu thành vật thể hữu dụng. Bao gồm tư liệu hữu hình (máy móc, xưởng,..) và tư liệu vô hình (sáng kiến, kiến thức,...). Hay tư liệu sản xuất bao gồm công cụ lao động và đối tượng lao động. Người lao động dùng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm hàng hoá. []
Sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động , cải thiện nền kinh tế .
Các nhân tố khác : Tâm lý , điều kiện tự nhiên…
Trong quá trình làm việc, mục đích của người lao động là sản xuất ra các sản phẩm để nuôi sống mình và gia đình. Khi người lao động có động lực thúc đẩy thì công việc họ làm sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Ngoài ra, khi người lao động được tạo cơ hội làm việc mình yêu thích họ sẽ làm hết sức mình. Các nhà quản lý cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động với công việc, đánh giá đúng mức đóng góp của họ. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất nên cho người lao động tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình sản xuất, giúp đỡ họ để họ phát huy năng lực của mình một cách tối đa. Như vậy người lao động sẽ thấy được vai trò của mình trong công ty, họ thấy được sự đóng góp của mình, thành công của công ty.
Ngày nay, môi trường làm việc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất của người lao động. Đặc biệt là môi trường làm việc. Khi môi trường xung quanh an toàn, không bị ô nhiễm thì người lao động có thể an tâm làm việc. Họ có thể tập trung để sản xuất. Ngoài ra còn một số yếu tố như âm thanh, quần áo cũng ảnh hưởng tới năng suất của người lao động. Khi họ gặp được những điều kiện thuận lợi thì họ sẽ làm việc hiệu quả hơn. Năng suất lao động sẽ tăng lên. Ngựơc lại, trong những điều kiện bất lợi, những vấn đề làm cho người lao động bị căng thẳng, áp lực sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả làm việc của họ.
TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG .
Nâng cao NSLĐ là tiết kiệm lao động sống và lao động vật hoá, là giảm tỉ lệ lao động vật hoá sao cho tổng hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm giảm xuống. Tăng NSLĐ là một quy luật của mọi hình thái kinh tế - xã hội. Theo Mác, “năng suất lao động là nhân tố quyết định sự thắng lợi của chế độ xã hội”. [ ]
Tăng năng suất lao động sẽ làm cho chi phí vào một đơn vị sản phẩm giảm xuống , do đó tạo ra những điều kiện không những để hạ giá thành sản phẩm mà còn để nâng cao mức tiền lương bình quân . Việc phấn đấu để tăng năng suất lao động có liên quan chặt chẽ với việc sử dụng tốt tài sản cố định và tiêu hao các nguồn vật tư tiết kiệm hơn nữa . [1 , trang 7]
Nâng cao năng suất lao động là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế đến việc tạo ra giá trị thặng dư, tạo điều kiện cho tích lũy tái đầu tư và nâng cao thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán và cải thiện đời sống. Hơn nữa, năng suất lao động cao là yếu tố quyết định đến hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia, tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). [ , 14/05/2007, 14:35 ]
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ : NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2005 .
PHÂN TÍCH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CHUNG TOÀN NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2001-2005.
Từ số liệu về tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế và lao động làm việc có trong Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê, ta tính được mức năng suất lao động của năm 2005 đạt 19,62 triệu đồng. Nếu tính theo giá cố định (giá năm 1994) và nghiên cứu biến động của năng suất lao động ta thấy 5 năm qua năng suất lao động chung toàn nền kinh tế quốc dân của Việt Nam liên tục tăng lên và tăng với xu thế cao dần, cụ thể như sau :
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Bình quân 5 năm
Tốc độ tăng năng suất lao động (%)
4.25
4.48
4.54
5.19
5.51
4.81
Bảng 1: Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội giai đoạn 2001 – 2005
Nếu quy đổi mức năng suất lao động toàn nền kinh tế từ giá thực tế (VNĐ) theo tỷ giá hối đoái thành đô la Mỹ (1 USD = 15.858 VNĐ) thì năng suất lao động toàn nền kinh tế của Việt Nam năm 2005 đạt 1.237 USD.
So sánh mức năng suất lao động tính theo USD và tốc độ tăng năng suất lao động tính bằng % năm 2005 của Việt Nam với một số nước trên thế giới, ta có kết quả như sau:
Tên nước và lãnh thổ
Mức năng suất lao động
Tốc độ tăng NSLĐ
Mức NSLĐ (USD)
Thứ tự
Tốc độ (%)
Thứ tự
Mỹ
77346
1
1,8
12
Nhật
77061
2
1,9
10
Ireland
62936
3
1,0
15
Hồng Kông
60299
4
5,0
4
Pháp
57677
5
1,4
14
Phần Lan
55698
6
0,1
18
Singapore
52426
7
1,9
10
Anh
51882
8
0,9
16
Đức
50789
9
0,9
16
Canada
49308
10
1,6
13
Australia
45545
11
-1,0
20
Đài Loan
35856
12
2,7
8
Hàn Quốc
27907
13
2,6
9
Malaysia
11300
14
3,0
6
Thái Lan
4305
15
3,0
6
Philippin
2807
16
-0,8
19
Trung Quốc
2272
17
7,1
1
Indonesia
1952
18
4,4
5
Ấn Độ
1242
19
6,6
2
Việt Nam
1237
20
5,51
3
Qua bảng số liệu trên ta thấy năng suất lao động của Việt Nam đạt ở mức thấp xấp xỉ năng suất lao động của Ấn Độ và đứng cuối cùng trong số 20 nướ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status