Phân công lao động trong nông nghiệp và nông thôn trong quá trình Công nghiệp hóa : thực trạng và giải pháp - pdf 13

Download Đề tài Phân công lao động trong nông nghiệp và nông thôn trong quá trình Công nghiệp hóa : thực trạng và giải pháp miễn phí



 
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU . 3
 
Chương I : ThẾ nào là kinh tẾ nong thôn ( KTNT )
 
1.1.Khái niệm 4
1.2.Cơ cấu kinh tế . 4
1.3.Vai trị của KTNT 5
 
Chương II : ThỰc trẠng nỀn KTNT ViỆt Nam HiỆN NAY
 
2.1.Những thành tựu của nền kinh tế nông thôn Việt Nam . 6
2.2.Những tồn tại trong nền kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam . 10
 
Chương III : QU TRÌNH CNH-HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
 
3.1.Thế nào là CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn? 14
3.2.Nội dung CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin . . 15
3.3.Sự cần thiết phải pht triển KTNT trong qu trình CNH-HĐH . 16
 
Chương IV : NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KTNT VIỆT NAM
 
4.1.Thực hiện chính sách kích cầu, phát triển nông thôn bền vững . 18
4.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế . . 19
4.3.Giải pháp đối với vốn đầu tư và chương trình pht triển . . 19
4.4.Sắp xếp, củng cố các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác x . . 20
4.5.Vấn đề ngân sách, tài chính, tiền tệ và tín dụng . . 21
4.6.Những vấn đề bức xúc về x hội . . 22
 
KẾT LUẬN . 24
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34731/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

yển lớn trong trồng trọt như thực hiện phương châm “đất nào cây ấy" để tăng hiệu quả, chuyển dần những vùng đất trồng cây lương thực có giá trị thấp sang cây trồng co giá trị cao hơn. Trong những năm gần đây sn lượng tăng nhanh, so với những năm trước thì : sản lượng lạc tăng 34%, cà fê tăng 2,8 lần, cao su tăng 87% , hồ tiêu 68%, chè 27,3 % . Mặc dù trong nhưng năm gần đây giá cà fê giảm nhưng sản lượng xuất khẩu cà fê vẫn tăng nhanh. Cùng với cây cà fê là cây cao su là mặt hàng xuất khẩu có giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 sau gạo và cà fê , sản lượng cao su xuất khẩu cao,Việt Nam đang mở rộng xuất khẩu rộng ra 30 nước trên thế giới , trong đó Trung Quốc là thị trường lớn nhất, thu hút đến 80% sản lượng cao su của Việt Nam.
Mía là cây công nghiệp ngắn ngày có tốc độ tăng trưởng nhanh, diện tích canh tác không ngừng được mở rộng đến nay có khoảng 400 ngàn ha. Sản lượng mía cũng tăng nhanh, hằng năm tăng khỏang 10% và hiện nay đạt 22 triệu tấn. Diện tích trồng mía cũng như sản lượng không ngừng được tăng lên là vì nhu cầu làm nguyên liệu cho các nhà máy đường hoạt động.
Các loại cây ăn quả có chất lương cao phát triển cao, nhất là nho, vải thiều, mận, cam, thanh long, chôm chôm… đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ nét ở vùng Nam Bộ và một số tỉnh phía Bắc, như Bắc Giang, Quảng Ninh đã vươn lên làm giàu nhờ mở rộng diện tích và tăng năng suất vải thiều, nổi bật là huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Trong cả nước sản lượng vải cam, chôm, bưởi, nho… không chỉ tăng về số lượng mà chất lượng quả tươi cũng được tăng lên.
Chăn nuôi phát triển toàn diện. Cùng với các ngành khác trong nông nghiệp chăn nuôi cũng có vị trí rất quan trọng, sự phát triển của nó đã tạo ra thu nhập và tạo mức lợi nhuận cho xã hội. Trong những năm gần đây số lượng đàn gia súc tăng liên tục, trung bình hàng năm đàn trâu tăng 5%, bò 10%, lợn 20%, đàn gia cầm tăng 25%. Trong đó chăn nuôi bò sữa là một nghề mới của thành phố HCM và HN.
Năng lực của ngành thuỷ sản được tăng cường. Số hộ gia đình tham gia sản xuất thuỷ hải sản tăng nhanh. Hiện nay có 509 nghìn hộ chiếm 3,5% tổng số hộ sản xuất nông nghiệp. Số lượng tàu đánh bắt thuỷ hải sản tăng, có trên 123000 chiếc. Có nhiều tàu nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nét nổi bật nhất trong nuôi trồng thuỷ hải sản là số trang trại tham gia nuôi trồng cao, đem lại hiệu quả thiết thực. Cả nước có 16952 trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản, được phân bố khắp 8 vùng trong cả nước.
2.1.2.Cơ cấu ngành nghề có chuyển biến tích cực :
Cơ cấu ngành nghề trong nông thôn đã có sự thay đổi về tỷ trọng, khá rõ nét theo hướng tích cực. Số lượng các nhóm hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng nhanh. Tỷ lệ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng, trong năm 2001 chiếm 5,8%. Cơ cấu trong các nhóm hộ nông lâm thuỷ sản, hộ lâm nghiệp tăng lên, hộ nông nghiệp giảm xuống…
2.1.3.Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được nghiên cứu và hoàn thiện :
Thực hiện đường lối đổi mới theo hướng CNH-HĐH trong thời kỳ đổi mới trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã có các biện pháp để xây dựng và nâng cao kết cấu hạ tầng nông thôn qua nhiều dự án phát triển của chính phủ :
Điện khí hoá : điện khí hoá nông thôn đã có sự phát triển vượt bậc và khá toàn diện, cả nước có 7712 xã có điện (86,2%) các vùng chiếm tỷ lệ tăng cao nhất là miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc. Đặc biệt giá điện nông thôn cũng có xu hướng giảm.
Đường giao thông : sau điện đường giao thông là một trong những yếu tố được nhà nước ta quan tâm và đầu tư trong những năm qua. Cả nước có 8641 xã có đường ô tô đến UBND xã. Tuy chất lượng đường giao thông còn thấp nhưng cũng đã có những tiến bộ vượt bậc.
Trường học và y tế : hệ thống trường học ở nông thôn phát triển toàn diện. Đến nay có 99.9% số xã có trường tiểu học, 84,5% có trường trung học cơ sở. Hệ thống trường học được mở rộng trên toàn quốc, điều đó khuyến khích con em đến trường để nâng cao trình độ và hiểu biết của mình. Đồng thời với sự quan tâm và chính sách ưu đãi của nhà nước nên trẻ em các vùng dân tộc vùng sâu vùng xa, hải đảo đến trường ngày một nhiều hơn.
Trong y tế việc mở rộng các cơ sở khám bệnh và tăng cường cán bộ ngành y cho cơ sở cung được quan tâm, thực hiện chủ trương đưa bác sỹ về miền núi khám và chữa bệnh cho nhân dân. Hiện nay đã có 8863 xã có trạm y tế, chiếm 99%.
Thông tin liên lạc và cơ sở văn hoá : hệ thống thông tin liên lạc được Nhà nước hỗ trợ và phát triển đáng kể. Điểm bưu điện văn hoá xã là một mô hình thông tin văn hoá nông thôn mới được phát triển trong những năm gần đây, nhưng đã được phát triển trong cả nước. Hệ thống điện thoại không chỉ được phát triển đến trung tâm xã mà còn được toả ra đến các hộ gia đình ở nông thôn. Hệ thống cơ sở văn hoá tiếp tục phát triển, đến nay cả nước có 1452 xã có nhà văn hoá, 724 xã có thư viện. Trong đó cao nhất là ĐBSH .Măc dù số nhà văn hoá chưa nhiều nhưng đã và đang được khắc phục và đang từng bước đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Mạng lưới chợ : sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển theo cơ chế thị trường, lấy sản xuât hàng hoá làm hướng chính tạo tiền đề và điều kiện để phát triển mạng lưới chợ. Đến nay cả nước có 7153 xã có chợ. Không chỉ tăng nhanh về số chợ mà chất lượng chợ cũng được tăng nhanh. Tỷ lệ chợ được xây kiên cố tăng còn chợ tạm giảm xuống. Cơ cấu về mặt hàng ở chợ ngày càng đa dạng và phong phú hơn.
Những tiến bộ mà nhà Nước đạt được trong nông nghiệp đã chứng tỏ nền kinh tế nông thôn Việt Nam ngày càng phát triển và đang đi theo con đường CNH-HĐH. Bộ mặt nền kinh tế nông thôn ngày càng khởi sắc, theo hướng đi lên đến trình độ văn minh hiện đại.
2.2.Những tồn tại trong nền kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam :
2.2.1.Chuyển đổi kinh tế nông thôn còn chậm :
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn rất chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hoá. Trong cơ cấu tổng thu nông-lâm-ngư nghiệp thuỷ sản thì thu từ ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn (79,9%). Trong trồng trọt thì trồng cây lương thực vẫn là chủ yếu. Nhiều loại cây công nghiệp cho hiệu quả kinh tế lớn chưa được đầu tư đúng mức, tỷ trọng cây công nghiệp còn thấp (10%).
Cơ cấu các ngành nông-lâm nghiệp và thuỷ sản cũng có sự thay đổi hướng theo chiều tăng của thuỷ sản và giảm nông-lâm nghiệp nhưng quá trình diễn ra còn rất chậm, so với yêu cầu của CNH-HĐD nông thôn thì quy mô và tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và lao động của hộ nông thôn còn chậm và phát triển không đều.
2.2.2.Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng phục vụ sản xuất nông nghiệp :
Mặc dù đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung chuyên sản xuất hàng hoá nhưng hiện tại các yếu tố phục vụ sản xuất, công nghệ vẫn còn thiếu và không đồng bộ. Kết cấu hạ tầng còn thấp kém đã làm hạn chế việc khai thác và phát huy thế mạnh các ti
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status