Lý luận giá cả của Mác và sự vận dụng vào Việt Nam hiện nay - pdf 13

Download Đề tài Lý luận giá cả của Mác và sự vận dụng vào Việt Nam hiện nay miễn phí



Cơ chế thị trường tự điều tiết là cơ chế vận động của hệ thống các quy luật kinh tế. Quy luật giá cả là quy luật “thống soái” chi phối cơ chế thị trường. Quy luật giá cả quyết định giá cả hàng hoá dịch vụ mà giá cả là tín hiệu nhạy bén nhất của cơ chế thị trường. Hoạt động của quy luật giá cả được thể hiện bằng hững đòn bẩy kinh tế như giá cả, lãi suất, thuế, tín dụng, tiền tệ Do đó sự vận dụng quy luật giá cả trong nền kinh tế chính là việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế trên, trong nền kinh tế thị trường, tuân theo nội dung quy luật.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34700/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

o dục. Trong đó phương pháp kinh tế là việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế( như thuế, lợi nhuận...) tác động đến chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua việc đạt được các lợi ích kinh tế để thực hiện các mục tiêu quản lý của mình. Ví dụ như để khuyến khích xuất khẩu, Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp như tài trợ tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi, giảm/ miễn thuế cho doanh nghiệp mở rộng được thị phần hay có kim ngạch lớn. Quy luật giá cả được vận dụng trong hoạt động khuyến khích xuất khẩu tạo cho các doanh nghiệp có được nhiều thuận lợi trong xuất khẩu hàng hoá, lợi nhuận thu được cao hơn các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển khác mặc dù cùng sản xuất với mức hao phí lao động như nhau.
Có nhiều công cụ quản lý nhà nước được Trung Quốc sử dụng trong quản lý nền kinh tế thị truờng XHCN như Tài chính, Pháp luật. Về tài chính: các công cụ như giá cả và các đòn bẩy khác như lợi nhuận, thuế, lãi suất... được sử dụng khá phổ biến. Trung Quốc đã thực hiện cắt giảm lãi suất, tài trợ tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi, giảm miễn thuế cho doanh nghiệp mở rộng thị phần hay có kinh nghạch lớn. Việc thực hiện đều dựa trên các yêu cầu của quy luật giá cả.
Trong công tác quản lý nhà nước Trung Quốc đã đạt được một số thành công. Trong xây dựng hệ thống điều tiết vĩ mô, Nhà nước đã không buông lỏng cơ thị trường mà từng bước vững chắc xây dựng hệ thống điều tiết vĩ mô. Trong cơ chế tài chính, Nhà nước thực hiện phân rõ thu chi, phân cấp đảm nhận, xây dựng chế độ phân chia thuế khoá thích ứng với yêu cầu thị trường. Đó là do sử dụng quy luật giá cả một cách linh hoạt.
Tuy nhiên không tránh khỏi những hạn chế đó là do sự can thiệp của chính phủ qua nhiều trong kiểm soát và đầu tư vi phạm tính khách quan của quy luật giá cả.
Từ thực tiễn có thể rút ra một số kinh nghiệm cho việc vận dụng quy luật giá cả trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế ở việt nam.
Trước hết là tạo lập môi trường kinh tế ổn định, thuận lợi để tăng trưởng kinh tế nhanh,vững chắc, đưa ra được khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các thành phần kinh tế như: có quy định về thu thuế thu nhập doanh nghiệp sao cho khuyến khích doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nhưng cũng hạn chế sự dư thừa hàng hoá trên thị trường; có những quy định ưu đãi về các nguyên liệu đầu vào đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hay hoạt động sản xuất kinh doanh trong các đặc khu kinh tế...Tiếp sau đó là đổi mới chính sách tài chính và tiền tệ. Nhà nước nên tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp nhà nước gắn với quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp đó. Đổi mới chính sách tiền tệ càn hướng vào mục tiêu: ổn định giá cả đồng nội tệ,ổn định tỷ giá hối đoái thực tế, đảm bảo tín dụng hợp lý với nhu cầu kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động tài chính trong nền kinh tế. Đổi mới chính sách thu nhập đi đôi với chính sách giá cả thông qua thị trường, như vậy qua thị trường mới cân bằng giữa lương và giá. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, tam giác giá-lương-thị trường là tam giác “thần” đẩy nền kinh tế phát triển. Phối hợp tốt ba yếu tố này là tuân theo những yêu cầu của quy luật giá cả và đảm bảo tính khách quan.
Nhìn chung nền kinh tế thị trường ở Việt Nam vẫn còn chưa hoàn thiện.Muốn thúc đẩy nền kinh tế phát triển cần sử dụng hiệu quả các đòn bẩy kinh tế.
Chương 2
sự vận dụng quy luật giá cả v à vai trò của nó trong nền kinh tế hàng hoá và vận dụng nó trong nền kinh tế nước ta thời gian qua.
một số giải pháp cơ bản nhằm vận dụng tốt quy luật giá cả ở việt nam.
2.1 Thực trạng sự vận dụng quy luật giá cả ở nước ta trong thời gian qua
Cơ chế thị trường tự điều tiết là cơ chế vận động của hệ thống các quy luật kinh tế. Quy luật giá cả là quy luật “thống soái” chi phối cơ chế thị trường. Quy luật giá cả quyết định giá cả hàng hoá dịch vụ mà giá cả là tín hiệu nhạy bén nhất của cơ chế thị trường. Hoạt động của quy luật giá cả được thể hiện bằng hững đòn bẩy kinh tế như giá cả, lãi suất, thuế, tín dụng, tiền tệ…Do đó sự vận dụng quy luật giá cả trong nền kinh tế chính là việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế trên, trong nền kinh tế thị trường, tuân theo nội dung quy luật.
2.1.1 Vận dụng quy luật giá cả trong công cuộc đổi mới chính sách giá cả
Nghị quyết đại hội đảng lần thứ VI đã chỉ đạo: “phấn đấu thi hành chính sách một giá, đó là giá kinh doanh thương nghiệp. Chính sách giá cả phải vận dụng tổng hợp các quy luật, trong đó quy luật giá cả có tác động trực tiếp. Giá cả phải phù hợp với giá cả, đồng thời phải phù hợp với sức mua của đồng tiền và tính đến quan hệ cung cầu, không thể ổn định giá bằng cách giữ giá cả cứng nhắc, bất chấp sức mua của đồng tiền, bất chấp quan hệ cung cầu và sự biến động của các yếu tố hình thành giá cả.”
Thực hiện phương hướng trên đây, trong những năm 1978-1988, nhà nước đã tiếp tục điều chỉnh giá mua nông sản, giá bán tư liệu sản xuất, giá bán lẻ hàng tiêu dùng, và việc điều chỉnh được làm dần từng bước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân trong đó có hậu quả của cuộc tổng điều chỉnh giá tháng 10-1985 cộng với sự bao cấp qua vốn đã làm cho “lạm phát ngầm” trong nền kinh tế nổi lên bề mặt của đời sống kinh tế xã hội và tạo nên lạm phát cao phi mã. Để chống được lạm phát hàng loạt các biện pháp được đề ra và tổ chức thực hiện. Đặc biệt là những biện pháp chống bao cấp.
Về giá Nhà nước đã từng bước chuyển hệ thống giá mua nông sản, giá bán lẻ và giá bán vật tư sang cơ chế kinh doanh( đầu năm 1989 thực hiện mua nông sản, bán vật tư nông nghiệp theo giá thoả thuận sát giá thị trường; thực hiện cơ chế một giá kinh doanh đối với hàng tiêu dùng; thực hiện tính đúng tính đủ đối với các loại vật tư cơ bản để chuyển sang cơ chế một giá kinh doanh…). Giá thị trường xoay quanh giá cả hàng hoá của nó, điều này là do tác động của quy luật cung cầu. Nhưng quy luật cung cầu chỉ thực hiện yêu cầu của quy luật giá cả. Do đó việc chuyển hệ thống giá mua nông sản, giá bán lẻ và giá bán vật tư nông nghiệp theo giá thoả thuận sát với giá thị trường là thực hiện yêu cầu của quy luật giá cả.
Có thể khẳng định, sự thành công trên được đường lối mới của Đại hội Đảng VI soi đường thông qua việc chúng ta đã thực hiện việc chuyển đổi cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường; thực hiện cải cách toàn bộ hệ thống giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và coi đây là khâu đột phá của tiến trình đổi mới cơ chế kinh tế. Cơ chế kinh tế mới với đặc trưng cơ bản của nó là nhà nước đã tự rời bỏ quyền can thiệp sâu, quyết định mọi vấn đề của sản xuất kinh doanh và trao lại quyền đó cho đúng ngư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status