Lý luận giá trị của C.Mác và sự vận dụng vào nền kinh tế Việt Nam hiện nay - pdf 13

Download Đề tài Lý luận giá trị của C.Mác và sự vận dụng vào nền kinh tế Việt Nam hiện nay miễn phí



- Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và đặc biệt là giá trị. Sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế. Các doanh nghiệp, các hộ gia đình tự quyết định hành vi của mình để trả lời thoả đáng ba câu hỏi: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào. Trên thị trường hàng hoá và dịch vụ, giá cả điều tiết cung cầu. Tiến hành đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp, xoá bỏ dần việc nhà nước bao cấp sản xuất và tiêu cực, giải thể các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34679/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

, vật liệu và lao động sống. Vì vậy, lượng giá trị hàng hoá được cấu thành bởi cả giá trị của những tư liệu sản xuất đã sử dụng để sản xuất hàng hoá, tức là giá trị cũ (ký hiệu là c) và hao phí lao động sống của người sản xuất trong quá trình tạo ra hàng hoá, tức là giá trị mới (ký hiệu là v+m). Giá trị hàng hoá = giá trị cũ tái hiện + giá trị mới. Ký hiệu: W = c + v + m.
1.1.2. Sự phát triển các hình thái giá trị
Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị. Về mặt giá trị sử dụng, tức hình thái tự nhiên của hàng hoá, ta có thể nhận biết trực tiếp được bằng các giác quan. Nhưng về mặt giá trị, tức hình thái xã hội của hàng hoá, nó không có một nguyên tử vật chất nào nên không thể cảm nhận trực tiếp được. Nó chỉ bộc lộ ra trong quá trình trao đổi thông qua các hình thái biểu hiện của nó.
- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hoá, trao đổi mang tính chất hiện vật ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác. Ví dụ: 1 m vải = 10 kg thóc. Ở đây, giá trị của vải được biểu hiện ở thóc. Còn thóc là cái được dùng để làm phương tiện để biểu hiện giá trị của vải. Với thuộc tính tự nhiên của mình, thóc trở thành hiện thân giá trị của vải. Sở dĩ như vậy vì bản thân thóc cũng có giá trị. Hàng hoá (vải) mà giá trị của nó được biểu hiện ở một hàng hoá khác (thóc) thì gọi là hình thái giá trị tương đối. Còn hàng hoá (thóc) mà giá trị sử dụng của nó biểu hiện giá trị của hàng hoá khác (vải) gọi là hình thái vật ngang giá. Nó có ba đặc điểm: giá trị sử dụng của nó trở thành hình thức biểu hiện của giá trị; lao động cụ thể trở thành hình thức biểu hiện của lao động trừu tượng; lao động tư nhân trở thành hình thức biểu hiện của lao động xã hội.
- Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn, sau phân công lao động xã hội lần thứ nhất, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, trao đổi trở nên thường xuyên hơn, một hàng hoá có thể đổi lấy nhiều hàng hoá khác. Tương ứng với giai đoạn này là hình thái đầy đủ hay mở rộng.
- Hình thái giá trị chung: Với sự phát triển cao hơn của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hàng hoá được đưa ra trao đổi thường xuyên hơn. Nhu cầu trao đổi do đó trở nên phức tạp hơn, người có vải muốn đổi thóc, nhưng người có thóc lại không cần vải mà lại cần thứ khác. Vì thế, việc trao đổi trực tiếp không còn thích hợp và gây trở ngại cho trao đổi. Trong tình hình đó, người ta phải đi vòng, mang hàng hoá của mình đổi lấy thứ hàng hoá mà nó được nhiều người ưa chuộng, rồi đem đổi lấy thứ hàng hoá mà mình cần. Khi vật trung gian trong trao đổi được cố định lại ở thứ hàng hoá được nhiều người ưa chuộng , thì hình thái chung xuất hiện. Các địa phương khác nhau thì hàng hoá dùng làm vật ngang giá chung cũng khác nhau.
- Hình thái tiền tệ: Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hoá và thị trường ngày càng mở rộng, thì tình trạng có nhiều vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương vấp phải khó khăn , do đó đòi hỏi khách quan phải hình thành vật ngang giá chung thống nhất. Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một vật độc tôn và phổ biến thì hình thái tiền tệ của giá trị. Vậy tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống nhất; nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá.
NỘI DUNG GIÁ TRỊ VÀ BIỂU HIỆN CỦA NÓ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.2.1. Nội dung của giá trị
- Yêu cầu chung của quy luật: Giá trị là quy luật căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của giá trị. Theo giá trị, sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
- Yêu cầu riêng trong sản xuất hàng hoá: Trong kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của mình, nhưng giá trị của hàng hoá không được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của từng người sản xuất hàng hoá, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy, muốn bán được hàng hoá, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí lao động mà xã hội chấp nhận được.
- Yêu cầu riêng trong lưu thông hàng hoá: Trao đổi hàng hoá cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, có nghĩa là trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. Sự vận động của giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, nên trước hết giá cả phụ thuộc và giá trị. Hàng hoá nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại. Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố: cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các
- Trong thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh: giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân (giá cả sản xuất = k + p ngang). Tiền đề của giá cả sản xuất là sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Điều kiện để giá trị biến thành giá cả sản xuất gồm có: đại công nghiệp cơ khí tự bản chủ nghĩa phát triển; sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành sản xuất, quan hệ tín dụng phát triển, tư bản tự do di chuyển từ ngành này sang ngành khác. Trước đây, khi chưa xuất hiện phạm trù giá cả sản xuất thì giá cả hàng hoá xoay quanh giá trị hàng hoá. Giờ đây, giá cả hàng hoá xoay quanh giá cả sản xuất. Xét về mặt lượng ở mỗi ngành giá cả sản xuất và giá trị hàng hoá có thể không bằng nhau, nhưng trong toàn xã hội thì tổng giá cả sản xuất luôn bằng tổng giá trị hàng hoá. Trong mối quan hệ này thì giá trị vẫn là cơ sở , là nội dung bên trong của giá cả sản xuất; giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường, và giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất.
- Trong thời kỳ tư bản độc quyền: giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền. Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã áp đặt giá cả độc quyền ; giá cả độc quyền thấp khi mua, giá cả độc quyền cao khi bán. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa giá trị không còn hoạt động. Về thực chất, giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và không phủ định cơ sở của nó là giá trị . Các tổ chức độc quyền thi hành chính sách giá cả độc quyền chẳng qua là chiếm đoạt một phần giá trị và giá trị thặng dư của những người khác. Nếu xem xét trong toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tổng số giá cả vẫn bằng tổng số giá trị. Như vậy, nếu như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất, thì trong...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status