Thực trạng công tác kiểm toán ở Việt Nam và một số giải pháp - pdf 13

Download Chuyên đề Thực trạng công tác kiểm toán ở Việt Nam và một số giải pháp miễn phí



Công tác kiểm toán được tổ chức rộng rãi ở những nơi có hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy ai có thể làm công tác kiểm toán ? Hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường, đặc biệt ở những nước đã phát triển như Anh, Mỹ, Pháp, Nhật. hay ngay như các nước trong khối Asean, công tác kiểm toán được quan tâm một cách đặc biệt, họ coi đó là công cụ quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý nền kinh tế đất nước. Những chuyên viên kiểm toán phải là những người đã tốt nghiệp ở trường kế toán cao cấp, những tiến sĩ về kế toán. Họ phải qua thi tuyển và sau khi đã có chứng chỉ kiểm toán, họ phải tuyên thệ trước toà án thương mại hay toà án kinh tế rồi mới được hành nghề. Những nhà kiểm toán hay nói đúng hơn là những nhà giám định kế toán phải đăng ký hành nghề và mở những văn phòng kiểm toán tương tự như những văn phòng luật sư để thực hiện chức năng kiểm toán. Luật pháp ở nhiều nước phát triển qui định các công, xí nghiệp, các tổ chức doanh nghiệp, xí nghiệp nói chung mỗi khi có tranh chấp hay làm việc với các cơ quan thuế vụ, hay báo cáo lời lỗ với ngân hàng, hay các cơ quan nhà nước, thì các bảng tổng kết tài sản phải có cơ quan kiểm toán chứng nhận mới có giá trị. Bởi vì, chính các cơ quan kiểm toán có trách nhiệm xem xét, nghiên cứu, kiểm tra các chứng từ và hồ sơ kế toán của các doanh nghiệp, xí nghiệp. và khi họ nhận thấy đúng chính xác, rõ ràng thì họ mới chứng nhận. Các doanh nghiệp, xí nghiệp muốn được bảo đảm về mặt kế toán, muốn có các bảng tổng kết tài sản có giá trị cần hợp đồng với một văn phòng kiểm toán, để được văn phòng kiểm toán này thường xuyên hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ để công tác kế toán của các doanh nghiệp, xí nghiệp này đi đúng hướng, không sai lệch, chính xác và hợp lệ.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34670/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ra hay không; kiểm toán này còn gọi là kiểm toán tính quy tắc. Kiểm toán các báo cáo tài chính là việc kiểm toán để kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính cũng như việc báo cáo tài chính có phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán được thừa nhận rộng rãi hay không.
Theo chủ thể kiểm toán có kiểm toán nội bộ, kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập. Kiểm toán nội bộ là loại kiểm toán do các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến hành; phạm vi của kiểm toán nội bộ xoay quanh việc kiểm tra và đánh giá tính hiệu lực và tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như chất lượng thực thi trong những trách nhiệm được giao. Kiểm toán nhà nước là công việc kiểm toán do các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước (tài chính, thuế...) và cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành theo luật định; kiểm toán nhà nước thường tiến hành các cuộc kiểm toán tuân thủ, xem xét việc chấp hành các chính sách, luật lệ và chế độ của nhà nước taị các đơn vị sử dung vốn và kinh phí của nhà nước (ngoài ra, kiểm toán nhà nước còn thực hiện kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá sự hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sử dụng vốn và kinh phí của nhà nước). Kiểm toán độc lập là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên độc lập thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp; kiểm toán độc lập là loại hoạt động dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận và bảo hộ, được quản lý chặt chẽ bởi các hiệp hội chuyên ngành về kiểm toán.
Các loại kiểm toán hoạt động độc lập với nhau giữa chúng cũng có những mối quan hệ nhất định với nhau. Hoạt động của tổ chức kiểm toán nội bộ phục vụ nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý trong nội bộ đơn vị.Đối với các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước và những đôí tượng khác thuộc kiểm toán nhà nước. Kiểm toán nội bộ là lực lượng hỗ trợ đắc lực và tin cậy của kiểm toán nhà nước. chính vì lẽ đó mà ở nhiều nước trên thế giới (chẳng hạn như Malaysia,CHLB Đức..) người ta đả trao cho kiểm toán nhà nước chức năng chỉ đạo nhiệm vụ và có ý kiến thoả thuận trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm công tác lãnh đạo của tổ chức kiểm toán nội bộ.Hằng năm các tổ chức kiểm toán nội bộ phải báo cáo kết quả kiểm toán trong năm cho kiểm toán nhà nước. Đối với kiểm toán độc lập thì có khác, đây là tổ chức dịch vụ tư vấn tài chính kỹ thuật, kiểm toán được thành lập và hoạt đọng theo Luật doanh nghiệp của mỗi nước và trên cơ sở tuân theo các nguyên tắc,chuẩn mực kiểm toán do nhà nước qui định (luật kiểm toán, luật kinh tế, luật thương mại, luật thuế..).quan hệ của kiểm toán nhà nước với các công ty hay văn phòng kiểm toán độc lập chỉ nảy sinh trong trường hợp các kiểm toán viên độc lập thực hiện các hợp đồng kiểm toán đối với các đơn vị thuộc đối tượng của kiểm toán nhà nước.
Trong bài viết này em xin đề cập tới một dạng của kiểm toán đó là kiểm toán độc lập. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế muốn quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần có thông tin chính xác kịp thời và tin cậy. Để đáp ứng được yêu cầu này đòi hỏi phải có một bên thứ ba độc lập khách quan và có trình độ chuyên môn cao được pháp luật cho phép cung cấp thông tin tin cậy cho các đối tượng quan tâm. Vì vậy nó đã hình thành nên kiểm toán độc lập. Luật pháp nhiều quốc gia có nền kinh tế thi trường phát triển qui định chỉ có các báo cáo tài chính đã được kiểm tra độc lập mới có giá trị pháp lý và độ tin cậy.
Khái quát về kiểm toán độc lập.
2.1. Khái niệm kiểm toán độc lập.
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về kiểm toán độc lập. Kiểm toán độc lập có thể được hiểu là sự xem xét và trình bày ý kiến một cách độc lập về các báo cáo tài chính của một tổ chức kinh tế bởi một kiểm toán viên được chỉ định theo nhiệm vụ được giao và tuân thủ theo đúng các qui định có liên quan. Theo” Qui chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân” ban hành kèm theo nghị định số 07-CP ngày 21/4/1994 của Chính phủ thì kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên chuyên nghiệp thuộc các tổ chức kiểm toán đọc lập về tính đúng dắn, hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, tổ chức xã hội (gọi tắt là các đơn vị) khi có yêu cầu của các đơn vị này. Theo định nghĩa của Liên đoàn kinh tế thế giới (IFAC) thì đó là quá trình các kiểm toán độc lập tiến hành kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về báo cáo tài chính được kiểm toán.
Kiểm toán độc lập cũng như kiểm toán nói chung đều thực hiện hai chức năng đó là kiểm toán xác nhận và trình bày ý kiến.
Hoạt động kiểm toán độc lập rất phong phú, đa dạng bao gồm cả kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đồng thời nó thực hiện cả các dịch vụ tư vấn, quản lý tài chính, pháp lý, các dịch vụ kinh tế và dich vụ đào tạo khác. Kiểm toán độc lập ra đời không phải tự thân, vị thân mà nó ra đời do tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường đòi hỏi. ở nước ta sau khi chuyển đổi cơ chế quản lý đặc biệt là sau khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì kiểm toán độc lập càng trở nên cấp bách và càn thiết, nó có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thị trường mở cửa. Kiểm toán độc lập ra đòi nó là một hoạt động kinh doanh dù xét trên lĩnh vực vĩ mô hay vi mô, Nhà nước hay cá nhân thì những lợi ích mà nó mang lại lớn hơn rất nhiều chi phí bỏ ra. Nó ra đòi nhằm cung cấp thông tin tin cậy cho mọi đối tượng theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường đòi hỏi. hoạt động kiểm toán ở nước ta còn non trẻ nhưng đả khẳng định được mình trong những năm qua, nó đã đem lại những lợi ích kinh tế nhất định cho đất nước, cho các thành phần kinh tế và doanh nghiệp.
2.2. Vai trò của kiểm toán độc lập.
Kiểm toán độc lập phải kiểm tra, xác nhận tính chính xác, trung thực theo pháp luật quản lý kinh tế đặc biệt là quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp, thông qua đó mà phòng ngừa và phát hiện kịp thời những vi phạm pháp luật trong quản lý kinh tế - tài chính trong cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp đon vị quản lý hành chính sự nghiệp nói chung. Bên cạnh đó, kiểm toán độc lập còn cung cấp cho cơ quan lãnh đạo, quản lý những thông tin, căn cứ chuẩn xác, tin cậy về trạng thái tài chính, hoạt động kinh doanh nói chung của các doanh nghiệp, nhờ vậy mà có thể đề ra được những quyết định đúng đắn trong lãnh đạo, quản lý. Kiểm toán có tác dụng hướng dẫn, đòi hỏi các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị hành chính, sự nghiệp quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và các nguồn lực trong hoạt động và kinh doanh theo pháp lu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status