Kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay- Thực trạng và giải pháp phát triển - pdf 13

Download Đề tài Kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay- Thực trạng và giải pháp phát triển miễn phí



MỤCLỤC: trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN. 2
1. Khái niệm: 2
2. Sự hình thành và tồn tại khách quan của kinh tế tư nhân: 2
3. Vai trò của kinh tế tư nhân: 3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM. 4
1. Số doanh nghiệp ra đời và hình thành từ khi có chính sách mới: 4
2. Về vốn đầu tư: 5
3. Về khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu: 6
4. Giải quyết việc làm: 7
5. Hạn chế: 7
6. Nguyên nhân: 9
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN:
1. Chuyển đổi chức năng của Nhà nước: 10
2. Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế: 10
3. Nâng cao chất lượng công tác cho quy hoạch: 12
4. Hỗ trợ phát triển: 13
5. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn: 13
6. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: 14
7. Phát triển liên doanh, liên kết: 15
8. Hiệp hội doanh nghiệp: 16
9. Đẩy mạnh cải cách hành chính: 17
10. Nâng cao ý chí phấn đấu của doanh nghiệp: 18
KẾT LUẬN: 19
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34727/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

6% năm 2000 lên 41,7% năm 2003 và khoảng 42%năm 2004. Năm 2004, kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 49% GDP cả nước, chiếm khoảng 27% trong các ngành công nghiệp chế biến.
Tạo việc làm:
Năm 2004, số lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã gần bằng tổng số lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh góp phần giải quyết khoảng 1,6 – 2 triệu làm việc, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 96% tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh) đã thu hút 49% việc làm phi nông việc ở nông thôn, khoảng 25 –26% lực lượng lao động cả nước.
Đóng góp vào ngân sách Nhà nước:
Khu vực kinh tế tư nhân đang thu hút một khối lượng vốn ngày càng lớn của toàn xã hội, góp phần nâng cao nội lực, đẩy mạnh sự phát triển của sức sản xuất và có những đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Năm 1996 khu vực kinh tế tư nhân đóng góp cho ngân sách nhà nước 5242 tỷ đồng, năm 2000 là 5900 tỷ đồng và năm 2001 là 6370 tỷ đồng. Ngoài việc đóng góptrực tiếp vào ngân sách nhà nước, các thành phần kinh tế tư nhân, thông qua các tổ chức Hiệp hội, các tổ chức từ thiện đã đóng góp vào các công trình văn hoá, trường học, đường giao thông, nhà tình nghĩa…
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM.
Số doanh nghiệp ra đời và hình thành từ khi có chính sách mới:
Từ 1991-1999 có 45000 doanh nghiệp đăng ký. Đặc biệt từ 1/1/2000 đến 9/2003 đã có 72601 doanh nghiệp đăng ký, đưa tổng số doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đến tháng 9/2003 có khoảng 120000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Số doanh nghiệp đăng ký trung bình hàng năm hiện nay bằng 3,75 lần so với trung bình của thời kỳ 1991-1999. Số doanh nghiệp mới đăng ký trong 4 năm (2000-2003) ước cao gấp 2 lần so với 9 năm trước đây (1991-1999). Ngoài các loại hình đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, trong 2 năm 2000-2001 còn có 300000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo Nghị định 66, đến nay số hộ kinh doanh cá thể trên cả nước có đến hàng triệu hộ cùng với 2971 làng nghề trong cả nước.
Theo ước tính của Bộ kế hoạch và đầu tư trong 5 năm 2001-2005 có 151004 doanh nghiệp của tư nhân đăng ký kinh doanh đưa tổng số doanh nghiệp ở nước ta cuối 2005 lên khoảng 20 vạn.
Số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thời kỳ 1992-2004:
Năm
1992
1994
1995
1996
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
DN
5198
10881
15276
18894
26001
28700
41700
66780
88303
120000
150000
[3: trang 124]
Về vốn đầu tư:
Vốn đầu tư phát triển của khu vực kinh tế tư nhân năm 1996 chỉ đạt mức tăng 3,8% (trong khi mức tăng của cả nước là 14,9%), năm 2003 đã đạt mức tăng 25% cao hơn nhiều so với mức tăng cả nước là 18,4% và cao nhất trong số các thành phần kinh tế. Từ năm 2001 đến cuối 2004 tổng số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung của các Doanh nghiệp kinh tế tư nhân đạt khoảng 197122 tỷ đồng, các trang trại đã thu hút được 11500 tỷ đồng, nhờ đó làm tăng tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội từ 23,5% năm 2001 lên 27,4% năm 2004.
Mức vốn đăng ký trung bình 1 doanh nghiệp tăng nhanh, từ 570 triệu đồng/DN thời kỳ 1991-1999 lên 2015 tỷ đồng năm 2004. Doanh nghiệp có mức vốn đăng ký thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là khoàng 200 tỷ đồng.
Số vốn đăng ký hàng năm của các doanh nghiệp tư nhân thời kỳ 1998-2004:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Số vốn
8520
9790
13780
35575
51284
54212
71788
[3:trang 128]
Về khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu:
Cơ cấu kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân có những thay đổi theo hướng ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực thương mại dịch vụ. Theo điều tra của Viện nghiên cứu Qủan lý kinh tế trung ương, năm 1996 doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm 27%, lĩnh vực vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc chiếm 9%, thương mại dịch vụ chiếm 38,8%, và các lĩnh vực khác chiếm 26%. Năm 2002, cơ cấu ngành nghề của khu vực tư nhân là: sản xuất công nghiệp 20,8%; nông lâm ngư nghiệp 12,4%; vận tải 8,3%; và thương mại dịch vụ 51,9%. Cơ cấu này cho thấy, phần lớn doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, và tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp có xu hướng giảm.
Giải quyết việc làm:
Kinh tế tư nhân góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. tính đến cuối năm 2000, khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút trên 4,6 triệu người lao động, chiếm 70% tổng lao động xã hội trong khu vực sản xuất ngoài nông nghiệp. Nếu so với khu vực kinh tế nhà nước, thì số việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân bằng 1,36 lần. Trong những năm gần đây, lao động trong khu vực tư nhân tăng rất nhanh. So với năm 1996, năm 2000 lao động của tòan khu vực của kinh tế tư nhân tăng 20,1%, trong đó lao động làm việc ở các doanh nghiệp tư nhân tăng 137,6%, ở các hộ cá thể tăng 8,3%. Trong hai năm 2000 và 2001, khu vực kinh tế tư nhân đã giải quyết khoản 650000 đến 750000 việc làm, chiếm khoảng 1/3 số lao động mới tăng thêm hàng năm trong nền kinh tế. Trong tương lai, số lao động trong khu vực kinh tế tư nhân sẽ tăng lên rất nhanh do Luật doanh nghiệp phát huy hiệu quả và do quy mô nhỏ, chi phí đào tạo lao động thấp và tốc độ tăng đột biến của các doanh nghiệp tư nhân.
Hạn chế:
Khu vực kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ, tốc độ đầu tư cầm chừng và có xu hướng giảm tỷ trọng trong nền kinh tế. Có 95% tổng số doanh nghiệp tư nhân là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; số doanh nghiệp dưới 100 triệu đồng chiếm khoảng gần 1/3. 80% doanh nghiệp tư nhân có số lao động dưới 50 người và doanh nghiệp nhà nước quy mô lao động hơn 200 người chiếm hơn 50% tổng số doanh nghiệp. Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng giảm từ 46,7% năm 1990 xuống 26,3% năm 2003 khi Luật doanh nghiệp ra đời.Cơ cấu kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào khu vực kinh tế Nhà nước vốn có hiệu quả đầu tư ngày càng thấp, trong khi những khu vực kinh tế có hiệu quả vốn cao nhất như khu vực kinh tế tư nhân lại chưa được chú trọng.
Mức độ trang bị vốn, lao động của khu vực kinh tế tư nhân nhìn chung còn rất nhỏ. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, các hộ cá thể chỉ có mức vốn là 11,4 triệu đồng/lao động, và các doanh nghiệp tư nhân là 63,2 triệu đồng/lao động. Đa phần vốn tư nhân bỏ ra là để thuê mặt bằng sản xuất, máy móc, các công cụ lao động và đựoc huy động chủ yếu nhờ các nguồn vốn phi chính thức như vay mượn bạn bè, thân thích. Do vậy 90% doanh nghiệp tư nhân là sử dụng công nghệ lạc hậu, hoạt động trên những lĩnh vực cần rút vốn về ngay để quay vòng vốn nhanh. Tại TP. Hồ Chí Minh 37,7% doanh nghiệp tư nhân đang sản xuấtthủ công, 43,2 % bán cơ khí, bán tự động. Tỷ lệ đầu tư thấp nên đóng góp vào ngân sách nhà nước chưa cao.
Nhiều doanh nghiệp tư nhân chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật về lao động, hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm, giờ làm việc… đối với người lao động. Tình trạng trốn thuế, buôn lậu, kinh doanh trái phép vẫn diễn ra tràn lan. Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp, đa số chưa qua các h
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status