Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và những giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chương I _ TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ - 1 -
1.1. Khái niệm và bản chất của HNKTQT - 1 -
1.1.1. Khái niệm - 1 -
1.1.2. Bản chất - 1 -
1.2. Các hình thức HNKTQT - 2 -
1.3. Sự cần thiết HNKTQT đối với Việt Nam - 3 -
1.3.1. Những khó khăn: - 3 -
1.3.2 Những tác động tích cực của hội nhập đối với Việt Nam - 5 -
Chương II _ QUÁ TRÌNH HNKTQT Ở VIỆT NAM - 7 -
2.1. Quá trình hình thành chủ trương HNKTQT - 7 -
2.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về HNKTQT - 7 -
2.1.2 Tiến trình HNKTQT của Việt Nam - 10 -
2.2. Cơ hội và thách thức trong HNKTQT - 12 -
2.2.1 Cơ hội trong HNKTQT - 13 -
2.2.2 Thách thức trong HNKTQT - 16 -
2.3. Thực trạng HNKTQT của nước ta - 19 -
2.3.1 Những mặt được - 19 -
2.3.2 Những yếu kém - 20 -
2.4. Những thành tựu đạt được trong HNKTQT hiện nay - 20 -
Chương III _ CHỦ ĐỘNG HNKTQT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HNKTQT CỦA VIỆT NAM - 23 -
3.1. Chủ động HNKTQT _ một yêu cầu khách quan - 23 -
3.2. Các giải pháp thúc đẩy HNKTQT - 24 -
3.2.1 Nhóm giải pháp về điều chỉnh, kiện toàn chính sách và các biện pháp thực hiện chính sách thương mại - 24 -
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh - 26 -
3.2.3 Nhóm giải pháp hạn chế tác động xấu của quá trình hội nhập - 30 -
3.2.4 Nhóm giải pháp về đào tạo nâng cao kiến thức về hội nhập - 32 -
3.2.5 Bên cạnh đó, là phải cải thiện và bảo vệ môi trường - 34 -
3.2.6 Giải quyết tốt một số vấn đề xã hội - 35 -

MỤC LỤC

Chương I _ TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ - 1 -
1.1. Khái niệm và bản chất của HNKTQT - 1 -
1.1.1. Khái niệm - 1 -
1.1.2. Bản chất - 1 -
1.2. Các hình thức HNKTQT - 2 -
1.3. Sự cần thiết HNKTQT đối với Việt Nam - 3 -
1.3.1. Những khó khăn: - 3 -
1.3.2 Những tác động tích cực của hội nhập đối với Việt Nam - 5 -
Chương II _ QUÁ TRÌNH HNKTQT Ở VIỆT NAM - 7 -
2.1. Quá trình hình thành chủ trương HNKTQT - 7 -
2.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về HNKTQT - 7 -
2.1.2 Tiến trình HNKTQT của Việt Nam - 10 -
2.2. Cơ hội và thách thức trong HNKTQT - 12 -
2.2.1 Cơ hội trong HNKTQT - 13 -
2.2.2 Thách thức trong HNKTQT - 16 -
2.3. Thực trạng HNKTQT của nước ta - 19 -
2.3.1 Những mặt được - 19 -
2.3.2 Những yếu kém - 20 -
2.4. Những thành tựu đạt được trong HNKTQT hiện nay - 20 -
Chương III _ CHỦ ĐỘNG HNKTQT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HNKTQT CỦA VIỆT NAM - 23 -
3.1. Chủ động HNKTQT _ một yêu cầu khách quan - 23 -
3.2. Các giải pháp thúc đẩy HNKTQT - 24 -
3.2.1 Nhóm giải pháp về điều chỉnh, kiện toàn chính sách và các biện pháp thực hiện chính sách thương mại - 24 -
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh - 26 -
3.2.3 Nhóm giải pháp hạn chế tác động xấu của quá trình hội nhập - 30 -
3.2.4 Nhóm giải pháp về đào tạo nâng cao kiến thức về hội nhập - 32 -
3.2.5 Bên cạnh đó, là phải cải thiện và bảo vệ môi trường - 34 -
3.2.6 Giải quyết tốt một số vấn đề xã hội - 35 -






Chương I _ TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm và bản chất của HNKTQT
1.1.1. Khái niệm
HNKTQT là một thuật ngữ đã có từ lâu, nhưng cho đến nay vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau:
Có ý kiến cho rằng HNKTQT là quá trình các quốc gia tiến hành xây dựng, thương lượng, ký kết và tuân thủ các cam kết song phương, đa phương. Lại có ý kiến cho rằng HNKTQT là quá trình loại bỏ dần các hàng rào thương mại quốc tế và di chuyển các nhân tố sản xuất giữa các nước.
Tuy còn có những quan điểm khác nhau nhưng hiện nay khái niệm tương đối phổ biến và được nhiều nước chấp nhận là: HNKTQT là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia và các tổ chức kinh tế khu vực, toàn cầu trong đó mỗi thành viên đều phải chịu một số ràng buộc theo qui định chung của khối. Là quá trình thực hiện tự do hoá thương mại và thực hiện cải cách toàn diện theo hướng mở cửa thị trường trên cơ sở tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế. Từ đó đem lại nhiều cơ hội thuận lợi như hàng hoá xuất khẩu có thể tiếp cận thị trường tốt hơn, thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn và nhiều lợi ích gián tiếp khác, đi liền với cạnh tranh quốc tế gay gắt, tăng dần hiệu quả kinh tế theo quy mô.
Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan trong thế giới ngày nay khi mà làn sóng toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt dưới sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ.
1.1.2. Bản chất
HNKTQT là sự đan xen, gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và thế giới, vừa hợp tác vừa đấu tranh để phát triển. Trong bối cảnh hiện nay, HNKTQT không chỉ đơn thuần giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở rộng ra tất cả lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế thương mại, nhằm mục đích mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối với trao đổi thương mại, đầu tư theo hướng tự do hóa kinh tế.
Hội nhập kinh tế một mặt tạo điều kiện thuận lợi mới cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mặt khác buộc các doanh nghiệp phải có những đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường.
HNKTQT tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công cuộc cải cách ở các quốc gia, nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với nước thành viên trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các chính sách và cách quản lý vĩ mô.
HNKTQT tạo dựng các nhân tố, điều kiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ phát triển ngày càng cao, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại.
HNKTQT chính là sự khai thông các dòng chảy nguồn lực trong, ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường chuyển giao công nghệ, các kinh nghiệm quản lý.
1.2. Các hình thức HNKTQT
Các nền kinh tế khác nhau thực hiện sự hội nhập qua các hoạt động mậu dịch và hợp tác trong chính sách, biện pháp kinh tế khác nhau. Về cơ bản có thể chia theo những hình thức sau đây:
1) Hội nhập theo thị trường, là sự hội nhập kinh tế khu vực thông qua hay thúc đẩy bằng các hoạt động kinh doanh. Điều này có thể xảy ra mà không cần đến một khuôn khổ hội nhập liên chính phủ. Ví như việc giá xăng dầu của VN đang từng bước tiến tới “hội nhập với giá thế giới” để khắc phục những khiếm khuyết của loại giá bao cấp hiện nay, và theo dự tính của chính phủ, đến hết năm 2008 sẽ hoàn thành lộ trình này. (Báo Đầu tư ngày 22/11/2007)
2) Hội nhập theo chính sách, là sự hội nhập kinh tế khu vực được thúc đẩy thông qua một thoả thuận chính thức, thường là thông qua một thỏa thuận thương mại khu vực ưu đãi. Điều này có thể dễ dàng đưa ra ví dụ thông qua việc chúng ta tham gia vào các tổ chức kinh tế gần đây như ASEM, APEC, WTO …
Bên cạnh đó tuỳ theo trình độ sâu, nông, mà có thể chia ra thành:
1) Hội nhập sâu là sự kết hợp các hệ thống chính sách quốc gia của hai hay nhiều nước mà theo truyền thống các hệ thống chính sách đó hoàn toàn thuộc thẩm quyền của chính phủ quốc gia. Hệ thống chính sách này bao gồm chính sách cạnh tranh, tiêu chuẩn kĩ thuật, trợ cấp, chính sách tài chính - tiền tệ, các quy chế và giám sát các tổ chức tài chính, các vấn đề môi trường, việc mua sắm của chính phủ và một số chính sách khác. Cộng đồng Châu Âu (EC) là khu vực tiến xa nhất trong quá trình hội nhập sâu. Gần đây, EC đã thông qua việc thành lập một thị trường thống nhất và thực hiện các biện pháp đề ra trong Hiệp ước Maxtơrich. Ngoài ra, NAFTA cũng là một ví dụ về hội nhập sâu hiện nay.
2) Trái lại, là hình thức hội nhập nông thể hiện trong các hình thức hội nhập từ khu vực thương mại tự do. Trong hình thức hội nhập nông, mỗi nước thành viên vẫn tự do duy trì các chính sách khác của nước mình. Tuy vậy, hội nhập nông cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình hợp tác hài hòa, cân đối chính sách.
Xét theo sự hội nhập các công ti, thì có 2 cách:
1) Hội nhập dọc khi các xí nghiệp, công ti sản xuất ra các sản phẩm ở các công đoạn khác nhau và nối tiếp nhau của một dây chuyền sản xuất hay của một sản phẩm hoàn chỉnh
2) Hội nhập ngang khi sản phẩm của các công ti ở cùng một công đoạn sản xuất.

7nn6YOaaJcK9l1f
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status