Phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước sông Tô Lịch - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1. Giới thiệu chung về sông Tô Lịch. 2
1.1.1 Lịch sử sông Tô Lịch. 2
1.1.2 Tình trạng ô nhiễm sông Tô Lịch. 3
1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải chủ yếu. [2] 4
1.2.1 Các chỉ tiêu vật lí. 4
1.2.1.1 Màu sắc. 4
1.2.1.2 Mùi vị. 5
1.2.1.3 Độ đục. 5
1.2.1.4 Nhiệt độ. 6
1.2.1.5 Chất rắn trong nước. 6
1.2.1.6 Độ dẫn điện. 7
1.2.2 Một số chỉ tiêu hoá học và sinh hoc. 8
1.2.2.1 Độ Axít. 8
1.2.2.2 Độ kiềm. 8
1.2.2.3 Độ cứng của nước. 9
1.2.2.4. Độ pH. 9
1.2.2.5. Chỉ tiêu oxi hoà tan DO (disolved oxygen). 10
1.2.2.6. Chỉ số BOD (nhu cầu oxi sinh hoá - Biochemical Oxygen Demand) 10
1.2.2.7. Chỉ số COD (nhu cầu oxi hoá học - Chemical Oxygen Demand). 11
1.2.2.8 Tổng cacbon hữu cơ TOC ( Total organic carbon). 11
1.2.2.9 Tổng nitơ kendan (TN) (Total nitrogen). 12
1.2.2.10 Tổng photpho TP( Total phosphorous). 12
1.2.2.11. Chỉ tiêu vi sinh. 12
PHẦN II: THỰC NGHIỆM 15
2.1 Hoá chất dụng cụ: 15
2.1.1 Hoá chất: 15
2.1.2 Thiết bị và dụng cụ: 16
2.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu. 16
2.2.1 Nội dung nghiên cứu. 16
2.2.2 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước tiêu biểu. 16
2.2.2.1 Xác định BOD (Biochemical Oxygen Demand ) 16
2.2.2.2 Xác định COD (Chemical Oxygen Demand) 18
2.2.2.4 Xác định tổng Phospho [1]. 22
2.2.2.5 Xác định SS (Suspendel solids). 23
PHẦN 3: MỘT SỐ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 25
3.1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu. 25
3.2 Sơ đồ địa điểm lấy mẫu phân tích nước sông Tô Lịch. 25
3.3 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước. 27
3.3.1 Kết quả phân tích COD. 27
3.3.2 Kết quả phân tích Phospho tổng 27
3.3.3 Kết quả phân tích tổng Nitơ . 28
3.4 Nhận xét 29
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

MỞ ĐẦU

Sông Tô Lịch vốn là con sông thiên nhiên, nhánh của sông Hồng, là một trong những sông nổi tiếng tại thủ đô Hà Nội. Xưa kia khi nhắc tới sông Tô Lịch người ta nghĩ ngay đến hình ảnh con sông hiền hoà, sạch sẽ, mát mẻ, là nơi mà vua chúa thường du ngoạn để thư giãn giải trí. Vẻ đẹp đó đã được ghi lại bằng thơ ca lưu truyền cho đến ngày nay. Nhưng giờ đây, điều đó không còn nữa, nhắc đến Tô Lịch là ai ai cung nhớ đến một cái “cống khổng lồ” với dòng nước đen ngòm và mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Cùng với các con sông khác tại Hà Nội, sông Tô Lịch đang kêu cứu.
Ngày nay cùng quá trình đô thị hoá vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước đã, đang và sẽ là những thách thức với sự phát triển và tồn vong của xã hội loài người nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để phát triển một cách bền vững, con người luôn phải tìm các biện pháp cải tiến công nghệ sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, và khi đã xảy ra ô nhiễm môi trường thì phải xử lý một cách triệt để.
Đứng trước những thách thức đó, các cơ quan nhà nước ta đã bắt đầu có những biện pháp nhằm lấy lại hình ảnh trước kia của các con sông đã bị ô nhiễm. Sông Tô Lịch sẽ trong sạch như xưa!" Đó là phát biểu của tiến sĩ Trần Hồng Hà - Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường - ngay sau khi Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải ký văn bản thành lập dự án Uỷ ban Lưu vực sông Nhuệ - Đáy để triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường và cải tạo những dòng sông này.
Xuất phát từ thực tế đó, nhiệm vụ niên luận của tui là: Phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước sông Tô Lịch. tui hy vọng với những kết quả thực nghiệm thu được sẽ cho thấy rõ hơn về tình hình ô nhiễm hiện nay của sông T ô Lịch.
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giới thiệu chung về sông Tô Lịch.
1.1.1 Lịch sử sông Tô Lịch.
Sông Tô vốn là con sông thiên nhiên, nhánh của sông Hồng, mang dòng nước phù sa của sông Hồng tưới nhuần và bồi đắp cho ruộng đồng Thọ Xương, Vĩnh Thuận là các huyện nội thành Hà Nội cùng với đồng ruộng hai huyện ngoại thành là Từ Liêm, Thanh Trì và một vài xã của huyện Thanh Oai (Hà Tây) khi nó dồn nước vào sông Nhuệ. Con sông ấy thủa xưa đầy ắp nước, lòng sông rộng, chảy từ Hà Khẩu, phía nam Ô Quan Chưởng cạnh chợ Gạo ngày nay chảy lên phía Bắc qua Thụy Khuê đến địa phận làng Hồ Khẩu thì tiếp nhận thêm nước sông Hồng qua Hồ Tây, qua cửa Hồ, chảy nhập vào với sông Tô, chảy lên ngã ba chợ Bưởi nhập dòng với sông Thiên Phù tạo thành bến Giang Tân tấp nập thuyền mành qua lị. Đến đó, sông rẽ sang phía Tây tới Cầu Giấy thì chia làm hai nhánh. Một xuống phía Nam, qua Cống Vị, Giảng Võ... một chảy qua Từ Liêm, Thanh Trì chảy vào sông Nhuệ qua ngã ba Hà Liễu. Sông mang tên một thủ lĩnh được thờ là Thành Hoàng đất Long Đỗ, gọi là Tô Lịch. Sông còn có nhiều tên khác như: Lai Tô, Lương Bái, Địa Bảo. Các tên đó có tên do dân gian đặt, có tên do bọn phong kiến xâm lược áp đặt, nhưng tên Tô Lịch đã đi vào lịch sử, âm vang lên từ thế kỷ thứ 6 khi Lý Nam Đế dùng tre gỗ đắp thành Tô Lịch đánh quân Lương, xưng đế lập quốc hiệu là nước Vạn Xuân.
Con sông ấy đã tận tuỵ với người Hà Nội từ buổi lập xóm làng đầu tiên và cũng là con sông lưu giữ dấu tích của Lý Nam Đế, người anh hùng chống xâm lược đã dựng lên một Nhà nước độc lập đầu tiên trên đất Hà Nội cổ, trước khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra gần 500 năm. Nhà nước ấy gọi là Nhà nước Vạn Xuân, tuy tồn tại lại không được bao lâu trong lịch sử nhưng nó đã một thời lừng lẫy. Người lập ra nó đã dám xứng đế, đặt nhà nước của mình ngang hàng với các triều đại Hán, Đường của Trung Quốc.
1.1.2 Tình trạng ô nhiễm sông Tô Lịch.
Có thể khằng định rằng cho đến thời điểm hiện nay hầu hết các con sông chảy trong nội thành và một số con sông ở ngoại thành Hà Nội đang lâm vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Tốc độ đô thị hóa, quy hoạch xây dựng thiếu đồng bộ, cộng với sự thiếu ý thức của người dân sống gần các con sông đã tạo ra sự ô nhiễm nặng nề. Điều này chúng ta có thể nhận thấy ngay bằng trực giác về màu nước của một số con sông được “liệt” vào mức độ ô nhiễm tiêu biểu…
Sông Tô Lịch là nơi tiếp nhận chính nước mưa và đủ loại nước thải chưa qua xử lý của thành phố (nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, thậm chí cả nước thải công nghiệp...) và cả nước bẩn từ sông Kim Ngưu, sông Lừ nhập vào. Đến nay con sông thiên nhiên hữu tình ấy đã thành một dòng nước thải xú uế nồng nặc mùi hôi. Màu nước quanh năm suốt tháng đen đục. Bị ô nhiễm nặng nhất là đoạn sông chạy dọc đường Láng xuống đến Ngã Tư Sở. Hàng ngày đoạn sông này vẫn phải hứng chịu khối lượng nước thải của rất nhiều các nhà máy, xí nghiệp, các chợ quanh đó đổ ra. Bên cạnh gần chục nhánh sông nhỏ từ các phường trong nội thành chảy ra, nước thải của các hộ dân sinh sống ở các phường quanh đó cũng vẫn ngày đêm chảy ì ạch, len lỏi qua các đường ống dẫn nước chằng chịt đổ ra sông.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội thì đến nay lượng nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường mới chỉ đạt khoảng 6% tổng lượng nước thải của thành phố. Ngoài ra, nước thải sản xuất công nghiệp, nước thải của các bệnh viện và các cơ sở dịch vụ chứa nhiều chất ô nhiễm phần lớn chưa qua xử lý cũng là yếu tố trực tiếp gây ô nhiễm nguồn nước của các con sông.
Hiện tại, toàn thành phố mới có 40 cơ sở sản xuất công nghiệp, 29 cơ sở dịch vụ và 5 bệnh viện có trạm xử lý nước thải. Và con số các nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm môi trường thành phố đã lên xấp xỉ tới 500 nhà máy, xí nghiệp. Một trong những chất thải gây ô nhiễm nặng nhất là nguồn nước thải. Điều đáng nói là đến tận thời điểm này, vẫn chỉ có hơn 10% trên tổng số những nhà máy có lượng nước thải lớn là có trạm xử lý, mặc dù cũng không đạt tiêu chuẩn quy định.
Một nguyên nhân nữa cũng được coi là thủ phạm gây ra tình trạng ô nhiễm đó là ý thức vô trách nhiệm của không ít những người dân sinh sông gần các con sông đó. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những đống rác thải, phế thải to đùng của người dân đổ vô tội vạ xuống sông.
Đã đến lúc chúng ta cần hành động ngay để cứu các con sông này. Trước tiên là cần có sự liên kết giữa các ban ngành chức năng có liên quan mà ở đây là sở Tài Nguyên & Môi Trường Nhà Đất và Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường thành phố Hà Nội, cần tìm ra những giải pháp tích cực để cải tạo, khắc phục tình trạng ô nhiễm ở các con sông. Bên cạnh đó Công ty môi trường đô thị cũng cần có những chiến dịch nạo vét, tu sửa, thu gom rác thải…Và cần nhất là đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho những hộ dân sống gần các con sông về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và bảo vệ nguồn nước.

J41VKh38sHK0k2x
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status